Tại hội nghị triển khai kế hoạch phục vụ Tết Tân Mão 2011 tổ chức ngày 21/10, Sở Công Thương Hà Nội dự báo trong tháng Tết, tổng mức lưu chuyển hàng hóa bán lẻ tăng khoảng 20-22% so với các tháng trong năm, ước đạt 19.200 tỷ đồng/tháng.
Nhu cầu tiêu dùng trong tháng Tết được Sở Công Thương Hà Nội tính toán như sau, lương thực khoảng 65.000 tấn với nguồn cung cho khu vực nội thành chủ yếu từ các đại lý, mạng lưới của Tổng Công ty Lương thực miền Bắc và các hộ kinh doanh tại chợ.
Nhu cầu thịt lợn khoảng 12.000 tấn lợn hơi với 70% lượng hàng cung cấp từ các lò giết mổ tập trung ở Hà Nội và 30% từ các tỉnh lân cận; thịt trâu bò khoảng 3.000 tấn với 25% từ các lò giết mổ tại Hà Nội, 75% từ một số tỉnh giáp ranh; thịt gia cầm khoảng 6.000 tấn với nguồn cung tại Hà Nội và nhập khẩu.
Nhu cầu thủy hải sản lên tới 5.000 tấn, rau củ quả 90.000 tấn, bánh mứt kẹo khoảng 1.300 tấn, rượu bia nước giải khát khoảng 80 triệu lít, xăng dầu khoảng 50 triệu lít.
Trước nhu cầu tiêu dùng tháng Tết tăng cao, các doanh nghiệp đã chủ động dự trữ hàng hóa phục vụ người tiêu dùng đủ về số lượng, đảm bảo về chất lượng. Trong đó, các doanh nghiệp lớn đóng vai trò chủ đạo như Tổng Công ty Lương thực miền Bắc, Tổng Công ty thương mại Hà Nội, Công ty Xăng dầu Khu vực I, Tổng Công ty Rượu bia - nước giải khát, các Trung tâm thương mại, siêu thị trên địa bàn Hà Nội…
Cũng trong năm nay, Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội đã chi 400 tỷ đồng cho 14 doanh nghiệp vay vốn với lãi suất 0% dự trữ 9 nhóm mặt hàng thiết yếu phục vụ bình ổn giá. Các doanh nghiệp này đã dự trữ đủ số lượng hàng theo yêu cầu của thành phố đồng thời cam kết bán thấp hơn giá thị trường 10% khi có biến động về giá cả, nguồn hàng.
Tuy nhiên, Sở Công thương Hà Nội cũng dự báo, chỉ số giá tiêu dùng tháng Tết Tân Mão sẽ cao hơn các tháng trong năm. Riêng trong tháng 10 này, chỉ số giá tiêu dùng tại địa bàn Hà Nội tăng 1,22% so với tháng 9 và là mức tăng cao nhất trong 8 tháng trở lại đây.
Các doanh nghiệp cũng đề nghị Bộ Công thương sớm thông tin về giá các mặt hàng trọng yếu có ảnh hưởng lớn đến đời sống kinh tế xã hội như ga, điện, nước, xăng dầu…để doanh nghiệp chủ động xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh.
Đồng thời, doanh nghiệp cũng đề xuất thành phố sớm cho phép các xe vận chuyển hàng lương thực, thực phẩm, tiêu dùng, xăng dầu phục vụ Tết đi vào các giờ cấm trong nội thành để kịp thời phục vụ nhân dân./.
Nhu cầu tiêu dùng trong tháng Tết được Sở Công Thương Hà Nội tính toán như sau, lương thực khoảng 65.000 tấn với nguồn cung cho khu vực nội thành chủ yếu từ các đại lý, mạng lưới của Tổng Công ty Lương thực miền Bắc và các hộ kinh doanh tại chợ.
Nhu cầu thịt lợn khoảng 12.000 tấn lợn hơi với 70% lượng hàng cung cấp từ các lò giết mổ tập trung ở Hà Nội và 30% từ các tỉnh lân cận; thịt trâu bò khoảng 3.000 tấn với 25% từ các lò giết mổ tại Hà Nội, 75% từ một số tỉnh giáp ranh; thịt gia cầm khoảng 6.000 tấn với nguồn cung tại Hà Nội và nhập khẩu.
Nhu cầu thủy hải sản lên tới 5.000 tấn, rau củ quả 90.000 tấn, bánh mứt kẹo khoảng 1.300 tấn, rượu bia nước giải khát khoảng 80 triệu lít, xăng dầu khoảng 50 triệu lít.
Trước nhu cầu tiêu dùng tháng Tết tăng cao, các doanh nghiệp đã chủ động dự trữ hàng hóa phục vụ người tiêu dùng đủ về số lượng, đảm bảo về chất lượng. Trong đó, các doanh nghiệp lớn đóng vai trò chủ đạo như Tổng Công ty Lương thực miền Bắc, Tổng Công ty thương mại Hà Nội, Công ty Xăng dầu Khu vực I, Tổng Công ty Rượu bia - nước giải khát, các Trung tâm thương mại, siêu thị trên địa bàn Hà Nội…
Cũng trong năm nay, Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội đã chi 400 tỷ đồng cho 14 doanh nghiệp vay vốn với lãi suất 0% dự trữ 9 nhóm mặt hàng thiết yếu phục vụ bình ổn giá. Các doanh nghiệp này đã dự trữ đủ số lượng hàng theo yêu cầu của thành phố đồng thời cam kết bán thấp hơn giá thị trường 10% khi có biến động về giá cả, nguồn hàng.
Tuy nhiên, Sở Công thương Hà Nội cũng dự báo, chỉ số giá tiêu dùng tháng Tết Tân Mão sẽ cao hơn các tháng trong năm. Riêng trong tháng 10 này, chỉ số giá tiêu dùng tại địa bàn Hà Nội tăng 1,22% so với tháng 9 và là mức tăng cao nhất trong 8 tháng trở lại đây.
Các doanh nghiệp cũng đề nghị Bộ Công thương sớm thông tin về giá các mặt hàng trọng yếu có ảnh hưởng lớn đến đời sống kinh tế xã hội như ga, điện, nước, xăng dầu…để doanh nghiệp chủ động xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh.
Đồng thời, doanh nghiệp cũng đề xuất thành phố sớm cho phép các xe vận chuyển hàng lương thực, thực phẩm, tiêu dùng, xăng dầu phục vụ Tết đi vào các giờ cấm trong nội thành để kịp thời phục vụ nhân dân./.
Đinh Thị Thuận (TTXVN/Vietnam+)