Mỹ cần làm gì để thuyết phục Triều Tiên quay lại bàn đàm phán?

Các nhà nghiên cứu gần đây cho rằng những biện pháp trừng phạt của cộng đồng quốc tế nhằm vào Triều Tiên nên được duy trì nhưng không có nghĩa là thiếu vắng "sự linh hoạt."
Hình ảnh vệ tinh chụp cơ sở hạt nhân Yongbyon, cách thủ đô Bình Nhưỡng của Triều Tiên 100km về phía Bắc. (Nguồn: EPA/TTXVN)

Theo một bài viết trên tờ Jakarta Post số ra mới đây, các nhà nghiên cứu gần đây cho rằng những biện pháp trừng phạt của cộng đồng quốc tế nhằm vào Triều Tiên nên được duy trì nhưng không có nghĩa phải thiếu vắng "sự linh hoạt."

Việc dỡ bỏ các biện pháp trừng phạt song song với việc phá hủy chương trình hạt nhân của Triều Tiên sẽ là con đường mà chính quyền Bình Nhưỡng lựa chọn.

Trước mắt, Mỹ có thể gỡ bỏ lệnh cấm xuất khẩu đối với các mặt hàng như gỗ, dệt may và hải sản. Điều này một phần là để thuyết phục Triều Tiên quay trở lại đàm phán về chương trình hạt nhân của mình.

Bên cạnh đó, động thái này cũng có nghĩa là một đòn bẩy để đảm bảo quá trình giải quyết vấn đề hạt nhân của Triều Tiên có những bước tiến.

Trong trường hợp không có sự quyết tâm rõ ràng của Triều Tiên, nhiều khả năng Mỹ sẽ khôi phục những biện pháp trừng phạt (nếu đã bị gỡ bỏ thay vì đình chỉ).

Thực tế cho thấy chính quyền của Tổng thống Mỹ Donald Trump hiểu rằng việc loại bỏ các biện pháp trừng phạt mà không có biện pháp khôi phục sẽ có nguy cơ đạt đến "điểm cân bằng" - điều mà Triều Tiên hài lòng với mức độ giảm nhẹ trừng phạt và quyết định cắt giảm một phần các chương trình vũ khí là một lựa chọn tốt hơn so với việc từ bỏ hoàn toàn và cuối cùng đạt được việc gỡ bỏ các lệnh trừng phạt hoàn toàn.

Do vậy, Mỹ sẽ cần các lựa chọn nếu quá trình này diễn ra song song.

Để tránh đạt đến điểm cân bằng đó, về cơ bản, có 3 cách mà chính quyền Trump có thể tiến hành trong việc đưa ra biện pháp mà không cần dỡ bỏ lệnh trừng phạt: Từ bỏ các biện pháp trừng phạt song phương của Mỹ; tạo ra một ngoại lệ đối với các lệnh trừng phạt của Liên hợp quốc thông qua Ủy ban 1718; từ bỏ các lệnh trừng phạt của Liên hợp quốc.

Để đổi lấy một số bước đi nhất định của Triều Tiên, chính quyền Trump có thể từ bỏ một hoặc nhiều lệnh trừng phạt của Mỹ đối với Triều Tiên. Do hầu hết các hoạt động kinh tế giữa Mỹ và Triều Tiên đều bị cấm vì các lệnh trừng phạt của Mỹ gắn liền với vi phạm nhân quyền, buôn bán ma túy, chương trình hạt nhân và tên lửa cũng như các hoạt động kinh tế và tài chính bất hợp pháp...

Thương mại giữa Mỹ và Triều Tiên chỉ giới hạn trong viện trợ lương thực và các hình thức hỗ trợ nhân đạo khác. Đầu tư mới của Mỹ vào Triều Tiên đều bị cấm.

[Nghị sỹ Mỹ kêu gọi đẩy mạnh thực thi biện pháp trừng phạt Triều Tiên]

Các quan chức Mỹ tại các tổ chức tài chính quốc tế (IFI) được yêu cầu phản đối các nỗ lực cung cấp viện trợ tài chính cho Triều Tiên.

Du lịch giữa hai nước cũng bị hạn chế rất nhiều vì Mỹ yêu cầu cấp hộ chiếu đặc biệt cho công dân mình để đến Triều Tiên và trong khi công dân Triều Tiên bị hạn chế đến Mỹ.

Có lẽ bước đơn giản nhất đối với chính quyền Trump là làm việc thông qua Ủy ban 1718 của Liên hợp quốc để cung cấp quyền miễn trừ cho một số dự án kinh tế cụ thể.

Trước đây, Mỹ đã làm việc với Ủy ban 1718 để được hỗ trợ nhân đạo cho hoạt động thi đấu thể thao liên Triều, đoàn tụ gia đình ly tán và các dự án hợp tác liên Triều (như khảo sát tuyến đường sắt) diễn ra cuối năm 2018...

Triều Tiên và Hàn Quốc đã bày tỏ sự quan tâm đến việc thúc đẩy các dự án liên Triều. Nhà lãnh đạo Kim Jong-un bày tỏ mong muốn mở lại Khu công nghiệp chung Kaesong và tiếp tục tour du lịch núi Kumgang, nhấn mạnh cả hai dự án này là một hình thức cứu trợ mà Triều Tiên có thể chấp nhận trong bất kỳ thỏa thuận nào.

Cũng có ý kiến cho rằng một thỏa thuận có thể liên quan đến việc cho phép một hoặc cả hai dự án trên tiếp tục đổi lấy việc phá hủy tổ hợp hạt nhân Yongbyon.

Mặc dù chính quyền Trump có thể miễn cưỡng chấp nhận cho các dự án lớn của Hàn Quốc là cách để cung cấp viện trợ nếu được thực hiện theo trình tự thích hợp.

Việc loại bỏ vĩnh viễn một hoặc nhiều lệnh trừng phạt của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc sẽ là không khả thi nên cách tốt nhất để xử lý các biện pháp trừng phạt sẽ là cung cấp "miễn trừ tái tạo."

Theo cách tiếp cận này, Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc sẽ đồng ý từ bỏ các biện pháp trừng phạt trong một khoảng thời gian giới hạn và khiến cho việc gia hạn miễn trừ tiếp tục để Triều Tiên tiến hành phá hủy các chương trình sản xuất vũ khí hạt nhân bị Liên hợp quốc trừng phạt trước đây.

Cụ thể: Bước đầu cho phép Triều Tiên xuất khẩu các sản phẩm bị cấm và tăng giới hạn hiện. Liên hợp quốc có thể cho phép xuất khẩu hải sản - vốn đóng vai trò là mặt hàng chủ lực của Triều Tiên mà trước đây bị cấm.

Tuy nhiên, bất kỳ sự "từ bỏ" nào cũng bị giới hạn về "thời gian." Ngoài ra, Liên hợp quốc có thể cho phép Triều Tiên tăng mức nhập khẩu xăng dầu. Mỹ và Liên hợp quốc điều biết về các hoạt động buôn lậu xăng dầu của chính quyền Bình Nhưỡng.

Năm 2018, Triều Tiên có thể đã sử dụng các giao dịch chuyển hàng bằng tàu để buôn lậu trong khoảng từ 800.000 đến 1,4 triệu thùng dầu.

Mỹ có thể thúc đẩy tái cơ cấu từ mức giới hạn 500.000 thùng/năm hiện tại để tăng thêm 1/4 cho năm 2019 và năm 2020 - điều này tùy thuộc vào tiến trình phá dỡ các cơ sở hạt nhân của Triều Tiên. 

Vừa cứu trợ vừa áp dụng biện pháp trừng phạt song phương của Mỹ có thể sẽ mang lại một số lợi ích cho Triều Tiên trong giai đoạn đầu của việc phá dỡ chương trình hạt nhân.

Mỹ và Triều Tiên không phải là đối tác thương mại quan trọng từ trước. Nới lỏng các hoạt động thương mại tại thời điểm này sẽ khó có nhiều giao dịch bổ sung ngay cả khi các hạn chế thương mại được gỡ bỏ.

Một nền kinh tế phi thị trường của Triều Tiên sẽ phải đối mặt với mức thuế cao nhất của Mỹ đối với hàng xuất khẩu của mình.

Xóa bỏ các lệnh cấm hỗ trợ tại các ngân hàng phát triển quốc tế sẽ giúp rất ít cho Triều Tiên trong thời gian tới vì phải mất nhiều năm để đáp ứng các yêu cầu cần thiết để đủ điều kiện nhận hỗ trợ từ các IFI như Ngân hàng Thế giới (WB) hoặc Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB).

Những vấn đề liên quan khác cũng rất phức tạp vì các biện pháp trừng phạt của Mỹ đối với Triều Tiên như liên quan đến quyền con người và an ninh mạng, như việc lệnh trừng phạt của Mỹ nghiêm cấm nhập khẩu hàng hóa được sản xuất tại các trại lao động của Triều Tiên.

Triều Tiên thực hiện các bước để cải thiện quyền con người và cho phép minh bạch hơn nhưng điều này cũng khó chứng minh rằng hàng hóa được làm ra bằng lao động bình thường chứ không phải do bị cưỡng bức.

Mặt khác, Triều Tiên muốn trả lại quyền truy cập vào hệ thống tiền tệ Mỹ và ngay cả các dự án liên Triều muốn triển khai cũng cần được Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc gỡ bỏ các biện pháp trừng phạt tài chính.

Những vấn đề này sẽ buộc chính quyền Trump phải đối mặt với sự thúc giục mạnh mẽ tại quốc hội là có thể chọn lùi lại bất kỳ sự miễn trừ trừng phạt nào nếu Triều Tiên không đảm bảo đầy đủ việc phá dỡ chương trình hạt nhân, vấn đề an ninh mạng và nhân quyền.

Lệnh trừng phạt song phương có thể có ý nghĩa nhất là việc Mỹ bỏ một số điểm như cấm các công dân Triều Tiên đầu tư vào Mỹ.

Triều Tiên sẽ cần đầu tư bên ngoài để tăng trưởng kinh tế trước khi đủ điều kiện nhận hỗ trợ từ bất kỳ IFI nào. Đầu tư tư nhân có thể giúp chuẩn bị để xây dựng lại cơ sở hạ tầng và bắt đầu tăng trưởng xuất khẩu.

Thời gian tới, các lệnh trừng phạt như cấm các ngân hàng phát triển quốc tế cấp vốn cho Triều Tiên hoặc cấm họ mua đất mở đại sứ quán có thể cần được miễn, nhưng những lệnh trừng phạt này sẽ được quốc hội chấp thuận hoặc loại bỏ vào cuối quá trình thay vì ở giai đoạn đầu như hiện nay.

Nếu Mỹ từ bỏ các dự án Liên Triều, có lẽ tốt nhất là cho phép đẩy mạnh du lịch ở Núi Kumgang. Du lịch không bị cấm theo lệnh trừng phạt của Liên hợp quốc và các công ty Trung Quốc đã tham gia hoạt động du lịch ở Triều Tiên.

Đây sẽ là dự án liên Triều đơn giản nhất để mở cửa trở lại và nếu việc phá dỡ bị đình trệ sẽ dễ dàng tạm dừng hơn Kaesong cho đến khi Triều Tiên tiếp tục thực hiện nghĩa vụ của mình.

Với những lý do kể trên, giải pháp tốt nhất có thể là cung cấp "quyền miễn trừ giới hạn thời gian" đối với các biện pháp trừng phạt cụ thể của Liên hợp quốc và hoàn toàn có thể tiếp tục được gia hạn.

Điều này mang lại động lực cho Triều Tiên tiến lên thực hiện nghĩa vụ của mình, nhưng cho phép Mỹ có thể áp dụng lại các biện pháp trừng phạt nếu Triều Tiên không tuân thủ nghĩa vụ đã cam kết.

Điều này cũng góp phần xóa bỏ những căng thẳng có thể nảy sinh trong liên minh Mỹ-Hàn nếu ngay từ đầu trong quá trình Triều Tiên phải từ bỏ các cam kết của mình và khu công nghiệp chung Kaesong hoặc khu nghỉ dưỡng núi Kumgang cần phải "bị" đóng cửa trở lại./.

(Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục