Chiều 7/3, tại buổi họp báo do Bộ Giao thông Vận tải tổ chức, Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Hồng Trường khẳng định, mức thu phí đường cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh-Trung Lương là hợp lý và sẽ tổ chức thu phí song song trên Quốc lộ 1 nhằm hoàn vốn cho đường cao tốc, đồng thời giảm tải, tránh hư hỏng Quốc lộ 1.
Xung quanh việc thu phí đường cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh-Trung Lương, một số doanh nghiệp vận tải cho rằng, mức thu hiện tại (từ 1.000 đồng đến 8.000 đồng/km đối với từng loại xe) là quá cao, Thứ trưởng Nguyễn Hồng Trường lý giải: “Đường cao tốc này được xây dựng bằng hình thức BOT, sau khi hoàn thành năm 2010, Bộ Giao thông Vận tải đã xin ý kiến Chính phủ chưa thu phí. Mới đây, để đáp ứng hoàn vốn, Bộ trình Chính phủ tổ chức thu phí và tiến hành thu phí với dự án này. Thực chất mà nói với mức phí thu 1.000 đồng/km không phải là mức phí cao, so với một số nước mà Bộ tham khảo thì thấp hơn rất nhiều. Ngoài ra, việc thu phí này cũng đã được tính toán dựa trên thu nhập của người Việt Nam.”
Dẫn chứng cho vấn đề này, Thứ trưởng Trường đưa ra ví dụ, ở Trung Quốc đang thu 1 Nhân dân tệ/km, đường cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình thu đến 1.500 đồng/km nhưng không thấy đơn vị vận tải nào có ý kiến gì.
“Mức phí cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh-Trung Lương là hợp lý và sẽ thu để hoàn vốn, có tiền đầu tư dự án khác nên sẽ không có thay đổi,” Thứ trưởng Trường bày tỏ quan điểm.
Thứ trưởng Trường cũng khuyến cáo, mức phí ở đường Trung Lương cao chỉ là ý kiến của một vài doanh nghiệp, nếu doanh nghiệp tăng chi phí khác để giảm đầu vào thì phải cân nhắc kỹ càng bởi khi tăng người ta sẽ không thuê.
Trước băn khoăn về việc đặt trạm thu phí song song với đường cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh-Trung Lương trên Quốc lộ 1, Thứ trưởng Trường cho biết thêm: "Trong đề án BOT đã được Chính phủ phê duyệt cả hai trạm thu phí trên đường cao tốc và trên Quốc lộ 1."
Thứ trưởng Trường cũng tiết lộ, trước kia, xe đổ dồn về cao tốc Trung Lương 35.000 xe/ngày đêm nhưng sau khi ban hành biểu phí mới lượng xe giảm hẳn chỉ còn 14-15.000 xe/ngày đêm. Số xe còn lại chạy trên Quốc lộ 1 nên đường sẽ xuống cấp và hỏng.
Để tránh tình trạng xe trốn thu phí trên đường cao tốc Trung Lương mà đi vào đường Quốc lộ 1 gây quá tải nên trên tuyến quốc lộ này, Bộ vẫn để tồn tại trạm thu phí và thời gian tới vẫn sẽ tiếp tục thực hiện để góp phần hoàn vốn cho đường cao tốc Trung Lương.
Liên quan đến đề xuất phương án thu phí phương tiện cá nhân vào nội đô giờ cao điểm, Thứ trưởng Trường cho rằng, việc thu phí này là một biện pháp hiện đại.
“Về mặt chủ trương, Bộ kiến nghị Chính phủ cho thực hiện trong thời gian tới là để giảm ùn tắc, còn việc thực hiện thế nào thì hai thành phố Hà Nội và Hồ Chí Minh phải xây dựng đề án trên cơ sở đồng của các bộ ngành và nhân dân,” Thứ trưởng Trường nhấn mạnh.
Ngoài ra, thu phí phương tiện cá nhân lưu thông, theo Thứ trưởng Trường, thực chất đề xuất của Bộ là chú trọng vào đối tượng có xe từ 9-10 chỗ trở xuống.
Thứ trưởng Trường cho biết: “Thực tế, cơ sở hạ tầng của ta hiện nay rất hạn chế, nên cần tìm mọi biện pháp để giảm gia tăng phương tiện cá nhân. Hiện nay 1 tháng có từ 5-7 nghìn xe đăng ký mới.Việc tăng phí trước bạ, tăng phí đăng kiểm... đến giai đoạn 2015-2017 theo lộ trình WTO sẽ cắt giảm nên đưa giải pháp nhẹ nhất là chỉ thu phí đối tượng mua xe mục đích đi lại cá nhân, không phải kinh doanh. Những đối tượng này bỏ tiền mua xe được thì cũng có tiền để nộp phí.”
“Muốn giảm phương tiện cá nhân và ùn tắc, chỉ có hình thức là đánh trực tiếp vào người có phương tiện đấy. Đối tượng có tiền, có điều kiện mua xe nên thu phí là hợp lý,” Thứ trưởng Trường khẳng định./.
Xung quanh việc thu phí đường cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh-Trung Lương, một số doanh nghiệp vận tải cho rằng, mức thu hiện tại (từ 1.000 đồng đến 8.000 đồng/km đối với từng loại xe) là quá cao, Thứ trưởng Nguyễn Hồng Trường lý giải: “Đường cao tốc này được xây dựng bằng hình thức BOT, sau khi hoàn thành năm 2010, Bộ Giao thông Vận tải đã xin ý kiến Chính phủ chưa thu phí. Mới đây, để đáp ứng hoàn vốn, Bộ trình Chính phủ tổ chức thu phí và tiến hành thu phí với dự án này. Thực chất mà nói với mức phí thu 1.000 đồng/km không phải là mức phí cao, so với một số nước mà Bộ tham khảo thì thấp hơn rất nhiều. Ngoài ra, việc thu phí này cũng đã được tính toán dựa trên thu nhập của người Việt Nam.”
Dẫn chứng cho vấn đề này, Thứ trưởng Trường đưa ra ví dụ, ở Trung Quốc đang thu 1 Nhân dân tệ/km, đường cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình thu đến 1.500 đồng/km nhưng không thấy đơn vị vận tải nào có ý kiến gì.
“Mức phí cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh-Trung Lương là hợp lý và sẽ thu để hoàn vốn, có tiền đầu tư dự án khác nên sẽ không có thay đổi,” Thứ trưởng Trường bày tỏ quan điểm.
Thứ trưởng Trường cũng khuyến cáo, mức phí ở đường Trung Lương cao chỉ là ý kiến của một vài doanh nghiệp, nếu doanh nghiệp tăng chi phí khác để giảm đầu vào thì phải cân nhắc kỹ càng bởi khi tăng người ta sẽ không thuê.
Trước băn khoăn về việc đặt trạm thu phí song song với đường cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh-Trung Lương trên Quốc lộ 1, Thứ trưởng Trường cho biết thêm: "Trong đề án BOT đã được Chính phủ phê duyệt cả hai trạm thu phí trên đường cao tốc và trên Quốc lộ 1."
Thứ trưởng Trường cũng tiết lộ, trước kia, xe đổ dồn về cao tốc Trung Lương 35.000 xe/ngày đêm nhưng sau khi ban hành biểu phí mới lượng xe giảm hẳn chỉ còn 14-15.000 xe/ngày đêm. Số xe còn lại chạy trên Quốc lộ 1 nên đường sẽ xuống cấp và hỏng.
Để tránh tình trạng xe trốn thu phí trên đường cao tốc Trung Lương mà đi vào đường Quốc lộ 1 gây quá tải nên trên tuyến quốc lộ này, Bộ vẫn để tồn tại trạm thu phí và thời gian tới vẫn sẽ tiếp tục thực hiện để góp phần hoàn vốn cho đường cao tốc Trung Lương.
Liên quan đến đề xuất phương án thu phí phương tiện cá nhân vào nội đô giờ cao điểm, Thứ trưởng Trường cho rằng, việc thu phí này là một biện pháp hiện đại.
“Về mặt chủ trương, Bộ kiến nghị Chính phủ cho thực hiện trong thời gian tới là để giảm ùn tắc, còn việc thực hiện thế nào thì hai thành phố Hà Nội và Hồ Chí Minh phải xây dựng đề án trên cơ sở đồng của các bộ ngành và nhân dân,” Thứ trưởng Trường nhấn mạnh.
Ngoài ra, thu phí phương tiện cá nhân lưu thông, theo Thứ trưởng Trường, thực chất đề xuất của Bộ là chú trọng vào đối tượng có xe từ 9-10 chỗ trở xuống.
Thứ trưởng Trường cho biết: “Thực tế, cơ sở hạ tầng của ta hiện nay rất hạn chế, nên cần tìm mọi biện pháp để giảm gia tăng phương tiện cá nhân. Hiện nay 1 tháng có từ 5-7 nghìn xe đăng ký mới.Việc tăng phí trước bạ, tăng phí đăng kiểm... đến giai đoạn 2015-2017 theo lộ trình WTO sẽ cắt giảm nên đưa giải pháp nhẹ nhất là chỉ thu phí đối tượng mua xe mục đích đi lại cá nhân, không phải kinh doanh. Những đối tượng này bỏ tiền mua xe được thì cũng có tiền để nộp phí.”
“Muốn giảm phương tiện cá nhân và ùn tắc, chỉ có hình thức là đánh trực tiếp vào người có phương tiện đấy. Đối tượng có tiền, có điều kiện mua xe nên thu phí là hợp lý,” Thứ trưởng Trường khẳng định./.
Việt Hùng (Vietnam+)