Bộ Quốc phòng Mỹ ngày 22/2 ban bố lệnh cấm bay đối với toàn bộ 51 mẫu máy bay F35A, loại máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ mới của Mỹ, do phát hiện những vết rạn ở phần cánh xoay động cơ.
F35A cũng là loại máy bay mà Chính phủ Nhật Bản quyết định trang bị cho Lực lượng phòng vệ trên không (ASDF) làm đơn vị chủ lực cho thế hệ máy bay tiếp theo của lực lượng này.
Theo Bộ Quốc phòng Mỹ, các vết rạn trên được phát hiện trong một cuộc kiểm tra định kỳ tại Căn cứ không quân Edwards ở bang California.
Việc Bộ Quốc phòng Mỹ đưa ra quyết định cấm này được cho là biện pháp mang tính dự phòng và sẽ sớm có kết luận về ảnh hưởng của sự cố kỹ thuật này đối với toàn bộ số phi cơ thử nghiệm trên.
Quân đội Mỹ hiện đang sử dụng 34 máy bay F35A cho chương trình huấn luyện phi công trong khi 17 chiếc khác được dùng cho mục đích thử nghiệm và phát triển.
Loại máy bay tối tân F35 thường xuất hiện các các vấn đề về kỹ thuật như có vết rạn nứt trên thân máy bay và trục trặc phần mềm máy tính.
Không chỉ ở trong nước Mỹ mà ở các nước đồng minh khác như Canada và Australia, giá cả đắt đỏ của F35 và việc chậm bàn giao theo hợp đồng đang trở thành những vấn đề mang tính chính trị.
Đến tháng 3/2017, Nhật Bản dự kiến tiếp nhận 4 máy bay F35 đầu tiên của Mỹ nhưng nhưng phía Mỹ đã quyết định hoãn bàn giao thêm 2 năm, đến năm 2019, và việc này gây ra lo ngại ảnh hưởng đến toàn bộ kế hoạch chuyển giao loại máy bay mới này./.
F35A cũng là loại máy bay mà Chính phủ Nhật Bản quyết định trang bị cho Lực lượng phòng vệ trên không (ASDF) làm đơn vị chủ lực cho thế hệ máy bay tiếp theo của lực lượng này.
Theo Bộ Quốc phòng Mỹ, các vết rạn trên được phát hiện trong một cuộc kiểm tra định kỳ tại Căn cứ không quân Edwards ở bang California.
Việc Bộ Quốc phòng Mỹ đưa ra quyết định cấm này được cho là biện pháp mang tính dự phòng và sẽ sớm có kết luận về ảnh hưởng của sự cố kỹ thuật này đối với toàn bộ số phi cơ thử nghiệm trên.
Quân đội Mỹ hiện đang sử dụng 34 máy bay F35A cho chương trình huấn luyện phi công trong khi 17 chiếc khác được dùng cho mục đích thử nghiệm và phát triển.
Loại máy bay tối tân F35 thường xuất hiện các các vấn đề về kỹ thuật như có vết rạn nứt trên thân máy bay và trục trặc phần mềm máy tính.
Không chỉ ở trong nước Mỹ mà ở các nước đồng minh khác như Canada và Australia, giá cả đắt đỏ của F35 và việc chậm bàn giao theo hợp đồng đang trở thành những vấn đề mang tính chính trị.
Đến tháng 3/2017, Nhật Bản dự kiến tiếp nhận 4 máy bay F35 đầu tiên của Mỹ nhưng nhưng phía Mỹ đã quyết định hoãn bàn giao thêm 2 năm, đến năm 2019, và việc này gây ra lo ngại ảnh hưởng đến toàn bộ kế hoạch chuyển giao loại máy bay mới này./.
Hữu Thắng/Tokyo (Vietnam+)