Theo chân các chiến sỹ chống buôn lậu, Chi cục Hải quan Cốc Nam, tôi trở lại khu vực đường mòn 386 thôn Cốc Nam, xã Tân Mỹ, huyện Văn Lãng nơi vẫn được coi là "thánh địa" của hàng lậu.
Nói là đường mòn, nhưng thực chất phương tiện đi lại duy nhất chỉ là đi bộ và do địa hình hiểm trở với nhiều lối mòn lại xen kẽ nhà dân nên các đối tượng đầu nậu đã chọn khu vực này làm điểm tập kết hàng.
Lúc này chúng tôi đang ở độ cao trên 100 mét so với đường quốc lộ 1, sương giăng mỗi lúc một dầy hơn che khuất tầm nhìn phía trước mặt, những dòng nước mưa từ trên các khe núi chảy xuống làm đoạn đường càng thêm hiểm trở.
Theo anh Hoàng Văn Trung, tổ phó tổ kiểm soát chống buôn lậu, chi cục Hải quan Cốc Nam, trước tình hình phức tạp về buôn lậu dịp cuối năm, từ ngày 24/12/2011 các lực lượng chống buôn lậu như biên phòng, hải quan, công an tỉnh Lạng Sơn đã phải dựng hai lán trại dã chiến cách nhau chừng 50 mét chốt chặn trên đường mòn 386 và đường mòn khe Đầu Lâu ngăn các đối tượng vượt biên đưa hàng lậu từ Trung Quốc về Việt Nam.
Tuy nhiên, chỉ cần đi qua các lán trại chừng 30 mét, rất nhiều lối mòn chạy ngang dọc, bằng mắt thường cũng có thể thấy được một số lượng lớn dân vác hàng lậu đang xếp hàng dài chờ sự sơ hở để vượt biên giới đưa hàng xuống núi.
Phía dưới lán trại, từng tốp cửu vạn ngồi chầu trực đợi hàng từ trên đồi xuống nhưng đồng thời cũng là những hàng rào ngăn cản sự vây bắt của lực lượng chức năng.
"Sở dĩ địa điểm này được cánh buôn lậu lựa chọn vì chỉ cần chạy qua chốt gác vài chục mét là hàng có thể được ném vào nhà dân và cũng chỉ mất thêm vài chục phút là hàng đã có thể đưa vào sâu trong nội địa," chỉ tay về hướng chân đường mòn, anh Trung nói.
Quan sát kỹ hơn, thì phía dưới chân đồi, hàng chục ngôi nhà mọc lên một cách rất “vô cớ,” thậm chí đường đi cũng phải nhờ nhau nhưng xung quanh lại có hàng chục “chim lợn” cầm bộ đàm đi lại và mắt thì không dời các chốt.
Lạng Sơn có 250km đường biên giới, tính riêng khu vực cột mốc biên giới số 1103 trên đỉnh đồi Bạch Đàn có hàng chục đường mòn, đường tắt và là địa hình lý tưởng cho dân buôn lậu đánh hàng qua biên giới.
Hàng hóa vận chuyển qua các cung đường này chủ yếu là hàng tiêu dùng có thuế suất cao, hàng phải kiểm tra chất lượng nhà nước, hàng kém chất lượng, hàng nhái, hàng vi phạm sở hữu trí tuệ… Lợi dụng chính sách đối với cư dân biên giới được mang hàng qua biên giới không quá 2 triệu đồng một lượt, các đầu nậu đã thuê cư dân biên giới sang Trung Quốc lấy hàng khoán gọn theo lô, theo kiện hàng…rồi tập kết tại một địa điểm trong nội địa, từ đó tìm cách tuồn về xuôi.
Trung úy Kiều Anh Tuấn, đồn biên phòng Tân Thanh ứng trực tại chốt đường mòn khe Đầu Lâu tâm sự, cả trạm mốc 16 có hơn 20 cán bộ, chiến sĩ, được giao phụ trách 4 km đường biên, vì vậy anh em phải chia nhau trực tại nhiều điểm. Dân cửu vạn nắm rõ điều đó nên cứ đuổi chỗ này họ lại chạy qua chỗ kia.
Các đầu nậu lớn thường khoán gọn từng lô hàng cho dân cửu vạn và thông qua cánh “chim lợn” để tăm đường cho cánh cửu vạn. Thực tế, muốn làm cửu vạn cũng không phải dễ, họ bị ràng buộc trách nhiệm qua việc phải đặt cọc gấp đôi giá trị hàng hóa vận chuyển. Trong trường hợp bị mất hàng, cửu vạn phải hoàn toàn chịu trách nhiệm.
Điều này lý giải vì sao cửu vạn thường rất manh động khi bị phát hiện, bắt giữ và chúng liều lĩnh chống trả để cướp lại hàng hóa.
Nếu không đến tận nơi chứng kiến cảnh sinh hoạt, cũng như điều kiện làm việc của các lực lượng chống buôn lậu tỉnh Lạng Sơn được tăng cường, phối hợp, chúng tôi thực khó hình dung sự gian khổ mà các anh đã và đang trải qua.
Không chỉ anh em chiến sĩ ở các lán dã chiến, mà tất cả các đơn vị được phân công trực chống buôn lâu đều "ăn tranh thủ, ngủ khẩn trương" và sẵn sàng lao vào các điểm nóng trong mọi thời điểm.
Theo Phó Chi cục trưởng Chi cục Hải quan Cốc Nam, Đỗ Thanh Minh, trước Tết Nguyên đán, đã nhiều đêm anh và đồng đội chưa hề được chợp mắt bởi những ngày gần đây, các đối tượng đầu nậu đang hoạt động vô cùng ráo riết, nhất là ở khu vực đường mòn 386, một trong những tụ điểm nóng nhất của tình trạng "ném hàng."
“Qua gần 10 ngày cắm chốt, số lượng buôn bán qua hai điểm nóng là đường mòn 386 và khu vực Thác Giữa đã giảm rõ rệt, bắt được 6 vụ, tương đương gần 60 triệu đồng,” ông Minh nói.
Tuy nhiên, đây chỉ là phần nổi của tảng băng chìm, nếu không có sự phối hợp đồng bộ của nhiều lực lượng nhằm khép vòng vây thì các tụ điểm lớn rất dễ hình thành.
Nói đến đây, giọng của người đứng đầu lực lượng chống buôn lậu Hải quan như trùng xuống. Ông kể, trong bao nhiêu năm công tác, tham gia vây bắt nhiều tụ điểm buôn lậu nhưng khi chứng kiến những người dân vô tội vì cuộc sống mưu sinh, công ăn việc làm không ổn định đã bị các đối tượng buôn lậu dụ dỗ lôi kéo vào việc mang vác hàng lậu thì thật đau xót.
“Chống buôn lậu khó nhất là chống với dân chứ không phải chống các đầu nậu, dân vác hàng buôn lậu cũng chủ yếu là mưu cầu cuộc sống chứ không thể làm giàu được và khi cần họ cũng là những người giữ quê hương,” ông Minh chia sẻ.
Bài 3: Hàng Việt Nam đang bị làm "khó" ngay trên sân nhà
Nói là đường mòn, nhưng thực chất phương tiện đi lại duy nhất chỉ là đi bộ và do địa hình hiểm trở với nhiều lối mòn lại xen kẽ nhà dân nên các đối tượng đầu nậu đã chọn khu vực này làm điểm tập kết hàng.
Lúc này chúng tôi đang ở độ cao trên 100 mét so với đường quốc lộ 1, sương giăng mỗi lúc một dầy hơn che khuất tầm nhìn phía trước mặt, những dòng nước mưa từ trên các khe núi chảy xuống làm đoạn đường càng thêm hiểm trở.
Theo anh Hoàng Văn Trung, tổ phó tổ kiểm soát chống buôn lậu, chi cục Hải quan Cốc Nam, trước tình hình phức tạp về buôn lậu dịp cuối năm, từ ngày 24/12/2011 các lực lượng chống buôn lậu như biên phòng, hải quan, công an tỉnh Lạng Sơn đã phải dựng hai lán trại dã chiến cách nhau chừng 50 mét chốt chặn trên đường mòn 386 và đường mòn khe Đầu Lâu ngăn các đối tượng vượt biên đưa hàng lậu từ Trung Quốc về Việt Nam.
Tuy nhiên, chỉ cần đi qua các lán trại chừng 30 mét, rất nhiều lối mòn chạy ngang dọc, bằng mắt thường cũng có thể thấy được một số lượng lớn dân vác hàng lậu đang xếp hàng dài chờ sự sơ hở để vượt biên giới đưa hàng xuống núi.
Phía dưới lán trại, từng tốp cửu vạn ngồi chầu trực đợi hàng từ trên đồi xuống nhưng đồng thời cũng là những hàng rào ngăn cản sự vây bắt của lực lượng chức năng.
"Sở dĩ địa điểm này được cánh buôn lậu lựa chọn vì chỉ cần chạy qua chốt gác vài chục mét là hàng có thể được ném vào nhà dân và cũng chỉ mất thêm vài chục phút là hàng đã có thể đưa vào sâu trong nội địa," chỉ tay về hướng chân đường mòn, anh Trung nói.
Quan sát kỹ hơn, thì phía dưới chân đồi, hàng chục ngôi nhà mọc lên một cách rất “vô cớ,” thậm chí đường đi cũng phải nhờ nhau nhưng xung quanh lại có hàng chục “chim lợn” cầm bộ đàm đi lại và mắt thì không dời các chốt.
Lạng Sơn có 250km đường biên giới, tính riêng khu vực cột mốc biên giới số 1103 trên đỉnh đồi Bạch Đàn có hàng chục đường mòn, đường tắt và là địa hình lý tưởng cho dân buôn lậu đánh hàng qua biên giới.
Hàng hóa vận chuyển qua các cung đường này chủ yếu là hàng tiêu dùng có thuế suất cao, hàng phải kiểm tra chất lượng nhà nước, hàng kém chất lượng, hàng nhái, hàng vi phạm sở hữu trí tuệ… Lợi dụng chính sách đối với cư dân biên giới được mang hàng qua biên giới không quá 2 triệu đồng một lượt, các đầu nậu đã thuê cư dân biên giới sang Trung Quốc lấy hàng khoán gọn theo lô, theo kiện hàng…rồi tập kết tại một địa điểm trong nội địa, từ đó tìm cách tuồn về xuôi.
Trung úy Kiều Anh Tuấn, đồn biên phòng Tân Thanh ứng trực tại chốt đường mòn khe Đầu Lâu tâm sự, cả trạm mốc 16 có hơn 20 cán bộ, chiến sĩ, được giao phụ trách 4 km đường biên, vì vậy anh em phải chia nhau trực tại nhiều điểm. Dân cửu vạn nắm rõ điều đó nên cứ đuổi chỗ này họ lại chạy qua chỗ kia.
Các đầu nậu lớn thường khoán gọn từng lô hàng cho dân cửu vạn và thông qua cánh “chim lợn” để tăm đường cho cánh cửu vạn. Thực tế, muốn làm cửu vạn cũng không phải dễ, họ bị ràng buộc trách nhiệm qua việc phải đặt cọc gấp đôi giá trị hàng hóa vận chuyển. Trong trường hợp bị mất hàng, cửu vạn phải hoàn toàn chịu trách nhiệm.
Điều này lý giải vì sao cửu vạn thường rất manh động khi bị phát hiện, bắt giữ và chúng liều lĩnh chống trả để cướp lại hàng hóa.
Nếu không đến tận nơi chứng kiến cảnh sinh hoạt, cũng như điều kiện làm việc của các lực lượng chống buôn lậu tỉnh Lạng Sơn được tăng cường, phối hợp, chúng tôi thực khó hình dung sự gian khổ mà các anh đã và đang trải qua.
Không chỉ anh em chiến sĩ ở các lán dã chiến, mà tất cả các đơn vị được phân công trực chống buôn lâu đều "ăn tranh thủ, ngủ khẩn trương" và sẵn sàng lao vào các điểm nóng trong mọi thời điểm.
Theo Phó Chi cục trưởng Chi cục Hải quan Cốc Nam, Đỗ Thanh Minh, trước Tết Nguyên đán, đã nhiều đêm anh và đồng đội chưa hề được chợp mắt bởi những ngày gần đây, các đối tượng đầu nậu đang hoạt động vô cùng ráo riết, nhất là ở khu vực đường mòn 386, một trong những tụ điểm nóng nhất của tình trạng "ném hàng."
“Qua gần 10 ngày cắm chốt, số lượng buôn bán qua hai điểm nóng là đường mòn 386 và khu vực Thác Giữa đã giảm rõ rệt, bắt được 6 vụ, tương đương gần 60 triệu đồng,” ông Minh nói.
Tuy nhiên, đây chỉ là phần nổi của tảng băng chìm, nếu không có sự phối hợp đồng bộ của nhiều lực lượng nhằm khép vòng vây thì các tụ điểm lớn rất dễ hình thành.
Nói đến đây, giọng của người đứng đầu lực lượng chống buôn lậu Hải quan như trùng xuống. Ông kể, trong bao nhiêu năm công tác, tham gia vây bắt nhiều tụ điểm buôn lậu nhưng khi chứng kiến những người dân vô tội vì cuộc sống mưu sinh, công ăn việc làm không ổn định đã bị các đối tượng buôn lậu dụ dỗ lôi kéo vào việc mang vác hàng lậu thì thật đau xót.
“Chống buôn lậu khó nhất là chống với dân chứ không phải chống các đầu nậu, dân vác hàng buôn lậu cũng chủ yếu là mưu cầu cuộc sống chứ không thể làm giàu được và khi cần họ cũng là những người giữ quê hương,” ông Minh chia sẻ.
Bài 3: Hàng Việt Nam đang bị làm "khó" ngay trên sân nhà
Đức Duy (Vietnam+)