Sở Tài nguyên và Môi trường Thành phố Hồ Chí Minh cho biết, những ngày gần đây, tình trạng nắng nóng, khô hạn kéo dài làm cho mực nước ngầm trên địa bàn nhiều quận huyện đang tụt xuống khá sâu.
Tình trạng này đã làm ảnh hưởng đến sinh hoạt và sản xuất của nhiều hộ dân, nhất là ở các quận, huyện vùng xa chưa có hệ thống nuớc máy.
Hiện ở huyện Củ Chi, Hóc Môn mực nước ngầm bị tụt xuống từ 0,4 đến 0,75m so với những tháng trước đây làm ảnh hưởng đến việc khai thác nước ngầm phục vụ cho sinh hoạt và sản xuất nông nghiệp của các hộ dân của các địa phương trên.
Tương tự, ở các huyện Bình Chánh, Thủ Đức và các quận có nhiều giếng nước ngầm như Tân Bình, Bình Tân... mực nước ngầm cũng tụt xuống khá nhiều.
Cũng theo Sở Tài nguyên-Môi trường, hiện toàn thành phố có hơn 200.000 giếng khoan các loại với công suất khai thác trên 1 triệu m3/ngày và có khoảng 1/3 dân số thành phố sử dụng nước ngầm vào mục đích sinh hoạt và sản xuất.
Đặc biệt thành phố còn có nhiều giếng khoan có qui mô khai thác từ vài chục ngàn m3 khối đến 100.000, 200.000 m3/ngày đêm như nhà máy nước ngầm Hóc Môn, các công ty sản xuất nước giải khát, rượu bia, nước tinh khiết ở các quận 12, Gò Vấp, Thủ Đức...
Các doanh nghiệp trên đều có giếng khai thác nước ngầm từ vài chục ngàn đến cả trăm ngàn m3/ngày đêm, càng làm cho tình trạng nước ngầm ngày càng cạn kiệt nhanh chóng dẫn tới nguồn nước ở tầng ngầm thứ hai đã có biểu hiện suy giảm đáng kể.
Nhiều khu vực, mật độ giếng khoan tập trung quá dày đã tạo thành các phễu nước, gây mất cân đối trong việc bổ sung trữ lượng nước ngầm. Ngoài ra, phần lớn các giếng khoan đều khai thác không phép hoặc quá mức cho phép.
Việc quản lý hàng trăm cơ sở chuyên khoan giếng và các đối tượng khai thác nước ngầm trên địa bàn thành phố chưa chặt chẽ khiến cho khối lượng nước bị khai thác hằng ngày quá lớn dẫn đến tình trạng mực nước ngầm của Thành phố Hồ Chí Minh bị tụt xuống gần 1m mỗi năm và nhất là gây ra tình trạng các tầng nước bị thấm và nhiễm bẩn, nhiễm mặn ngày càng nhanh hơn.
Để bảo vệ, khai thác nguồn nước ngầm hợp lý hơn và hạn chế tình trạng chất lượng nước đang bị xấu đi nhanh chóng ở khu vực ngoại thành, thành phố đang chỉ đạo các ngành chức năng kết hợp với các địa phương tổ chức quản lý chặt chẽ việc cấp phép cho các cơ sở khoan giếng và quản lý việc nhân dân tự khoan giếng và khai thác nước ngầm không xin phép.
Bên cạnh đó, thành phố cũng có kế hoạch giảm bớt lượng khai thác nước ngầm trong những năm tới và tăng cường khai thác và cung cấp cho sinh hoạt của thành phố từ nguồn nước mặt, nước sông và mở rộng mạng lưới cung cấp nước sạch cho các huyện ngoại thành./.
Tình trạng này đã làm ảnh hưởng đến sinh hoạt và sản xuất của nhiều hộ dân, nhất là ở các quận, huyện vùng xa chưa có hệ thống nuớc máy.
Hiện ở huyện Củ Chi, Hóc Môn mực nước ngầm bị tụt xuống từ 0,4 đến 0,75m so với những tháng trước đây làm ảnh hưởng đến việc khai thác nước ngầm phục vụ cho sinh hoạt và sản xuất nông nghiệp của các hộ dân của các địa phương trên.
Tương tự, ở các huyện Bình Chánh, Thủ Đức và các quận có nhiều giếng nước ngầm như Tân Bình, Bình Tân... mực nước ngầm cũng tụt xuống khá nhiều.
Cũng theo Sở Tài nguyên-Môi trường, hiện toàn thành phố có hơn 200.000 giếng khoan các loại với công suất khai thác trên 1 triệu m3/ngày và có khoảng 1/3 dân số thành phố sử dụng nước ngầm vào mục đích sinh hoạt và sản xuất.
Đặc biệt thành phố còn có nhiều giếng khoan có qui mô khai thác từ vài chục ngàn m3 khối đến 100.000, 200.000 m3/ngày đêm như nhà máy nước ngầm Hóc Môn, các công ty sản xuất nước giải khát, rượu bia, nước tinh khiết ở các quận 12, Gò Vấp, Thủ Đức...
Các doanh nghiệp trên đều có giếng khai thác nước ngầm từ vài chục ngàn đến cả trăm ngàn m3/ngày đêm, càng làm cho tình trạng nước ngầm ngày càng cạn kiệt nhanh chóng dẫn tới nguồn nước ở tầng ngầm thứ hai đã có biểu hiện suy giảm đáng kể.
Nhiều khu vực, mật độ giếng khoan tập trung quá dày đã tạo thành các phễu nước, gây mất cân đối trong việc bổ sung trữ lượng nước ngầm. Ngoài ra, phần lớn các giếng khoan đều khai thác không phép hoặc quá mức cho phép.
Việc quản lý hàng trăm cơ sở chuyên khoan giếng và các đối tượng khai thác nước ngầm trên địa bàn thành phố chưa chặt chẽ khiến cho khối lượng nước bị khai thác hằng ngày quá lớn dẫn đến tình trạng mực nước ngầm của Thành phố Hồ Chí Minh bị tụt xuống gần 1m mỗi năm và nhất là gây ra tình trạng các tầng nước bị thấm và nhiễm bẩn, nhiễm mặn ngày càng nhanh hơn.
Để bảo vệ, khai thác nguồn nước ngầm hợp lý hơn và hạn chế tình trạng chất lượng nước đang bị xấu đi nhanh chóng ở khu vực ngoại thành, thành phố đang chỉ đạo các ngành chức năng kết hợp với các địa phương tổ chức quản lý chặt chẽ việc cấp phép cho các cơ sở khoan giếng và quản lý việc nhân dân tự khoan giếng và khai thác nước ngầm không xin phép.
Bên cạnh đó, thành phố cũng có kế hoạch giảm bớt lượng khai thác nước ngầm trong những năm tới và tăng cường khai thác và cung cấp cho sinh hoạt của thành phố từ nguồn nước mặt, nước sông và mở rộng mạng lưới cung cấp nước sạch cho các huyện ngoại thành./.
Hoàng Anh (Vietnam+)