Qua khảo sát của Đoàn Địa chất 704 tại một số huyện thuộc tỉnh Đắk Lắk, Đắk Nông và Gia Lai, mực nước ngầm tiềm năng ở Tây Nguyên ngày càng suy giảm nghiêm trọng.
Cụ thể, tại các huyện trong diện khảo sát ở Đắk Lắk, từ những năm 2006 trở về trước, có thể khai thác tối đa 0,6 triệu mét khối/ngày thì nay chỉ còn chưa đầy 0,4 triệu mét khối/ngày.
Anh Y May Niê và gia đình chị Nguyễn Thị Hồng, phường Thống Nhất, thị xã Buôn Hồ (tỉnh Đắk Lắk) có giếng đào sâu 22-28m. Trước đây hai giếng này bơm tưới cho 2-3ha càphê liên tục trong 10 giờ liền vẫn chưa cạn kiệt, nhưng mùa khô năm nay mới bơm tưới 1ha đã kiệt nước.
Theo giáo sư Ngô Đình Tuấn (Đại học Thủy lợi Hà Nội), lượng mưa hàng năm ít đi, mùa khô kéo dài, diện tích rừng Tây Nguyên ngày càng bị thu hẹp, lớp phủ bề mặt của đất cũng giảm, cộng với diện tích các loại cây trồng cần nước tưới ồ ạt tăng nhanh, nhất là cây càphê, nên xảy ra tình trạng khai thác nguồn nước ngầm quá mức làm mực nước ngầm tụt giảm từ 3-5m so với trước.
Bởi vậy, các cơ quan chức năng, các nhà khoa học đề xuất các tỉnh Tây Nguyên nhanh chóng giảm diện tích càphê, tăng nhanh diện tích rừng trồng, đồng thời chủ động hơn trong việc quy hoạch, khai thác, sử dụng nguồn nước ngầm hợp lý để phục vụ tốt hơn nhu cầu phát triển kinh tế, xã hội trên địa bàn.
Các nhà khoa học cũng đề xuất nước ngầm ở Tây Nguyên phải ưu tiên cho nhu cầu dân sinh, không thể khai thác tưới càphê tràn lan, thiếu kiểm soát như hiện nay./.
Cụ thể, tại các huyện trong diện khảo sát ở Đắk Lắk, từ những năm 2006 trở về trước, có thể khai thác tối đa 0,6 triệu mét khối/ngày thì nay chỉ còn chưa đầy 0,4 triệu mét khối/ngày.
Anh Y May Niê và gia đình chị Nguyễn Thị Hồng, phường Thống Nhất, thị xã Buôn Hồ (tỉnh Đắk Lắk) có giếng đào sâu 22-28m. Trước đây hai giếng này bơm tưới cho 2-3ha càphê liên tục trong 10 giờ liền vẫn chưa cạn kiệt, nhưng mùa khô năm nay mới bơm tưới 1ha đã kiệt nước.
Theo giáo sư Ngô Đình Tuấn (Đại học Thủy lợi Hà Nội), lượng mưa hàng năm ít đi, mùa khô kéo dài, diện tích rừng Tây Nguyên ngày càng bị thu hẹp, lớp phủ bề mặt của đất cũng giảm, cộng với diện tích các loại cây trồng cần nước tưới ồ ạt tăng nhanh, nhất là cây càphê, nên xảy ra tình trạng khai thác nguồn nước ngầm quá mức làm mực nước ngầm tụt giảm từ 3-5m so với trước.
Bởi vậy, các cơ quan chức năng, các nhà khoa học đề xuất các tỉnh Tây Nguyên nhanh chóng giảm diện tích càphê, tăng nhanh diện tích rừng trồng, đồng thời chủ động hơn trong việc quy hoạch, khai thác, sử dụng nguồn nước ngầm hợp lý để phục vụ tốt hơn nhu cầu phát triển kinh tế, xã hội trên địa bàn.
Các nhà khoa học cũng đề xuất nước ngầm ở Tây Nguyên phải ưu tiên cho nhu cầu dân sinh, không thể khai thác tưới càphê tràn lan, thiếu kiểm soát như hiện nay./.
Quang Huy (Vietnam+)