Sáng 22/9, Ban chỉ huy Phòng chống lụt bão công trình thủy lợi Dầu Tiếng đã ra thông báo khẩn về tăng cường các biện pháp phòng chống lụt bão do mực nước hồ Dầu Tiếng đang ở mức báo động 1.
Những ngày qua, do mưa lớn kéo dài, mực nước đo được tại hồ lúc 8 giờ 30 sáng 22/9 đạt cao trình 22,05m (báo động 1 là 22m).
Hiện nay, mực nước hồ hằng ngày trung bình lên từ 15cm đến 17cm, ứng với lưu lượng đến từ 332,25 m3/s-359,53m3/s. Do đó, mọi hoạt động trong hệ thống công trình thủy lợi Dầu Tiếng phải duy trì thực hiện nghiêm theo quy chế phòng chống lụt bão ở mức báo động 1.
Ban chủ huy phòng chống lụt bão công trình thủy lợi Dầu Tiếng yêu cầu công ty Trách nhiệm hữu hạn MTV Khai thác thủy lợi Dầu Tiếng-Phước Hòa phối hợp với lực lượng công an hồ nước làm nhiệm vụ thường trực tại vị trí đã được phân công. Kiểm tra, quan trắc, tuần tra bảo vệ các hạng mục công trình theo quy chế báo động 1, nhất là khu vực tràn xả lũ, đập chính, đập phụ, đập phụ Suối Đá, Bầu Vuông; thực hiện nghiêm chế độ báo cáo thỉnh thị kịp thời.
Bên cạnh đó, Ban chỉ huy phòng chống lụt bão các địa phương: Tây Ninh, Bình Dương, Long An và Thành phố Hồ Chí Minh cần chủ động đề phòng và ứng cứu trong mọi tình huống, nhằm hạn chế thấp nhất về người và tài sản cho nhân dân trong vùng ảnh hưởng. Đặc biệt là trong trường hợp có mưa lớn đầu nguồn, nước tập trung về hồ vượt quy trình, hồ phải xả lũ với lưu lượng lớn xuống sông Sài Gòn và sông Vàm Cỏ Đông./.
Những ngày qua, do mưa lớn kéo dài, mực nước đo được tại hồ lúc 8 giờ 30 sáng 22/9 đạt cao trình 22,05m (báo động 1 là 22m).
Hiện nay, mực nước hồ hằng ngày trung bình lên từ 15cm đến 17cm, ứng với lưu lượng đến từ 332,25 m3/s-359,53m3/s. Do đó, mọi hoạt động trong hệ thống công trình thủy lợi Dầu Tiếng phải duy trì thực hiện nghiêm theo quy chế phòng chống lụt bão ở mức báo động 1.
Ban chủ huy phòng chống lụt bão công trình thủy lợi Dầu Tiếng yêu cầu công ty Trách nhiệm hữu hạn MTV Khai thác thủy lợi Dầu Tiếng-Phước Hòa phối hợp với lực lượng công an hồ nước làm nhiệm vụ thường trực tại vị trí đã được phân công. Kiểm tra, quan trắc, tuần tra bảo vệ các hạng mục công trình theo quy chế báo động 1, nhất là khu vực tràn xả lũ, đập chính, đập phụ, đập phụ Suối Đá, Bầu Vuông; thực hiện nghiêm chế độ báo cáo thỉnh thị kịp thời.
Bên cạnh đó, Ban chỉ huy phòng chống lụt bão các địa phương: Tây Ninh, Bình Dương, Long An và Thành phố Hồ Chí Minh cần chủ động đề phòng và ứng cứu trong mọi tình huống, nhằm hạn chế thấp nhất về người và tài sản cho nhân dân trong vùng ảnh hưởng. Đặc biệt là trong trường hợp có mưa lớn đầu nguồn, nước tập trung về hồ vượt quy trình, hồ phải xả lũ với lưu lượng lớn xuống sông Sài Gòn và sông Vàm Cỏ Đông./.
Vũ Tiến Lực (TTXVN/Vietnam+)