Công ty sản xuất đồ sứ lâu đời nhất châu Âu - Meissen - đã vượt qua cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu vừa qua bằng cách chú trọng đến truyền thống và tay nghề của thợ thủ công. Nhân kỷ niệm 300 năm thành lập, công ty sứ này đã tung ra 10 chiếc đồng hồ đặc biệt với giá 100.000 euro/chiếc.
Mất 1 năm mới chế tác xong 10 chiếc
Nhiều người tự hỏi không biết có gì trong chiếc đồng hồ đó mà Meissen bán với giá đắt như vậy. Số tiền đó có thể khiến người có thu nhập bình thường cảm thấy “không bình thường,” nhưng chúng đã được bán hết veo và mặc dù nhận được thêm 30 đơn đặt hàng nữa song công ty Meisssen không đáp ứng được.
“Việc chỉ tung ra 10 chiếc đồng hồ không phải là sự hạn chế một cách tùy tiện, thực tế đây là số lượng mà chúng tôi có thể hoàn thành trong một năm,” Christian Kurtzke, giám đốc điều hành của Meissen cho biết.
Sở dĩ công ty sứ này chỉ có thể làm được từng đó chiếc đồng hồ trong 1 năm là vì Meissen vẫn áp dụng các phương pháp sản xuất thủ công truyền thống của mình. Đồ được làm bằng tay và hoàn toàn do chuyên gia vẽ, họ là những người được đào tạo hàng năm trời tại nhà máy ở miền Đông nước Đức.
Những chiếc đồng hồ đó là tác phẩm nghệ thuật. Chỉ có 5 người được cho phép làm những chiếc đồng hồ Chronos 300 và mỗi người đều phải có ít nhất 30-40 năm kinh nghiệm thiết kế đồ gốm.
Họ là một phần của quy trình sản xuất đã cưỡng được sự toàn cầu hóa. Các nghệ sĩ làm việc tại Meissen đều là người trong vùng. Sau hơn 3 năm học nghề họ mới được tuyển dụng và mỗi người chỉ chuyên vẽ một motif nhất định, như hoa, chim và các họa tiết phương Đông.
“Người làm gốm sứ ở Meissen rất tự hào không chỉ vì chúng tôi được làm việc cho nhà sản xuất gốm sứ lâu đời nhất châu Âu, mà phải là những người thực sự có tay nghề mới được làm ở đây,” một nghệ sĩ vẽ gốm nói.
Ngày càng có giá tại các cuộc đấu giá
Ở Meissen có khoảng 10.000 màu sẵn có cho các nghệ sĩ vẽ sản phẩm. Giống như đồ sứ, mỗi màu sắc đều được chế tại các phòng thí nghiệm ở Meissen. Đây là một truyền thống có niên đại từ cách đây 300 năm - thời vua Augustus II the Strong (1694-1733). Bị lôi cuốn bởi những đồ sứ nhập khẩu từ châu Á, ông đã thúc giục một nhà giả kim tìm ra bí mật của “vàng trắng.” Trong vòng 10 năm, họ đã thành công và nhà máy Meissen được ra đời vào năm 1710.
“Câu chuyện khám phá và những điều liên quan đến việc tạo nền tảng cho nhà máy vô cùng thú vị trong khi các sản phẩm cũng rất cách tân và lạ thường,” Rodney Woolley, một chuyên gia đồ sứ tại hãng đấu giá Christie’s ở London, cho biết. “Điều đó còn khiến Meissen là một trong những thương hiệu sứ nổi tiếng nhất thế giới.”
Lịch sử của nhà máy và thương hiệu đã góp phần khiến sản phẩm của Meissen ngày càng có giá tại các cuộc đấu giá trong vài năm trở lại đây, trong đó có hai cây đèn nến đạt giá 337.000 euro và bức tượng nhỏ hình con chim đạt giá 169.000 euro hồi tháng 12 năm ngoái tại cuộc đấu giá cho hãng Christie’s ở Paris tổ chức.
Cách tân
Mặc dù vài năm gần đây Meissen vẫn phải đối diện với nhiều khó khăn tài chính, song Kurtzke vẫn chủ trương bảo tồn các truyền thống của công ty. Việc cắt giảm người làm trong đội ngũ hành chính sẽ nhiều hơn là nghệ sĩ làm việc tại đây.
Tuy nổi tiếng với các sản phẩm đĩa sứ và tượng nhỏ, nhưng công ty đang hy vọng sẽ mở rộng được thị trường với đồ nội thất, các sản phẩm kiến trúc như gạch lát sàn nhà tắm hay tường, như hình ảnh trang trí Fuerstenzug nổi tiếng ở bức tường ngoài của cung điện Dresden được làm bằng sứ Meissen.
Tuy nhiên, không phải ai cũng hưởng ứng với những sự cách tân của công ty. Một khách tham quan tại cuộc triển lãm trưng bày sản phẩm tiêu biểu của nhà máy, nhận định: “Các sản phẩm mới không đẹp, có nhiều đồ tôi sẽ không mua kể cả khi tôi là một triệu phú”./.
Mất 1 năm mới chế tác xong 10 chiếc
Nhiều người tự hỏi không biết có gì trong chiếc đồng hồ đó mà Meissen bán với giá đắt như vậy. Số tiền đó có thể khiến người có thu nhập bình thường cảm thấy “không bình thường,” nhưng chúng đã được bán hết veo và mặc dù nhận được thêm 30 đơn đặt hàng nữa song công ty Meisssen không đáp ứng được.
“Việc chỉ tung ra 10 chiếc đồng hồ không phải là sự hạn chế một cách tùy tiện, thực tế đây là số lượng mà chúng tôi có thể hoàn thành trong một năm,” Christian Kurtzke, giám đốc điều hành của Meissen cho biết.
Sở dĩ công ty sứ này chỉ có thể làm được từng đó chiếc đồng hồ trong 1 năm là vì Meissen vẫn áp dụng các phương pháp sản xuất thủ công truyền thống của mình. Đồ được làm bằng tay và hoàn toàn do chuyên gia vẽ, họ là những người được đào tạo hàng năm trời tại nhà máy ở miền Đông nước Đức.
Những chiếc đồng hồ đó là tác phẩm nghệ thuật. Chỉ có 5 người được cho phép làm những chiếc đồng hồ Chronos 300 và mỗi người đều phải có ít nhất 30-40 năm kinh nghiệm thiết kế đồ gốm.
Họ là một phần của quy trình sản xuất đã cưỡng được sự toàn cầu hóa. Các nghệ sĩ làm việc tại Meissen đều là người trong vùng. Sau hơn 3 năm học nghề họ mới được tuyển dụng và mỗi người chỉ chuyên vẽ một motif nhất định, như hoa, chim và các họa tiết phương Đông.
“Người làm gốm sứ ở Meissen rất tự hào không chỉ vì chúng tôi được làm việc cho nhà sản xuất gốm sứ lâu đời nhất châu Âu, mà phải là những người thực sự có tay nghề mới được làm ở đây,” một nghệ sĩ vẽ gốm nói.
Ngày càng có giá tại các cuộc đấu giá
Ở Meissen có khoảng 10.000 màu sẵn có cho các nghệ sĩ vẽ sản phẩm. Giống như đồ sứ, mỗi màu sắc đều được chế tại các phòng thí nghiệm ở Meissen. Đây là một truyền thống có niên đại từ cách đây 300 năm - thời vua Augustus II the Strong (1694-1733). Bị lôi cuốn bởi những đồ sứ nhập khẩu từ châu Á, ông đã thúc giục một nhà giả kim tìm ra bí mật của “vàng trắng.” Trong vòng 10 năm, họ đã thành công và nhà máy Meissen được ra đời vào năm 1710.
“Câu chuyện khám phá và những điều liên quan đến việc tạo nền tảng cho nhà máy vô cùng thú vị trong khi các sản phẩm cũng rất cách tân và lạ thường,” Rodney Woolley, một chuyên gia đồ sứ tại hãng đấu giá Christie’s ở London, cho biết. “Điều đó còn khiến Meissen là một trong những thương hiệu sứ nổi tiếng nhất thế giới.”
Lịch sử của nhà máy và thương hiệu đã góp phần khiến sản phẩm của Meissen ngày càng có giá tại các cuộc đấu giá trong vài năm trở lại đây, trong đó có hai cây đèn nến đạt giá 337.000 euro và bức tượng nhỏ hình con chim đạt giá 169.000 euro hồi tháng 12 năm ngoái tại cuộc đấu giá cho hãng Christie’s ở Paris tổ chức.
Cách tân
Mặc dù vài năm gần đây Meissen vẫn phải đối diện với nhiều khó khăn tài chính, song Kurtzke vẫn chủ trương bảo tồn các truyền thống của công ty. Việc cắt giảm người làm trong đội ngũ hành chính sẽ nhiều hơn là nghệ sĩ làm việc tại đây.
Tuy nổi tiếng với các sản phẩm đĩa sứ và tượng nhỏ, nhưng công ty đang hy vọng sẽ mở rộng được thị trường với đồ nội thất, các sản phẩm kiến trúc như gạch lát sàn nhà tắm hay tường, như hình ảnh trang trí Fuerstenzug nổi tiếng ở bức tường ngoài của cung điện Dresden được làm bằng sứ Meissen.
Tuy nhiên, không phải ai cũng hưởng ứng với những sự cách tân của công ty. Một khách tham quan tại cuộc triển lãm trưng bày sản phẩm tiêu biểu của nhà máy, nhận định: “Các sản phẩm mới không đẹp, có nhiều đồ tôi sẽ không mua kể cả khi tôi là một triệu phú”./.
(TT&VH/Vietnam+)