Một mục từ đã tồn tại 5 năm liền mà không bị ai phát hiện trên trang web từ điển bách khoa trực tuyến mở và miễn phí Wikipedia về một cuộc xung đột không hề có thật vào thế kỷ 17 giữa đế quốc thực dân Bồ Đào Nha và đế chế Maratha ở Ấn Độ.
Mục từ “Cuộc xung đột Bicholim” 1640-1641 mô tả chi tiết và được xếp vào hạng mục “bài viết tốt” của Wikipedia đã bị phát hiện không hề nằm trong lịch sử Goa, mà là một câu chuyện tự chế của một người dùng ranh mãnh.
Được tạo trên trang Wikipedia từ tháng 7/2007, mục từ này chỉ bị phát hiện là giả vào tháng 12 vừa rồi bởi một người dùng tỉ mỉ khác.
“Sau khi xem xét cẩn thận và làm một số nghiên cứu, tôi đã đi tới kết luận rằng bài viết này hoàn toàn là giả, một trò lừa thông minh và tinh vi,” người dùng ShelfSkewed viết.
Đây là một trong một số bài viết giả mạo trên Wikipedia đã thoát được kiểm soát của các bảo quản viên kể từ khi nó được thành lập năm 2001, như những bài viết về hòn đảo thuộc Indonesia không hề tồn tại Bunaka và về Gaius Flavius Antoninus, bị cho là kẻ đã ám sát Julius Caesar.
Wikipedia có phiên bản 285 ngôn ngữ, là từ điển mở và có thể bị sử dụng để lừa gạt người dùng, như chính trang này cảnh báo. “Những bài viết giả mạo trên Wikipedia bị coi là hành động phá hoại và những người dùng đăng các bài này sẽ bị cấm”./.
Mục từ “Cuộc xung đột Bicholim” 1640-1641 mô tả chi tiết và được xếp vào hạng mục “bài viết tốt” của Wikipedia đã bị phát hiện không hề nằm trong lịch sử Goa, mà là một câu chuyện tự chế của một người dùng ranh mãnh.
Được tạo trên trang Wikipedia từ tháng 7/2007, mục từ này chỉ bị phát hiện là giả vào tháng 12 vừa rồi bởi một người dùng tỉ mỉ khác.
“Sau khi xem xét cẩn thận và làm một số nghiên cứu, tôi đã đi tới kết luận rằng bài viết này hoàn toàn là giả, một trò lừa thông minh và tinh vi,” người dùng ShelfSkewed viết.
Đây là một trong một số bài viết giả mạo trên Wikipedia đã thoát được kiểm soát của các bảo quản viên kể từ khi nó được thành lập năm 2001, như những bài viết về hòn đảo thuộc Indonesia không hề tồn tại Bunaka và về Gaius Flavius Antoninus, bị cho là kẻ đã ám sát Julius Caesar.
Wikipedia có phiên bản 285 ngôn ngữ, là từ điển mở và có thể bị sử dụng để lừa gạt người dùng, như chính trang này cảnh báo. “Những bài viết giả mạo trên Wikipedia bị coi là hành động phá hoại và những người dùng đăng các bài này sẽ bị cấm”./.
Trần Trọng (Vietnam+)