Tối 4/2, tại trụ sở Hội Thiện Từ Tâm, Câu lạc bộ thơ Berlin đã tổ chức thân mật đêm thơ Nguyên tiêu lần thứ ba với chủ đề "Chúng ta cùng làm thơ" để mừng Xuân Nhân Thìn với sự tham dự của trên 100 người là thành viên câu lạc bộ và những người yêu thơ.
Đây có lẽ là đêm thơ Nguyên tiêu có đông người tham dự nhất cho tới nay. Anh Nguyễn Đức Thắng, một người yêu thơ đã không quản ngại đường xa, vượt qua quãng đường trên 300km từ Hannover về Berlin để tham dự đêm thơ và giới thiệu một số sáng tác của mình.
Hơn một chục nhà thơ không chuyên đã lên đọc hoặc ngâm những bài thơ mới sáng tác của mình để mọi người cùng thưởng thức và bình phẩm. Phần lớn các bài thơ đã nói lên tâm trạng của những người xa xứ, nỗi nhớ mẹ, nhớ nhà, nhớ quê hương trong dịp Tết đến Xuân về.
Đặc biệt, bài thơ "Hy vọng" của chị Hồ Thị Nga đã được mọi người vỗ tay hoan nghênh nhiệt liệt. Bài thơ đã mô tả được góc độ của cuộc đời thực của những người phải vất vả kiếm sống nơi đất khách quê người. Bài thơ "Trống già" của tác giả chị Trịnh Thị Mùi đã mang lại những tiếng cười sảng khoái, nó châm biếm sâu sắc thói hư, tật xấu của một số "đại gia."
Có thể nhận thấy sự phong phú của Đêm thơ với những nhà thơ "lão làng" đã ngoại "ngũ tuần," "lục tuần" và một số nhà thơ trẻ thuộc thế hệ 8X. Có những bài thơ mang tính triết lý sâu sắc và có những bài thơ chỉ muốn giãi bày tình cảm bột phát của mình. Trong số các nhà thơ, có những người phải vất vả, bươn chải mới đủ kiếm sống, những cũng có người là những doanh nhân thành đạt. Nhưng tất cả đã quần tụ tại đây vì một tình cảm chung là tình yêu thơ.
Đêm thơ Nguyên tiêu đã thành công tốt đẹp với sự nỗ lực của Ban chấp hành câu lạc bộ cũng như sự giúp đỡ của Hội Thiện Từ Tâm. Các học viên của trường nhạc Shostakovich dưới sự chỉ đạo của giáo viên Trần Phương Hoa cũng đã đóng góp một phần không nhỏ vào thành công của đêm thơ với các chương trình trình biểu diễn nhạc cụ dân tộc đặc sắc như đàn bầu, đàn tranh, đàn nhị, sáo, trống./.
Đây có lẽ là đêm thơ Nguyên tiêu có đông người tham dự nhất cho tới nay. Anh Nguyễn Đức Thắng, một người yêu thơ đã không quản ngại đường xa, vượt qua quãng đường trên 300km từ Hannover về Berlin để tham dự đêm thơ và giới thiệu một số sáng tác của mình.
Hơn một chục nhà thơ không chuyên đã lên đọc hoặc ngâm những bài thơ mới sáng tác của mình để mọi người cùng thưởng thức và bình phẩm. Phần lớn các bài thơ đã nói lên tâm trạng của những người xa xứ, nỗi nhớ mẹ, nhớ nhà, nhớ quê hương trong dịp Tết đến Xuân về.
Đặc biệt, bài thơ "Hy vọng" của chị Hồ Thị Nga đã được mọi người vỗ tay hoan nghênh nhiệt liệt. Bài thơ đã mô tả được góc độ của cuộc đời thực của những người phải vất vả kiếm sống nơi đất khách quê người. Bài thơ "Trống già" của tác giả chị Trịnh Thị Mùi đã mang lại những tiếng cười sảng khoái, nó châm biếm sâu sắc thói hư, tật xấu của một số "đại gia."
Có thể nhận thấy sự phong phú của Đêm thơ với những nhà thơ "lão làng" đã ngoại "ngũ tuần," "lục tuần" và một số nhà thơ trẻ thuộc thế hệ 8X. Có những bài thơ mang tính triết lý sâu sắc và có những bài thơ chỉ muốn giãi bày tình cảm bột phát của mình. Trong số các nhà thơ, có những người phải vất vả, bươn chải mới đủ kiếm sống, những cũng có người là những doanh nhân thành đạt. Nhưng tất cả đã quần tụ tại đây vì một tình cảm chung là tình yêu thơ.
Đêm thơ Nguyên tiêu đã thành công tốt đẹp với sự nỗ lực của Ban chấp hành câu lạc bộ cũng như sự giúp đỡ của Hội Thiện Từ Tâm. Các học viên của trường nhạc Shostakovich dưới sự chỉ đạo của giáo viên Trần Phương Hoa cũng đã đóng góp một phần không nhỏ vào thành công của đêm thơ với các chương trình trình biểu diễn nhạc cụ dân tộc đặc sắc như đàn bầu, đàn tranh, đàn nhị, sáo, trống./.
Văn Long-Thanh Hải/Berlin (Vietnam+)