Ngày 10/4, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta đã có cuộc hội đàm với người đồng cấp Afghanistan Rahim Wardak và Bộ trưởng Nội vụ nước này Bismellah Mohammadi tại Lầu Năm Góc.
Theo Bộ Quốc phòng Mỹ, cuộc gặp diễn ra trong khuôn khổ vòng tham vấn thứ ba của Diễn đàn tham vấn an ninh Mỹ-Afghanistan, tập trung vào những nội dung chính như tái khẳng định tầm quan trọng của mối quan hệ đối tác chiến lược song phương, đánh giá những tiến bộ an ninh đã đạt được tại Afghanistan cũng như tiến trình quân đội nước ngoài ở đây chuyển giao sứ mệnh đảm bảo an ninh cho lực lượng nước sở tại.
Lầu Năm Góc cho biết hai bên đã hoàn thành việc chuyển giao 2 trong số 5 khu vực thuộc các tỉnh và thành phố tự trị, nơi có khoảng một nửa dân số Afghanistan đang sinh sống, và Lực lượng an ninh quốc gia Afghanistan (ANSF) đang làm tốt nhiệm vụ đảm bảo an ninh tại những khu vực trên.
Hai bên đều nhất trí tiếp tục xây dựng và củng cố ANSF, như là một "ưu tiên có ý nghĩa sống còn" đối với quốc gia Nam Á này cũng như cộng đồng quốc tế.
Cũng tại buổi hội đàm, bộ trưởng quốc phòng hai nước đã thảo luận về tương lai và vai trò của số binh lính Mỹ tại Afghanistan sau năm 2014.
Người đứng đầu Lầu Năm Góc đã để ngỏ khả năng duy trì một lực lượng quân đội Mỹ quy mô nhỏ tại Afghanistan sau khi 130.000 binh lính thuộc Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) dự kiến rút khỏi nước này vào cuối năm 2014.
Lầu Năm Góc cho biết vấn đề này cũng sẽ được thảo luận tại Hội nghị Bộ trưởng quốc phòng 28 nước thành viên NATO diễn ra tại Brussels, Bỉ vào tuần tới và Hội nghị thượng đỉnh NATO tổ chức tại thành phố Chicago, Mỹ vào tháng sau.
Đáp lại, các quan chức Afghanistan khẳng định sự hỗ trợ và hợp tác của Washington luôn đóng vai trò quan trọng và quyết định đối với sự ổn định của quốc gia Nam Á này trong tương lai.
Trước đó, ngày 8/4, Mỹ và Afghanistan đã đạt được thỏa thuận về việc tiến hành các cuộc đột kích ban đêm tại Afghanistan, theo đó cho phép Kabul có quyền chỉ huy những cuộc tấn công, trong khi các lực lượng quốc tế do Mỹ đứng đầu sẽ đóng vai trò hỗ trợ ở một số lĩnh vực như chia sẻ thông tin tình báo, hàng không hoặc công nghệ hiện đại...
Giới phân tích đánh giá thỏa thuận quân sự trên dự kiến sẽ mở đường cho hiệp định đối tác chiến lược giữa Mỹ và Afghanistan, trong đó có việc quản lý lực lượng Mỹ trong tương lai sau năm 2014./.
Theo Bộ Quốc phòng Mỹ, cuộc gặp diễn ra trong khuôn khổ vòng tham vấn thứ ba của Diễn đàn tham vấn an ninh Mỹ-Afghanistan, tập trung vào những nội dung chính như tái khẳng định tầm quan trọng của mối quan hệ đối tác chiến lược song phương, đánh giá những tiến bộ an ninh đã đạt được tại Afghanistan cũng như tiến trình quân đội nước ngoài ở đây chuyển giao sứ mệnh đảm bảo an ninh cho lực lượng nước sở tại.
Lầu Năm Góc cho biết hai bên đã hoàn thành việc chuyển giao 2 trong số 5 khu vực thuộc các tỉnh và thành phố tự trị, nơi có khoảng một nửa dân số Afghanistan đang sinh sống, và Lực lượng an ninh quốc gia Afghanistan (ANSF) đang làm tốt nhiệm vụ đảm bảo an ninh tại những khu vực trên.
Hai bên đều nhất trí tiếp tục xây dựng và củng cố ANSF, như là một "ưu tiên có ý nghĩa sống còn" đối với quốc gia Nam Á này cũng như cộng đồng quốc tế.
Cũng tại buổi hội đàm, bộ trưởng quốc phòng hai nước đã thảo luận về tương lai và vai trò của số binh lính Mỹ tại Afghanistan sau năm 2014.
Người đứng đầu Lầu Năm Góc đã để ngỏ khả năng duy trì một lực lượng quân đội Mỹ quy mô nhỏ tại Afghanistan sau khi 130.000 binh lính thuộc Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) dự kiến rút khỏi nước này vào cuối năm 2014.
Lầu Năm Góc cho biết vấn đề này cũng sẽ được thảo luận tại Hội nghị Bộ trưởng quốc phòng 28 nước thành viên NATO diễn ra tại Brussels, Bỉ vào tuần tới và Hội nghị thượng đỉnh NATO tổ chức tại thành phố Chicago, Mỹ vào tháng sau.
Đáp lại, các quan chức Afghanistan khẳng định sự hỗ trợ và hợp tác của Washington luôn đóng vai trò quan trọng và quyết định đối với sự ổn định của quốc gia Nam Á này trong tương lai.
Trước đó, ngày 8/4, Mỹ và Afghanistan đã đạt được thỏa thuận về việc tiến hành các cuộc đột kích ban đêm tại Afghanistan, theo đó cho phép Kabul có quyền chỉ huy những cuộc tấn công, trong khi các lực lượng quốc tế do Mỹ đứng đầu sẽ đóng vai trò hỗ trợ ở một số lĩnh vực như chia sẻ thông tin tình báo, hàng không hoặc công nghệ hiện đại...
Giới phân tích đánh giá thỏa thuận quân sự trên dự kiến sẽ mở đường cho hiệp định đối tác chiến lược giữa Mỹ và Afghanistan, trong đó có việc quản lý lực lượng Mỹ trong tương lai sau năm 2014./.
(TTXVN)