Ngày 12/2, giới truyền thông Mỹ cho biết Quốc hội nước này đã chấp thuận đề nghị của Lầu Năm Góc về khoản kinh phí bổ sung hơn 81 triệu USD để cải tiến và triển khai loại siêu bom xuyên phá boongke.
Quyết định này được thông qua sau khi các quan chức Bộ Quốc phòng Mỹ khẳng định yêu cầu cấp bách về bổ sung kinh phí triển khai siêu bom có tên gọi tắt là MOP này.
Một số nguồn tin quân sự cho rằng đây là một phần trong kế hoạch của Lầu Năm Góc nhằm tăng cường tiềm lực quốc phòng đối phó với Iran sau khi nước Cộng hòa Hồi giáo này tiến hành làm giàu urani tại một boongke ngầm ở cơ sở hạt nhân Fordo, gần thành phố Qom. Tuy nhiên, giới chức quốc phòng Mỹ từ chối bình luận về những thông tin này.
Bom MOP (Massive Ordnance Penetrator), nặng 13 tấn, dài 6 mét, chứa 2,5 tấn thuốc nổ, có thể xuyên qua lớp bê tông cốt thép dày 60 mét trước khi phát nổ với sức công phá mạnh gấp 10 lần so với loại bom cùng loại BLU-109. Siêu bom này được trang bị thiết bị GPS dẫn đường nhằm tiêu diệt các mục tiêu tiềm tàng như các cơ sở hạt nhân nằm sâu dưới lòng đất mà những loại bom hiện nay không thể xuyên tới.
Theo giới chuyên gia, 60 mét chưa phải là độ sâu xuyên phá cuối cùng của bom MOP và chỉ số này có thể tăng sau khi được nâng cấp. Lực lượng Không quân Mỹ đã được được bổ sung bom MOP từ tháng 9/2011.
Lâu nay, Mỹ nghi ngờ rằng phần lớn cơ sở hạt nhân của Iran và Triều Tiên đều nằm sâu dưới lòng đất nhằm tránh bị phát hiện và ít bị hư hại trong trường hợp bị tấn công. Từ năm 2007, các chuyên gia quân sự quốc phòng Mỹ đã nghiên cứu phát triển bom MOP và đã chế tạo được 20 quả. Việc thử nghiệm loại bom này được Không quân Mỹ và Cơ quan Giảm thiểu nguy cơ đe dọa quốc phòng Mỹ (DTRA) thực hiện. Đây cũng là những đơn vị có trách nhiệm bảo vệ nước Mỹ và các đồng minh khỏi nguy cơ bị tấn công bằng vũ khí hủy diệt hàng loạt./.
Quyết định này được thông qua sau khi các quan chức Bộ Quốc phòng Mỹ khẳng định yêu cầu cấp bách về bổ sung kinh phí triển khai siêu bom có tên gọi tắt là MOP này.
Một số nguồn tin quân sự cho rằng đây là một phần trong kế hoạch của Lầu Năm Góc nhằm tăng cường tiềm lực quốc phòng đối phó với Iran sau khi nước Cộng hòa Hồi giáo này tiến hành làm giàu urani tại một boongke ngầm ở cơ sở hạt nhân Fordo, gần thành phố Qom. Tuy nhiên, giới chức quốc phòng Mỹ từ chối bình luận về những thông tin này.
Bom MOP (Massive Ordnance Penetrator), nặng 13 tấn, dài 6 mét, chứa 2,5 tấn thuốc nổ, có thể xuyên qua lớp bê tông cốt thép dày 60 mét trước khi phát nổ với sức công phá mạnh gấp 10 lần so với loại bom cùng loại BLU-109. Siêu bom này được trang bị thiết bị GPS dẫn đường nhằm tiêu diệt các mục tiêu tiềm tàng như các cơ sở hạt nhân nằm sâu dưới lòng đất mà những loại bom hiện nay không thể xuyên tới.
Theo giới chuyên gia, 60 mét chưa phải là độ sâu xuyên phá cuối cùng của bom MOP và chỉ số này có thể tăng sau khi được nâng cấp. Lực lượng Không quân Mỹ đã được được bổ sung bom MOP từ tháng 9/2011.
Lâu nay, Mỹ nghi ngờ rằng phần lớn cơ sở hạt nhân của Iran và Triều Tiên đều nằm sâu dưới lòng đất nhằm tránh bị phát hiện và ít bị hư hại trong trường hợp bị tấn công. Từ năm 2007, các chuyên gia quân sự quốc phòng Mỹ đã nghiên cứu phát triển bom MOP và đã chế tạo được 20 quả. Việc thử nghiệm loại bom này được Không quân Mỹ và Cơ quan Giảm thiểu nguy cơ đe dọa quốc phòng Mỹ (DTRA) thực hiện. Đây cũng là những đơn vị có trách nhiệm bảo vệ nước Mỹ và các đồng minh khỏi nguy cơ bị tấn công bằng vũ khí hủy diệt hàng loạt./.
(TTXVN/Vietnam+)