Chính quyền của Tổng thống Mỹ Barack Obama ngày 8/2 thông báo sẽ dành khoảng 80 triệu USD để ngăn loài cá chép châu Á vào khu vực Ngũ Đại Hồ (Great Lakes - năm hồ lớn nằm giữa Mỹ và Canada).
Trong một cuộc họp tại Nhà Trắng, thống đốc các bang ở khu vực Ngũ Đại hồ gồm Michigan, Wisconsin, Minnesota, Ohio và Illinois đã khuyến cáo cần phải đóng cửa các cửa cống, đập nước thông với 5 hồ lớn này cho đến khi xác định được chính xác số lượng loài cá chép bạc và đầu lớn của châu Á.
Báo cáo mới đây dày 39 trang của chính quyền liên bang còn đề xuất đóng cửa các cửa cống từ 2-3 tuần mỗi tháng.
Mới đây, chính quyền của 4 bang ở khu vực Ngũ Đại Hồ nói trên vừa kiện lên Tòa án liên bang yêu cầu bang Ilinoi phải chặn đứng đường di cư của cá chép châu Á lên phía Bắc do lo ngại sẽ xảy ra một thảm họa sinh thái nếu giống cá dữ và ăn tạp này sinh sôi nảy nở ở Ngũ Đại Hồ.
Sở Bảo vệ Tài nguyên bang Ilinoi cũng tuyên bố đã đến thời điểm phải đóng kín cửa vào Ngũ Đại Hồ nếu không muốn toàn bộ hệ động - thực vật ở khu vực hồ nước ngọt lớn nhất của Mỹ bị hủy diệt.
Các chuyên gia môi trường ước tính loài cá chép châu Á có thể gây thiệt hại 7 tỷ USD/năm cho ngành thủy sản tại khu vực Ngũ Đại Hồ./.
Trong một cuộc họp tại Nhà Trắng, thống đốc các bang ở khu vực Ngũ Đại hồ gồm Michigan, Wisconsin, Minnesota, Ohio và Illinois đã khuyến cáo cần phải đóng cửa các cửa cống, đập nước thông với 5 hồ lớn này cho đến khi xác định được chính xác số lượng loài cá chép bạc và đầu lớn của châu Á.
Báo cáo mới đây dày 39 trang của chính quyền liên bang còn đề xuất đóng cửa các cửa cống từ 2-3 tuần mỗi tháng.
Mới đây, chính quyền của 4 bang ở khu vực Ngũ Đại Hồ nói trên vừa kiện lên Tòa án liên bang yêu cầu bang Ilinoi phải chặn đứng đường di cư của cá chép châu Á lên phía Bắc do lo ngại sẽ xảy ra một thảm họa sinh thái nếu giống cá dữ và ăn tạp này sinh sôi nảy nở ở Ngũ Đại Hồ.
Sở Bảo vệ Tài nguyên bang Ilinoi cũng tuyên bố đã đến thời điểm phải đóng kín cửa vào Ngũ Đại Hồ nếu không muốn toàn bộ hệ động - thực vật ở khu vực hồ nước ngọt lớn nhất của Mỹ bị hủy diệt.
Các chuyên gia môi trường ước tính loài cá chép châu Á có thể gây thiệt hại 7 tỷ USD/năm cho ngành thủy sản tại khu vực Ngũ Đại Hồ./.
(TTXVN/Vietnam+)