Hơn một tuần sau khi xảy ra sự cố nổ dàn khoan dầu Deepwater Horizon ngoài khơi bang Louisiana của Mỹ, ngày 28/4, Lực lượng Bảo vệ bờ biển nước này đã bắt đầu thiêu hủy có kiểm soát lượng dầu bị rò rỉ ra vịnh Mexico.
Tuy nhiên, trong bối cảnh gió đang bắt đầu mạnh dần lên và có thể chuyển hướng, giới chức và các nhà hoạt động môi trường không khỏi quan ngại về nguy cơ dầu tràn có thể lan đến các bờ biển của bang vào cuối tuần này.
Hiện Lực lượng Bảo vệ bờ biển Mỹ và Tập đoàn dầu mỏ BP của Anh đang triển hai tàu lớn đến khu vực xảy ra sự cố, gom số dầu tràn thành một vết dầu loang dài 8km cách cửa sông Mississippi 80km về phía Nam để đốt.
Dự kiến, quá trình thiêu hủy kéo dài khoảng 1 giờ. Nếu mọi việc suôn sẻ, lực lượng chức năng sẽ tiếp tục đốt sạch dầu tràn tại vịnh Mexico trong những ngày tới.
Tuy nhiên, giới chức cũng cảnh báo nếu lượng dầu loang dạt vào các khu vực ẩm ướt của bang Louisiana, việc xử lý sẽ trở nên cực kỳ khó khăn và có thể trở thành thảm họa đối với các khu vực sinh thái tự nhiên và gây thiệt hại nặng nề cho ngành đánh bắt thủy sản của bang.
Trước đó, hôm 21/4, dàn khoan dầu ngoài khơi bang Louisiana đã phát nổ và chìm, làm ít nhất 11 công nhân thiệt mạng, gây ra sự cố tràn dầu nghiêm trọng, đe dọa hệ sinh thái ở khu vực vốn đã chịu nhiều tác động của tình trạng bão lũ và xói mòn bờ biển này.
Ngay sau đó, các nỗ lực ngăn chặn dầu loang dạt vào đất liền như khoanh vùng dầu loang, rải hóa chất xử lý dầu loang... được tích cực xúc tiến nhằm bảo vệ hệ sinh thái bờ biển các bang Louisiana, Alabama và Missisippi. Tập đoàn BP thuê dàn khoan trên cũng triển khai nhiều tàu thuyền xử lý sự cố tràn dầu để nỗ lực ngăn chặn những ảnh hưởng đối với môi trường biển.
Giới chức Mỹ cho rằng nếu không kiểm soát tốt tình hình, sự cố tràn dầu này có thể là thảm họa "thủy triều đen" tồi tệ nhất trong lịch sử nước Mỹ kể từ sau vụ tàu chở dầu của hãng Exxon Valdez năm 1989 bị mắc cạn ngoài khơi Alaska và đổ hơn 40 triệu lít dầu xuống biển.
Rất may vụ nổ giàn khoan Deepwater Horizon không làm gián đoạn hoạt động khai thác dầu mỏ của vịnh Mexico, ước tính chiếm 30% sản lượng khai thác dầu của toàn nước Mỹ./.
Tuy nhiên, trong bối cảnh gió đang bắt đầu mạnh dần lên và có thể chuyển hướng, giới chức và các nhà hoạt động môi trường không khỏi quan ngại về nguy cơ dầu tràn có thể lan đến các bờ biển của bang vào cuối tuần này.
Hiện Lực lượng Bảo vệ bờ biển Mỹ và Tập đoàn dầu mỏ BP của Anh đang triển hai tàu lớn đến khu vực xảy ra sự cố, gom số dầu tràn thành một vết dầu loang dài 8km cách cửa sông Mississippi 80km về phía Nam để đốt.
Dự kiến, quá trình thiêu hủy kéo dài khoảng 1 giờ. Nếu mọi việc suôn sẻ, lực lượng chức năng sẽ tiếp tục đốt sạch dầu tràn tại vịnh Mexico trong những ngày tới.
Tuy nhiên, giới chức cũng cảnh báo nếu lượng dầu loang dạt vào các khu vực ẩm ướt của bang Louisiana, việc xử lý sẽ trở nên cực kỳ khó khăn và có thể trở thành thảm họa đối với các khu vực sinh thái tự nhiên và gây thiệt hại nặng nề cho ngành đánh bắt thủy sản của bang.
Trước đó, hôm 21/4, dàn khoan dầu ngoài khơi bang Louisiana đã phát nổ và chìm, làm ít nhất 11 công nhân thiệt mạng, gây ra sự cố tràn dầu nghiêm trọng, đe dọa hệ sinh thái ở khu vực vốn đã chịu nhiều tác động của tình trạng bão lũ và xói mòn bờ biển này.
Ngay sau đó, các nỗ lực ngăn chặn dầu loang dạt vào đất liền như khoanh vùng dầu loang, rải hóa chất xử lý dầu loang... được tích cực xúc tiến nhằm bảo vệ hệ sinh thái bờ biển các bang Louisiana, Alabama và Missisippi. Tập đoàn BP thuê dàn khoan trên cũng triển khai nhiều tàu thuyền xử lý sự cố tràn dầu để nỗ lực ngăn chặn những ảnh hưởng đối với môi trường biển.
Giới chức Mỹ cho rằng nếu không kiểm soát tốt tình hình, sự cố tràn dầu này có thể là thảm họa "thủy triều đen" tồi tệ nhất trong lịch sử nước Mỹ kể từ sau vụ tàu chở dầu của hãng Exxon Valdez năm 1989 bị mắc cạn ngoài khơi Alaska và đổ hơn 40 triệu lít dầu xuống biển.
Rất may vụ nổ giàn khoan Deepwater Horizon không làm gián đoạn hoạt động khai thác dầu mỏ của vịnh Mexico, ước tính chiếm 30% sản lượng khai thác dầu của toàn nước Mỹ./.
(TTXVN/Vietnam+)