Báo “Thời đại Ấn Độ" số ra ngày 26/10 cho biết Mỹ và Ấn Độ đã khởi động cuộc diễn tập cứu hộ tàu ngầm mang mật danh (INDIAEX-2012), với sự tham gia của lực lượng hải quân hai nước ở ngoài khơi thành phố Mumbai của nước này.
Cuộc diễn tập được tiến hành theo kịch bản cứu tàu ngầm bị “kẹt” dưới biển sâu. Chiếc tàu cứu hộ tàu ngầm ở độ sâu (DSRV) của Bộ Chỉ huy cứu nạn tại biển sâu của Hải quân Mỹ đã được đưa đến vùng biển ngoài khơi Mumbai để tiến hành cuộc diễn tập.
DSRV là một loại tàu ngầm cỡ nhỏ, được trang bị các khoang điều áp, hệ thống định vị dưới nước bằng siêu âm, máy quay, có thể cứu 24 thủy thủ cùng một lúc ở độ sâu tới 610 mét sau khi vào được hầm tàu ngầm bị nạn.
Hiện nay các thủy thủ thuộc Hải quân Ấn Độ chỉ dựa vào những bộ quần áo điều áp hoặc với sự hỗ trợ của các tàu lặn như INS Nireekshak để thoát nạn, và chỉ có thể sử dụng ở những vùng biển nông.
Các thiết bị cứu hộ tàu ngầm thích hợp rất cần thiết đối với Ấn Độ bởi nước này có một hạm đội tàu ngầm đã “lão hóa” tới 14 chiếc chạy bằng điện và dầu diesel, trong đó có 10 tàu lớp Kilo của Nga và 4 tàu HDW của Đức. Ngoài ra, Ấn Độ còn có tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân INS Chakra thuê của Nga đầu năm nay; 6 tàu ngầm Scorpene của Pháp, đang được chế tạo tại xưởng đóng tàu Mazagon (của Hải quân Ấn Độ), dự kiến bàn giao từ năm 2015-2020./.
Cuộc diễn tập được tiến hành theo kịch bản cứu tàu ngầm bị “kẹt” dưới biển sâu. Chiếc tàu cứu hộ tàu ngầm ở độ sâu (DSRV) của Bộ Chỉ huy cứu nạn tại biển sâu của Hải quân Mỹ đã được đưa đến vùng biển ngoài khơi Mumbai để tiến hành cuộc diễn tập.
DSRV là một loại tàu ngầm cỡ nhỏ, được trang bị các khoang điều áp, hệ thống định vị dưới nước bằng siêu âm, máy quay, có thể cứu 24 thủy thủ cùng một lúc ở độ sâu tới 610 mét sau khi vào được hầm tàu ngầm bị nạn.
Hiện nay các thủy thủ thuộc Hải quân Ấn Độ chỉ dựa vào những bộ quần áo điều áp hoặc với sự hỗ trợ của các tàu lặn như INS Nireekshak để thoát nạn, và chỉ có thể sử dụng ở những vùng biển nông.
Các thiết bị cứu hộ tàu ngầm thích hợp rất cần thiết đối với Ấn Độ bởi nước này có một hạm đội tàu ngầm đã “lão hóa” tới 14 chiếc chạy bằng điện và dầu diesel, trong đó có 10 tàu lớp Kilo của Nga và 4 tàu HDW của Đức. Ngoài ra, Ấn Độ còn có tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân INS Chakra thuê của Nga đầu năm nay; 6 tàu ngầm Scorpene của Pháp, đang được chế tạo tại xưởng đóng tàu Mazagon (của Hải quân Ấn Độ), dự kiến bàn giao từ năm 2015-2020./.
(TTXVN)