Ngày 27 và 28/9 tại thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên-Huế đã diễn ra phiên họp toàn thể Ủy ban Kinh tế của Quốc hội để thẩm tra dự án Luật Đầu tư công, dự án Luật Phá sản (sửa đổi); thẩm tra, đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội 3 năm thực hiện kế hoạch 5 năm 2011-2015; đặc biệt là năm 2013 và phương hướng, nhiệm vụ kế hoạch phát triển năm 2014.
Tại phiên họp, các đại biểu xác định: mục tiêu nhiệm vụ và các chỉ tiêu chủ yếu của kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội trong năm 2014 là tiếp tục củng cố, ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo an sinh xã hội và kiềm chế lạm phát.
Tập trung tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, phục hồi nhịp độ tăng trưởng gắn với tái cơ cấu nền kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng và thực hiện 3 khâu đột phá chiến lược. Nâng cao chất lượng dịch vụ và thúc đẩy cạnh tranh khu vực; đẩy mạnh thu hút khách du lịch quốc tế; thực hiện cải cách doanh nghiệp nhà nước đi đôi với hỗ trợ phát triển các doanh nghiệp nhỏ và vừa, kinh tế hợp tác xã; phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao; thúc đẩy phát triển khoa học công nghệ để nâng cao khả năng cạnh tranh của nền kinh tế...
Dự kiến các chỉ tiêu kinh tế chủ yếu trong năm 2014 như GDP tăng khoảng 5,8% so với năm 2013; tổng kim ngạch xuất khẩu tăng khoảng 10%; tổng nguồn vốn đầu tư toàn xã hội chiếm khoảng 30% GDP; tỷ lệ hộ nghèo giảm 1,7-2%; tỷ lệ che phủ rừng đạt 41,5%; tỷ lệ dân số nông thôn được sử dụng nước hợp vệ sinh 85%...
Đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội 3 năm thực hiện kế hoạch 5 năm 2011-2015; đặc biệt là năm 2013 và phương hướng, nhiệm vụ kế hoạch phát triển năm 2014, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, trong 9 tháng qua, lạm phát tiếp tục được kiềm chế nhờ thực hiện quyết liệt, kiên trì các biện pháp, chính sách kinh tế vĩ mô.
GDP dự kiến cả năm 2013 tăng khoảng 5,4% so với 2012. Sản xuất công nghiệp, nhất là công nghiệp chế biến, chế tạo đã có những chuyển biến đáng kể tuy còn nhiều khó khăn; sản xuất nông nghiệp vẫn duy trì ổn định; dịch vụ phát triển với tốc độ tăng trưởng cao, đóng góp lớn nhất vào tăng trưởng GDP; thu hút và giải ngân vốn ODA đạt khá.
Tuy nhiên, nền kinh tế vẫn còn nhiều tồn tại, hạn chế; lạm phát tuy đã kiềm chế nhưng vẫn còn tiềm ẩn nguy cơ tăng trở lại; việc tiếp cận nguồn vốn tín dụng của doanh nghiệp còn nhiều khó khăn. Thị trường và sức mua còn yếu; trong đó, so với tháng 12/2012, chỉ số giá tiêu dùng 9 tháng qua tăng khoảng 4,63%; dự báo từ nay đến cuối năm chỉ số giá tiêu dùng có thể tăng cao hơn do các yếu tố như tăng giá điện, than, xăng dầu...
Các đại biểu dự phiên họp cũng tham gia nhiều ý kiến vào dự thảo Luật Đầu tư công; nhấn mạnh một số nội dung cơ bản các quy định về hoạt động đầu tư hoặc hỗ trợ đầu tư sử dụng vốn nhà nước vào chương trình, dự án phục vụ phát triển kinh tế-xã hội không có khả năng hoàn vốn trực tiếp; quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân liên quan đến đầu tư công và trách nhiệm quản lý nhà nước về đầu tư công.
Đối với dự thảo Luật Phá sản, nhiều đại biểu cho rằng, sau 9 năm thi hành Luật Phá sản ban hành năm 2004, việc sửa đổi Luật Phá sản trình Quốc hội lần này hết sức cần thiết, phù hợp với thực tiễn nền kinh tế đất nước trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế.
Trong đó, việc sửa đổi Luật Phá sản lần này tập trung vào việc xác định đối tượng áp dụng; tiêu chí xác định doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản; việc quản lý, thanh lý tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản; thẩm quyền của toà án các cấp đối với việc tiến hành thủ tục phá sản đối với doanh nghiệp, hợp tác xã; kể cả doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.../.
Tại phiên họp, các đại biểu xác định: mục tiêu nhiệm vụ và các chỉ tiêu chủ yếu của kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội trong năm 2014 là tiếp tục củng cố, ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo an sinh xã hội và kiềm chế lạm phát.
Tập trung tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, phục hồi nhịp độ tăng trưởng gắn với tái cơ cấu nền kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng và thực hiện 3 khâu đột phá chiến lược. Nâng cao chất lượng dịch vụ và thúc đẩy cạnh tranh khu vực; đẩy mạnh thu hút khách du lịch quốc tế; thực hiện cải cách doanh nghiệp nhà nước đi đôi với hỗ trợ phát triển các doanh nghiệp nhỏ và vừa, kinh tế hợp tác xã; phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao; thúc đẩy phát triển khoa học công nghệ để nâng cao khả năng cạnh tranh của nền kinh tế...
Dự kiến các chỉ tiêu kinh tế chủ yếu trong năm 2014 như GDP tăng khoảng 5,8% so với năm 2013; tổng kim ngạch xuất khẩu tăng khoảng 10%; tổng nguồn vốn đầu tư toàn xã hội chiếm khoảng 30% GDP; tỷ lệ hộ nghèo giảm 1,7-2%; tỷ lệ che phủ rừng đạt 41,5%; tỷ lệ dân số nông thôn được sử dụng nước hợp vệ sinh 85%...
Đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội 3 năm thực hiện kế hoạch 5 năm 2011-2015; đặc biệt là năm 2013 và phương hướng, nhiệm vụ kế hoạch phát triển năm 2014, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, trong 9 tháng qua, lạm phát tiếp tục được kiềm chế nhờ thực hiện quyết liệt, kiên trì các biện pháp, chính sách kinh tế vĩ mô.
GDP dự kiến cả năm 2013 tăng khoảng 5,4% so với 2012. Sản xuất công nghiệp, nhất là công nghiệp chế biến, chế tạo đã có những chuyển biến đáng kể tuy còn nhiều khó khăn; sản xuất nông nghiệp vẫn duy trì ổn định; dịch vụ phát triển với tốc độ tăng trưởng cao, đóng góp lớn nhất vào tăng trưởng GDP; thu hút và giải ngân vốn ODA đạt khá.
Tuy nhiên, nền kinh tế vẫn còn nhiều tồn tại, hạn chế; lạm phát tuy đã kiềm chế nhưng vẫn còn tiềm ẩn nguy cơ tăng trở lại; việc tiếp cận nguồn vốn tín dụng của doanh nghiệp còn nhiều khó khăn. Thị trường và sức mua còn yếu; trong đó, so với tháng 12/2012, chỉ số giá tiêu dùng 9 tháng qua tăng khoảng 4,63%; dự báo từ nay đến cuối năm chỉ số giá tiêu dùng có thể tăng cao hơn do các yếu tố như tăng giá điện, than, xăng dầu...
Các đại biểu dự phiên họp cũng tham gia nhiều ý kiến vào dự thảo Luật Đầu tư công; nhấn mạnh một số nội dung cơ bản các quy định về hoạt động đầu tư hoặc hỗ trợ đầu tư sử dụng vốn nhà nước vào chương trình, dự án phục vụ phát triển kinh tế-xã hội không có khả năng hoàn vốn trực tiếp; quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân liên quan đến đầu tư công và trách nhiệm quản lý nhà nước về đầu tư công.
Đối với dự thảo Luật Phá sản, nhiều đại biểu cho rằng, sau 9 năm thi hành Luật Phá sản ban hành năm 2004, việc sửa đổi Luật Phá sản trình Quốc hội lần này hết sức cần thiết, phù hợp với thực tiễn nền kinh tế đất nước trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế.
Trong đó, việc sửa đổi Luật Phá sản lần này tập trung vào việc xác định đối tượng áp dụng; tiêu chí xác định doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản; việc quản lý, thanh lý tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản; thẩm quyền của toà án các cấp đối với việc tiến hành thủ tục phá sản đối với doanh nghiệp, hợp tác xã; kể cả doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.../.
Quốc Việt (TTXVN)