Ngày 16/12, Bộ Y tế đã tổ chức Hội thảo "Báo cáo kết quả nghiên cứu tình hình thực hiện bảo hiểm y tế học sinh, sinh viên."
Được biết, theo Luật Bảo hiểm y tế từ ngày 1/1/2010, học sinh, sinh viên chính thức trở thành nhóm bắt buộc tham gia bảo hiểm y tế với mức đóng thực hiện ở mức 3% mức lương tối thiểu, thống nhất thực hiện trên toàn quốc, không phân biệt giữa vùng nông thôn và thành thị.
Học sinh, sinh viên tham gia bảo hiểm y tế được ngân sách Nhà nước hỗ trợ một phần (tối thiểu bằng 30% mức đóng); mức hỗ trợ cụ thể do Ủy ban Nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quyết định.
Theo Bộ Giáo dục và Đào tạo, năm 2010, ước tính Việt Nam có khoảng 25 triệu học sinh sinh viên. Chính vì vậy, bao phủ bảo hiểm y tế học sinh, sinh viên là một nhiệm vụ quan trọng trong lộ trình tiến tới bảo hiểm y tế toàn dân.
Qua nghiên cứu có thể thấy việc mở rộng diện bao phủ bảo hiểm y tế học sinh, sinh viên có thể được tổ chức hiệu quả hơn nữa thông qua một số biện pháp về nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước, tuyên truyền về chính sách và nâng cao chất lượng khám chữa bệnh bằng bảo hiểm y tế.
Hiện mức đóng bảo hiểm y tế còn cao so với khả năng đóng góp của học sinh, sinh viên khu vực nông thôn và những vùng có điều kiện kinh tế khó khăn.
Bên cạnh đó, nhà trường còn gặp khó khăn trong việc sử dụng có hiệu quả nguồn quỹ bảo hiểm y tế được trích lại phục vụ cho công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu cho học sinh, sinh viên.
Đáng chú ý là việc các nhà trường vận động học sinh, sinh viên tham dự bảo hiểm y tế thương mại với tỷ lệ cao tương tự so với tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế có thể được đánh giá là một gánh nặng cho học sinh phải tham gia quá nhiều hình thức bảo hiểm...
"Nghiên cứu đánh giá tình hình thực hiện bảo hiểm y tế học sinh, sinh viên sau một năm thực hiện Luật Bảo hiểm y tế" tại ba tỉnh đại diện cho ba khu vực (Ninh Bình, Nghệ An và Tiền Giang) với tổng số 342 học sinh và sinh viên tham gia cho thấy tỷ lệ tham gia bảo hiểm y tế ở Ninh Bình là cao nhất, chiếm khoảng 94%, sau đó là Tiền Giang 79%; và Nghệ An 77%.
Tỷ lệ tham gia bảo hiểm y tế học sinh, sinh viên của khối cao đẳng, đại học không ổn định, cá biệt có năm học (2008-2010) giảm xuống còn 30%.
81,4% học sinh, sinh viên được hỏi về lý do tham gia bảo hiểm y tế cho rằng tham gia vì thấy cần thiết cho sức khỏe; 18% trả lời tham gia do nhà trường yêu cầu phải mua bảo hiểm y tế và chỉ có 0,6% trả lời do gia đình yêu cầu.
Hầu hết học sinh, sinh viên cho rằng thời gian phù hợp để thực hiện thu bảo hiểm y tế là vào đầu năm học và chỉ thu một lần trong khoảng thời hạn 30 ngày.
Đặc biệt, nghiên cứu cũng chỉ ra rằng qua điều tra, hầu hết học sinh, sinh viên đều cho rằng giảm mức đóng bảo hiểm y tế là hình thức tốt nhất để khuyến khích họ tham gia bảo hiểm y tế nhiều hơn.
Các đại biểu tham gia hội thảo đã đưa ra nhiều đề xuất, kiến nghị để giúp việc thực hiện Luật bảo hiểm y tế đối với học sinh, sinh viên thời gian tới có hiệu quả hơn như cần có sự phối hợp liên ngành và ký ban hành văn bản về bảo hiểm y tế với Bảo hiểm xã hội và Sở Giáo dục-Đào tạo; phối hợp với Sở Giáo dục-Đào tạo trong việc hướng dẫn các trường học thực hiện chi Quỹ chăm sóc sức khỏe ban đầu cho học sinh, sinh viên; tăng cường tổ chức tuyên truyền về chính sách bảo hiểm y tế để nâng cao ý thức cho học sinh, sinh viên vẫn là biện pháp hiệu quả nhất.../.
Được biết, theo Luật Bảo hiểm y tế từ ngày 1/1/2010, học sinh, sinh viên chính thức trở thành nhóm bắt buộc tham gia bảo hiểm y tế với mức đóng thực hiện ở mức 3% mức lương tối thiểu, thống nhất thực hiện trên toàn quốc, không phân biệt giữa vùng nông thôn và thành thị.
Học sinh, sinh viên tham gia bảo hiểm y tế được ngân sách Nhà nước hỗ trợ một phần (tối thiểu bằng 30% mức đóng); mức hỗ trợ cụ thể do Ủy ban Nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quyết định.
Theo Bộ Giáo dục và Đào tạo, năm 2010, ước tính Việt Nam có khoảng 25 triệu học sinh sinh viên. Chính vì vậy, bao phủ bảo hiểm y tế học sinh, sinh viên là một nhiệm vụ quan trọng trong lộ trình tiến tới bảo hiểm y tế toàn dân.
Qua nghiên cứu có thể thấy việc mở rộng diện bao phủ bảo hiểm y tế học sinh, sinh viên có thể được tổ chức hiệu quả hơn nữa thông qua một số biện pháp về nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước, tuyên truyền về chính sách và nâng cao chất lượng khám chữa bệnh bằng bảo hiểm y tế.
Hiện mức đóng bảo hiểm y tế còn cao so với khả năng đóng góp của học sinh, sinh viên khu vực nông thôn và những vùng có điều kiện kinh tế khó khăn.
Bên cạnh đó, nhà trường còn gặp khó khăn trong việc sử dụng có hiệu quả nguồn quỹ bảo hiểm y tế được trích lại phục vụ cho công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu cho học sinh, sinh viên.
Đáng chú ý là việc các nhà trường vận động học sinh, sinh viên tham dự bảo hiểm y tế thương mại với tỷ lệ cao tương tự so với tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế có thể được đánh giá là một gánh nặng cho học sinh phải tham gia quá nhiều hình thức bảo hiểm...
"Nghiên cứu đánh giá tình hình thực hiện bảo hiểm y tế học sinh, sinh viên sau một năm thực hiện Luật Bảo hiểm y tế" tại ba tỉnh đại diện cho ba khu vực (Ninh Bình, Nghệ An và Tiền Giang) với tổng số 342 học sinh và sinh viên tham gia cho thấy tỷ lệ tham gia bảo hiểm y tế ở Ninh Bình là cao nhất, chiếm khoảng 94%, sau đó là Tiền Giang 79%; và Nghệ An 77%.
Tỷ lệ tham gia bảo hiểm y tế học sinh, sinh viên của khối cao đẳng, đại học không ổn định, cá biệt có năm học (2008-2010) giảm xuống còn 30%.
81,4% học sinh, sinh viên được hỏi về lý do tham gia bảo hiểm y tế cho rằng tham gia vì thấy cần thiết cho sức khỏe; 18% trả lời tham gia do nhà trường yêu cầu phải mua bảo hiểm y tế và chỉ có 0,6% trả lời do gia đình yêu cầu.
Hầu hết học sinh, sinh viên cho rằng thời gian phù hợp để thực hiện thu bảo hiểm y tế là vào đầu năm học và chỉ thu một lần trong khoảng thời hạn 30 ngày.
Đặc biệt, nghiên cứu cũng chỉ ra rằng qua điều tra, hầu hết học sinh, sinh viên đều cho rằng giảm mức đóng bảo hiểm y tế là hình thức tốt nhất để khuyến khích họ tham gia bảo hiểm y tế nhiều hơn.
Các đại biểu tham gia hội thảo đã đưa ra nhiều đề xuất, kiến nghị để giúp việc thực hiện Luật bảo hiểm y tế đối với học sinh, sinh viên thời gian tới có hiệu quả hơn như cần có sự phối hợp liên ngành và ký ban hành văn bản về bảo hiểm y tế với Bảo hiểm xã hội và Sở Giáo dục-Đào tạo; phối hợp với Sở Giáo dục-Đào tạo trong việc hướng dẫn các trường học thực hiện chi Quỹ chăm sóc sức khỏe ban đầu cho học sinh, sinh viên; tăng cường tổ chức tuyên truyền về chính sách bảo hiểm y tế để nâng cao ý thức cho học sinh, sinh viên vẫn là biện pháp hiệu quả nhất.../.
Thu Phương (TTXVN/Vietnam+)