Ngày 15/12, Mỹ cam kết sẽ hợp tác chặt chẽ với Nhật Bản và châu Âu nhằm giải quyết các nguy cơ khủng hoảng nguồn cung đất hiếm trong bối cảnh Trung Quốc đang chiếm lĩnh đầu ra toàn cầu đối với loại khoáng sản này.
Trong báo cáo Chiến lược Nguyên liệu Quan trọng (CMS), Bộ Năng lượng Mỹ đề xuất một gói các giải pháp giúp loại bỏ nguy cơ đánh mất nguồn cung đất hiếm, trong đó Washington đề ra các bước đi nhằm khai thác, tinh chế và sản xuất ở Mỹ cũng như đa dạng hóa nguồn cung đất hiếm trên toàn cầu.
Đất hiếm chứa các nguyên tố hết sức quan trọng cho ngành công nghệ chế tạo sản phẩm công nghệ cao như xe hybrid và điện thoại di động.
Báo cáo CMS cho biết: “Để xóa bỏ nguy cơ đánh mất nguồn cung, việc đa dạng hóa nguồn cung nguyên liệu là hết sức cần thiết. Các nguyên liệu đất hiếm trên thực tế không hề hiếm."
Mỹ nhấn mạnh rằng đất hiếm có thể được tìm thấy ở nhiều nước trong đó có Mỹ, Canada và Australia. Tuy nhiên, hơn 95% sản phẩm kim loại hiếm này có chứa dysprosi, neodymi, terbi, europi và yttri hiện đều có ở Trung Quốc.
Theo bản chiến lược này, Washington cam kết sẽ “hợp tác chặt chẽ với các đối tác quốc tế, trong đó có Nhật Bản và châu Âu, để giảm nguy cơ tổn thương do đánh mất nguồn cung và giải quyết nhu cầu nguyên liệu.” Mỹ cũng sẽ đồng thời tăng cường khả năng thu thập thông tin về vấn đề này.
Vấn đề đất hiếm đã thu hút mối quan tâm của quốc tế do Trung Quốc tạm ngừng xuất khẩu đất hiếm sang Nhật Bản sau vụ đụng độ giữa tàu đánh cá Trung Quốc với Lực lượng Bảo vệ Bờ biển Nhật Bản (JCG) gần khu vực quần đảo tranh chấp Senkaku (Trung Quốc gọi là Điếu Ngư) hồi tháng Chín vừa qua.
Trên thực tế, 90% đất hiếm dùng trong sản xuất của Nhật Bản là bắt nguồn từ Trung Quốc.
Theo báo cáo, Mỹ cũng có mục tiêu phát triển các vật liệu thay thế nhằm giải quyết tình trạng khan hiếm nguyên liệu đất hiếm.
Việc xúc tiến tái chế và sử dụng hiệu quả hơn đất hiếm có thể thu hẹp đáng kể khoảng cách giữa cung và cầu đất hiếm và các vật liệu quan trọng khác trên toàn cầu. Bộ Năng lượng Mỹ cho biết sẽ sớm cập nhật chiến lược này vào cuối năm 2011.
Trong khi đó, một quan chức Trung Quốc cấp cao - tham gia hai ngày đàm phán thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc ở Washington - cho biết Bắc Kinh đã giảm lượng xuất khẩu đất hiếm để bảo vệ môi trường.
Vị quan chức này nói: “Lo ngại về môi trường là lý do duy nhất buộc Trung Quốc giảm lượng xuất khẩu đất hiếm.” Ông này cho biết thêm Bắc Kinh không bao giờ hạn chế xuất khẩu nguyên liệu cho bất cứ nước nào.
Nhấn mạnh rằng việc sản xuất đất hiếm của Trung Quốc chiếm tới 90% thị trường thế giới trong suốt 15 năm qua, vị quan chức trên khẳng định Trung Quốc đã giảm từ 43% xuống còn 31% trữ lượng đất hiếm.
Bắc Kinh cho rằng nhiều nước có trong tay dự trữ đất hiếm nhưng đến nay họ vẫn chưa đụng chạm đến nguồn lợi này.
Trong một diễn biến khác, Trung Quốc có kế hoạch tăng thuế đánh vào một số mặt hàng xuất khẩu đất hiếm trong năm 2011 trong một động thái nhằm hạn chế xuất kim loại quý hiếm bên ngoài nước này.
Tờ China Daily ngày 15/12 cho biết Bộ Tài chính Trung Quốc đã ra một tuyên bố cho biết sẽ tăng cường nghĩa vụ xuất khẩu đất hiếm kể từ ngày 1/1/2011. Bộ này không nêu rõ liệu đất hiếm sẽ bị tác động ra sao sau quyết định trên và mức thuế suất sẽ là bao nhiêu.
Cùng ngày, Bộ Thương mại Trung Quốc cam kết Trung Quốc sẽ "hành động có trách nhiệm" trong hợp tác quốc tế trong vấn đề khai thác đất hiếm và đảm bảo đáp ứng các nhu cầu cơ bản đối với các nguyên liệu cho công nghệ cao này.
Tân Hoa xã dần lời người phát ngôn Bộ Thương mại Trung Quốc Diêu Kiên khẳng định Bộ này đang hợp tác với các bộ, ban, ngành để quyết định quota đất hiếm vào năm 2011. Ông Diêu khẳng định Trung Quốc giảm khai thác, sản xuất và xuất khẩu là nằm trong nỗ lực thúc đẩy phát triển bền vững và bảo vệ môi trường./.
Trong báo cáo Chiến lược Nguyên liệu Quan trọng (CMS), Bộ Năng lượng Mỹ đề xuất một gói các giải pháp giúp loại bỏ nguy cơ đánh mất nguồn cung đất hiếm, trong đó Washington đề ra các bước đi nhằm khai thác, tinh chế và sản xuất ở Mỹ cũng như đa dạng hóa nguồn cung đất hiếm trên toàn cầu.
Đất hiếm chứa các nguyên tố hết sức quan trọng cho ngành công nghệ chế tạo sản phẩm công nghệ cao như xe hybrid và điện thoại di động.
Báo cáo CMS cho biết: “Để xóa bỏ nguy cơ đánh mất nguồn cung, việc đa dạng hóa nguồn cung nguyên liệu là hết sức cần thiết. Các nguyên liệu đất hiếm trên thực tế không hề hiếm."
Mỹ nhấn mạnh rằng đất hiếm có thể được tìm thấy ở nhiều nước trong đó có Mỹ, Canada và Australia. Tuy nhiên, hơn 95% sản phẩm kim loại hiếm này có chứa dysprosi, neodymi, terbi, europi và yttri hiện đều có ở Trung Quốc.
Theo bản chiến lược này, Washington cam kết sẽ “hợp tác chặt chẽ với các đối tác quốc tế, trong đó có Nhật Bản và châu Âu, để giảm nguy cơ tổn thương do đánh mất nguồn cung và giải quyết nhu cầu nguyên liệu.” Mỹ cũng sẽ đồng thời tăng cường khả năng thu thập thông tin về vấn đề này.
Vấn đề đất hiếm đã thu hút mối quan tâm của quốc tế do Trung Quốc tạm ngừng xuất khẩu đất hiếm sang Nhật Bản sau vụ đụng độ giữa tàu đánh cá Trung Quốc với Lực lượng Bảo vệ Bờ biển Nhật Bản (JCG) gần khu vực quần đảo tranh chấp Senkaku (Trung Quốc gọi là Điếu Ngư) hồi tháng Chín vừa qua.
Trên thực tế, 90% đất hiếm dùng trong sản xuất của Nhật Bản là bắt nguồn từ Trung Quốc.
Theo báo cáo, Mỹ cũng có mục tiêu phát triển các vật liệu thay thế nhằm giải quyết tình trạng khan hiếm nguyên liệu đất hiếm.
Việc xúc tiến tái chế và sử dụng hiệu quả hơn đất hiếm có thể thu hẹp đáng kể khoảng cách giữa cung và cầu đất hiếm và các vật liệu quan trọng khác trên toàn cầu. Bộ Năng lượng Mỹ cho biết sẽ sớm cập nhật chiến lược này vào cuối năm 2011.
Trong khi đó, một quan chức Trung Quốc cấp cao - tham gia hai ngày đàm phán thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc ở Washington - cho biết Bắc Kinh đã giảm lượng xuất khẩu đất hiếm để bảo vệ môi trường.
Vị quan chức này nói: “Lo ngại về môi trường là lý do duy nhất buộc Trung Quốc giảm lượng xuất khẩu đất hiếm.” Ông này cho biết thêm Bắc Kinh không bao giờ hạn chế xuất khẩu nguyên liệu cho bất cứ nước nào.
Nhấn mạnh rằng việc sản xuất đất hiếm của Trung Quốc chiếm tới 90% thị trường thế giới trong suốt 15 năm qua, vị quan chức trên khẳng định Trung Quốc đã giảm từ 43% xuống còn 31% trữ lượng đất hiếm.
Bắc Kinh cho rằng nhiều nước có trong tay dự trữ đất hiếm nhưng đến nay họ vẫn chưa đụng chạm đến nguồn lợi này.
Trong một diễn biến khác, Trung Quốc có kế hoạch tăng thuế đánh vào một số mặt hàng xuất khẩu đất hiếm trong năm 2011 trong một động thái nhằm hạn chế xuất kim loại quý hiếm bên ngoài nước này.
Tờ China Daily ngày 15/12 cho biết Bộ Tài chính Trung Quốc đã ra một tuyên bố cho biết sẽ tăng cường nghĩa vụ xuất khẩu đất hiếm kể từ ngày 1/1/2011. Bộ này không nêu rõ liệu đất hiếm sẽ bị tác động ra sao sau quyết định trên và mức thuế suất sẽ là bao nhiêu.
Cùng ngày, Bộ Thương mại Trung Quốc cam kết Trung Quốc sẽ "hành động có trách nhiệm" trong hợp tác quốc tế trong vấn đề khai thác đất hiếm và đảm bảo đáp ứng các nhu cầu cơ bản đối với các nguyên liệu cho công nghệ cao này.
Tân Hoa xã dần lời người phát ngôn Bộ Thương mại Trung Quốc Diêu Kiên khẳng định Bộ này đang hợp tác với các bộ, ban, ngành để quyết định quota đất hiếm vào năm 2011. Ông Diêu khẳng định Trung Quốc giảm khai thác, sản xuất và xuất khẩu là nằm trong nỗ lực thúc đẩy phát triển bền vững và bảo vệ môi trường./.
Hữu Thắng (Vietnam+)