Từ thành thị náo nhiệt, chúng tôi ngược dốc (chừng 70km) để lên với đất Mường Chậm, thuộc xã vùng cao Lũng Vân, huyện Tân Lạc (Hòa Bình).
Trong cái lạnh đến thấu xương của tiết trời giá rét, bản Mường Chậm hiện lên như một bức tranh quê núi đẹp êm đềm. Trên khắp các sườn đồi, lưng núi lác đác những cánh đào phai, dưới thung lũng sương mù ken đặc trên những ngọn cây cùng với khói bếp lan man một màu bình yên, ấm cúng.
Người Mường Chậm đang náo nức đón một Năm mới với cuộc sống no ấm, đầy đủ hơn.
Xã vùng cao Lũng Vân, huyện Tân Lạc nằm ở độ cao gần 2.000m so với mặt nước biển, sương mù bao phủ quanh năm và nhiệt độ chênh lệch so với vùng thấp khoảng 5-6 độ nên mùa Hè luôn mát mẻ, còn mùa Đông và mùa Xuân thì tiết trời lạnh giá.
Toàn xã có khoảng 450 nóc nhà nằm rải rác ở 12 xóm và ngăn cách bởi núi non, trông có vẻ rời rạc nhưng thực tế lại được chằng buộc với nhau bằng sợi dây của tình đoàn kết. Dưới sự dẫn dắt của cấp ủy Đảng, chính quyền và các đoàn thể, người dân Mường Chậm luôn góp sức, chung tay xây dựng cuộc sống mới.
Mời chúng tôi chén nước lá cây rừng, Bí thư Đảng ủy xã Lũng Vân, Hà Đức Thọ tâm sự, trước đây khi nhắc đến Mường Chậm là người ta nghĩ ngay đến một vùng đất xa xôi, hẻo lánh, sống biệt lập, lắm hủ tục và nghèo khó.
Cả xã có tới 60% hộ nghèo, nếp sống lại tự cấp, tự túc nên đã cản trở con đường phát triển kinh tế, xã hội ở nơi này. Thế nhưng, nhờ sự năng động của Đảng bộ và chính quyền xã, nhân dân Mường Chậm đã đẩy lùi những hủ tục và nghèo đói bằng cách phá thế độc canh, chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi, xây dựng làng văn hóa, gia đình văn hóa. Đồng thời, nhờ có những dự án lớn đầu tư trên địa bàn xã, đặc biệt là hiệu quả từ các Chương trình hỗ trợ kịp thời của quốc gia cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số nên Mường Chậm đã và đang có những đổi thay nhanh chóng.
Đường giao thông, trạm y tế, trường học được xây dựng khang trang, điện lưới quốc gia được kéo về thắp sáng núi rừng. Có chợ trung tâm cụm xã làm chỗ giao thương mua bán các mặt hàng giữa miền ngược với miền xuôi nên từ con lợn, con gà đến hạt bắp, củ khoai người dân làm ra đều trở thành hàng hóa...
Mừng hơn cả là từ năm 2007 đến nay Lũng Vân đã rút ra khỏi danh sách những xã thuộc diện vùng 135 của tỉnh.
Đặt niềm tin vào chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước, giờ đây, trên những vùng đồi núi Lũng Vân đã được phủ xanh bởi bạt ngàn cây rau màu và hoa trái. Không còn cảnh đồi trọc, đất để hoang như trước nữa, nhiều trang trại trồng rừng, cây ăn quả kết hợp với chăn nuôi lớn đã được hình thành và phát triển cho thu nhập khá.
Cuộc sống của người dân Mường Chậm đã thực sự khấm khá, nhiều gia đình đã mua sắm được những trang thiết bị sinh hoạt hiện đại và có điều kiện đầu tư cho con em đến trường.
Xuân Nhâm Thìn năm nay, người Mường Chậm như được nhân thêm nhiều niềm vui khi đời sống kinh tế, văn hóa đã giảm bớt những khó khăn, người dân đã có nước sạch để dùng, hơn thế những con đường liên xóm, bản đã được đầu tư xóa đi cảm giác xa xôi, gian khó của bà con.
Trở lại vùng đất Mường Chậm, xã Lũng Vân, huyện Tân Lạc (Hòa Bình) trong những ngày này có thể thấy mảnh đất nghèo khó, lắm hủ tục trước đây nay đã khoác trên mình màu xanh của lá, màu đỏ của hoa, làng bản trù phú, sung túc.
Nếu như trước đây Lũng Vân được coi là một xã nghèo nhất của huyện Tân Lạc với 60% số hộ thuộc diện nghèo thì nay số hộ nghèo của xã đã giảm xuống còn 31%, số hộ khá giàu trong xã ngày càng tăng; 85% hộ gia đình trong xã đã được công nhận đạt tiêu chuẩn văn hóa, 7/12 khu dân cư đạt danh hiệu làng văn hóa.
Hàng năm cứ mỗi độ Tết đến Xuân về, Đảng ủy và chính quyền xã lại tổ chức đi thăm hỏi, chúc Tết và tặng quà những hộ gia đình chính sách, gia đình có hoàn cảnh khó khăn, người khuyết tật và trẻ mồ côi. Ngoài ra, xã còn tổ chức thi đấu bóng chuyền, bắn nỏ, ném còn …để đồng bào được đón Tết vui tươi, lành mạnh.
Chia tay Mường Chậm khi những vạt mây mỏng vương vấn trên những ngọn đồi, những cánh hoa mơ trắng, hoa đào hồng còn e ấp, chúng tôi tin tưởng rằng thắng lợi và niềm tin về cuộc sống no ấm, giàu đẹp hơn sẽ đến với người dân ở xứ sở mây trắng này… ./.
Trong cái lạnh đến thấu xương của tiết trời giá rét, bản Mường Chậm hiện lên như một bức tranh quê núi đẹp êm đềm. Trên khắp các sườn đồi, lưng núi lác đác những cánh đào phai, dưới thung lũng sương mù ken đặc trên những ngọn cây cùng với khói bếp lan man một màu bình yên, ấm cúng.
Người Mường Chậm đang náo nức đón một Năm mới với cuộc sống no ấm, đầy đủ hơn.
Xã vùng cao Lũng Vân, huyện Tân Lạc nằm ở độ cao gần 2.000m so với mặt nước biển, sương mù bao phủ quanh năm và nhiệt độ chênh lệch so với vùng thấp khoảng 5-6 độ nên mùa Hè luôn mát mẻ, còn mùa Đông và mùa Xuân thì tiết trời lạnh giá.
Toàn xã có khoảng 450 nóc nhà nằm rải rác ở 12 xóm và ngăn cách bởi núi non, trông có vẻ rời rạc nhưng thực tế lại được chằng buộc với nhau bằng sợi dây của tình đoàn kết. Dưới sự dẫn dắt của cấp ủy Đảng, chính quyền và các đoàn thể, người dân Mường Chậm luôn góp sức, chung tay xây dựng cuộc sống mới.
Mời chúng tôi chén nước lá cây rừng, Bí thư Đảng ủy xã Lũng Vân, Hà Đức Thọ tâm sự, trước đây khi nhắc đến Mường Chậm là người ta nghĩ ngay đến một vùng đất xa xôi, hẻo lánh, sống biệt lập, lắm hủ tục và nghèo khó.
Cả xã có tới 60% hộ nghèo, nếp sống lại tự cấp, tự túc nên đã cản trở con đường phát triển kinh tế, xã hội ở nơi này. Thế nhưng, nhờ sự năng động của Đảng bộ và chính quyền xã, nhân dân Mường Chậm đã đẩy lùi những hủ tục và nghèo đói bằng cách phá thế độc canh, chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi, xây dựng làng văn hóa, gia đình văn hóa. Đồng thời, nhờ có những dự án lớn đầu tư trên địa bàn xã, đặc biệt là hiệu quả từ các Chương trình hỗ trợ kịp thời của quốc gia cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số nên Mường Chậm đã và đang có những đổi thay nhanh chóng.
Đường giao thông, trạm y tế, trường học được xây dựng khang trang, điện lưới quốc gia được kéo về thắp sáng núi rừng. Có chợ trung tâm cụm xã làm chỗ giao thương mua bán các mặt hàng giữa miền ngược với miền xuôi nên từ con lợn, con gà đến hạt bắp, củ khoai người dân làm ra đều trở thành hàng hóa...
Mừng hơn cả là từ năm 2007 đến nay Lũng Vân đã rút ra khỏi danh sách những xã thuộc diện vùng 135 của tỉnh.
Đặt niềm tin vào chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước, giờ đây, trên những vùng đồi núi Lũng Vân đã được phủ xanh bởi bạt ngàn cây rau màu và hoa trái. Không còn cảnh đồi trọc, đất để hoang như trước nữa, nhiều trang trại trồng rừng, cây ăn quả kết hợp với chăn nuôi lớn đã được hình thành và phát triển cho thu nhập khá.
Cuộc sống của người dân Mường Chậm đã thực sự khấm khá, nhiều gia đình đã mua sắm được những trang thiết bị sinh hoạt hiện đại và có điều kiện đầu tư cho con em đến trường.
Xuân Nhâm Thìn năm nay, người Mường Chậm như được nhân thêm nhiều niềm vui khi đời sống kinh tế, văn hóa đã giảm bớt những khó khăn, người dân đã có nước sạch để dùng, hơn thế những con đường liên xóm, bản đã được đầu tư xóa đi cảm giác xa xôi, gian khó của bà con.
Trở lại vùng đất Mường Chậm, xã Lũng Vân, huyện Tân Lạc (Hòa Bình) trong những ngày này có thể thấy mảnh đất nghèo khó, lắm hủ tục trước đây nay đã khoác trên mình màu xanh của lá, màu đỏ của hoa, làng bản trù phú, sung túc.
Nếu như trước đây Lũng Vân được coi là một xã nghèo nhất của huyện Tân Lạc với 60% số hộ thuộc diện nghèo thì nay số hộ nghèo của xã đã giảm xuống còn 31%, số hộ khá giàu trong xã ngày càng tăng; 85% hộ gia đình trong xã đã được công nhận đạt tiêu chuẩn văn hóa, 7/12 khu dân cư đạt danh hiệu làng văn hóa.
Hàng năm cứ mỗi độ Tết đến Xuân về, Đảng ủy và chính quyền xã lại tổ chức đi thăm hỏi, chúc Tết và tặng quà những hộ gia đình chính sách, gia đình có hoàn cảnh khó khăn, người khuyết tật và trẻ mồ côi. Ngoài ra, xã còn tổ chức thi đấu bóng chuyền, bắn nỏ, ném còn …để đồng bào được đón Tết vui tươi, lành mạnh.
Chia tay Mường Chậm khi những vạt mây mỏng vương vấn trên những ngọn đồi, những cánh hoa mơ trắng, hoa đào hồng còn e ấp, chúng tôi tin tưởng rằng thắng lợi và niềm tin về cuộc sống no ấm, giàu đẹp hơn sẽ đến với người dân ở xứ sở mây trắng này… ./.
Vũ Hà (TTXVN/Vietnam+)