Những ngày cận kề Tết Nguyên đán Tân Mão, những ai có mặt ở Ea Tul, huyện Cư M'gar-Đăk Lăk, khi đồng bào ở đây vừa thu hoạch xong vụ càphê 2010-2011, có thể dễ dàng thấy không khí chuẩn bị đón chào năm mới và lập thành tích chào mừng Đại hội đại biểu Đảng toàn quốc lần thứ XI, từ buôn đầu xã cho đến buôn xa nhất, ở đâu cũng thấy không khí lao động khẩn trương.
Tiếng máy xát càphê nổ giòn giã, nhiều hộ đã tranh thủ bấm cành càphê chuẩn bị cho vụ chăm sóc mới, có hộ thì tranh thủ phơi càphê nhân thật khô để cất vào bao.
Niên vụ càphê 2010-2011 vừa qua, nhiều nơi ở Tây Nguyên bị sụt giảm năng suất, sản lượng, nhưng ở Ea Tul, nhờ đất đai màu mỡ, lại biết chăm sóc đúng kỹ thuật và không chịu ảnh hưởng của thiên tai bão lũ lên năng suất cà phê cao hơn niên vụ trước, bình quân mỗi hécta đạt hơn 3 tấn càphê nhân. Nhờ vậy đời sống kinh tế của bà con khấm khá hơn, nhiều hộ sau vụ thu hái càphê đã tính toán việc đầu tư xây dựng nhà mới khang trang, sắm ôtô đắt tiền.
Ông Tô Văn, Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy xã cho biết: “Chỉ mấy năm gần đây thôi mà xã Ea Tul tiến bộ vượt bậc. Không những an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được củng cố vững chắc, văn hóa phát triển, đặc biệt là kinh tế và đời sống nhân dân có bước tiến rõ rệt. Bộ mặt các thôn, buôn khang trang chẳng kém gì phố phường.”
Cũng theo ông Tô Văn, nguyên nhân Ea Tul phát triển nhanh, trước hết là do có sự quan tâm đầu tư lớn của Đảng, Nhà nước. Chỉ trong khoảng 10 năm trở lại đây, Ea Tul được đầu tư hơn 100 tỷ đồng cho xây dựng đường giao thông từ huyện vào xã và từ trung tâm xã tới 13 thôn, buôn; xây dựng 3 hồ thủy lợi, 4 trường học, 1 bệnh xá và 10 nhà văn hóa cộng đồng; xây dựng đường điện và kéo điện vào tận từng hộ gia đình cho đồng bào dân tộc thiểu số.
Các Chương trình 132 và 134 của Chính phủ được thực hiện đã giải quyết những khó khăn, thiếu thốn, giúp bà con ổn định cuộc sống và đầu tư phát triển kinh tế. Là vùng chuyên canh các loại cây công nghiệp, hiện Ea Tul đang có 3.243ha càphê, 445ha cao su, 80ha điều và 7ha tiêu; với 1.944 hộ, bình quân đất nông nghiệp ở Ea Tul đạt hơn 2,5 ha/hộ.
Được sự hướng dẫn tận tình của các cán bộ phụ trách, nhiều hộ trước đây thuộc diện nghèo, nay được hỗ trợ vốn, biết tính toán làm ăn nên đã có thu nhập cao, trở thành những triệu phú, tỷ phú như Y Siêm Niê, Y Khắt Niê, Ma Ren, Ma Yiêu, Y Jer Ktla, Y Suê Ktla, Ma Thơm, Y Song Niê, Y Biêr…
Theo báo cáo của Hội Nông dân xã, trong năm 2010, toàn xã có hơn 600 hộ đạt danh hiệu “Nông dân sản xuất giỏi”, chiếm hơn 26% tổng số hộ dân toàn xã, trong đó có 9 hộ đạt danh hiệu "Nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi" cấp tỉnh. Hàng chục hộ xây được nhà cao tầng với mức chi phí từ 500 triệu đồng trở lên, nhiều gia đình sắm được ôtô làm phương tiện đi lại.
Đến thăm gia đình anh Ma Ren ở buôn Sah A, ngay trong buổi sáng Đại hội đại biểu Đảng toàn quốc lần thứ XI khai mạc, cả nhà đang quây quần bên chiếc tivi LCD 42 inch để xem phiên khai mạc của Đại hội.
Anh Ma Ren dẫn chúng tôi tới phía sau nhà để khoe chiếc xe ôtô Ford 7 chỗ anh mới mua hơn 700 triệu đồng để đưa đón con đi học. Anh Ma Ren thổ lộ: “Căn nhà lầu hai tầng gia đình mình xây và chiếc xe ôtô này mình mua cũng là nguồn thu từ 6ha cà phê đấy!.”
Với 6ha càphê năm nay Ma Ren thu được hơn 18 tấn nhân, với tổng giá trị khoảng hơn 600 triệu đồng. Cũng như hết thảy các hộ khác trong buôn Sah A, không chỉ lo toan làm giàu, Ma Ren còn biết nuôi dạy các con học hành chu đáo. Hiện vợ chồng Ma Ren đang nuôi 5 con ăn học từ tiểu học đến phổ thông trung học. Ma Ren cả quyết với đà làm ăn thuận lợi như hiện nay, mình sẽ nuôi các con học lên đến đại học.
Gia đình Y Khắt Niê ở đầu buôn Sah A, anh là trưởng giáo họ Công giáo xã Ea Tul với tổng số 3.133 tín đồ. Về đời sống kinh tế của bà con trong giáo họ, Y Khắt cho biết: trong tổng số 690 hộ Công giáo ở xã Ea Tul, hiện tỷ lệ hộ nghèo chỉ còn 15%, bà con trong giáo họ không phân biệt Kinh-Thượng, luôn biết đoàn kết, giúp đỡ nhau vươn lên. Đặc biệt, việc chăm lo cho con cái học hành luôn đặt lên hàng đầu, bản thân nhà Y Khắt hiện đang nuôi 3 học đại học Y khoa Huế và Trung cấp nghề.
Dạo một vòng quanh các buôn dân tộc Ê đê, cảm nhận về một Ea Tul đặc biệt khó khăn đã lùi vào dĩ vãng. Chỉ mới hơn 3 năm trước đây thôi, Tỉnh lộ 8 từ trung tâm huyện về xã còn đầy trắc trở, bụi bặm về mùa khô, lầy lội trong mùa mưa.
Vào thời điểm ấy, Ea Tul đang là xã nghèo, với hơn 30% hộ diện thiếu đói. Vậy mà nay Ea Tul thay da đổi thịt, đã khang trang, sầm uất chẳng kém gì thị trấn, thị tứ. Tỉnh lộ 8 từ huyện vào xã đã được thảm nhựa, đường liên thôn buôn hầu hết đã rải nhựa và cấp phối đá dăm; trong 13 thôn, buôn, hàng chục căn nhà lầu cao 2-3 tầng, mang dáng dấp hiện đại đã mọc lên cạnh những ngôi nhà sàn truyền thống của đồng bào Ê đê. Ea Tul thực sự trở thành điểm sáng ở huyện Cư Mgar.
Những thành tựu ấy như là một món quà đầy ý nghĩa của Đảng bộ và nhân dân các dân tộc xã Ea Tul để chào mừng Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI./.
Tiếng máy xát càphê nổ giòn giã, nhiều hộ đã tranh thủ bấm cành càphê chuẩn bị cho vụ chăm sóc mới, có hộ thì tranh thủ phơi càphê nhân thật khô để cất vào bao.
Niên vụ càphê 2010-2011 vừa qua, nhiều nơi ở Tây Nguyên bị sụt giảm năng suất, sản lượng, nhưng ở Ea Tul, nhờ đất đai màu mỡ, lại biết chăm sóc đúng kỹ thuật và không chịu ảnh hưởng của thiên tai bão lũ lên năng suất cà phê cao hơn niên vụ trước, bình quân mỗi hécta đạt hơn 3 tấn càphê nhân. Nhờ vậy đời sống kinh tế của bà con khấm khá hơn, nhiều hộ sau vụ thu hái càphê đã tính toán việc đầu tư xây dựng nhà mới khang trang, sắm ôtô đắt tiền.
Ông Tô Văn, Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy xã cho biết: “Chỉ mấy năm gần đây thôi mà xã Ea Tul tiến bộ vượt bậc. Không những an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được củng cố vững chắc, văn hóa phát triển, đặc biệt là kinh tế và đời sống nhân dân có bước tiến rõ rệt. Bộ mặt các thôn, buôn khang trang chẳng kém gì phố phường.”
Cũng theo ông Tô Văn, nguyên nhân Ea Tul phát triển nhanh, trước hết là do có sự quan tâm đầu tư lớn của Đảng, Nhà nước. Chỉ trong khoảng 10 năm trở lại đây, Ea Tul được đầu tư hơn 100 tỷ đồng cho xây dựng đường giao thông từ huyện vào xã và từ trung tâm xã tới 13 thôn, buôn; xây dựng 3 hồ thủy lợi, 4 trường học, 1 bệnh xá và 10 nhà văn hóa cộng đồng; xây dựng đường điện và kéo điện vào tận từng hộ gia đình cho đồng bào dân tộc thiểu số.
Các Chương trình 132 và 134 của Chính phủ được thực hiện đã giải quyết những khó khăn, thiếu thốn, giúp bà con ổn định cuộc sống và đầu tư phát triển kinh tế. Là vùng chuyên canh các loại cây công nghiệp, hiện Ea Tul đang có 3.243ha càphê, 445ha cao su, 80ha điều và 7ha tiêu; với 1.944 hộ, bình quân đất nông nghiệp ở Ea Tul đạt hơn 2,5 ha/hộ.
Được sự hướng dẫn tận tình của các cán bộ phụ trách, nhiều hộ trước đây thuộc diện nghèo, nay được hỗ trợ vốn, biết tính toán làm ăn nên đã có thu nhập cao, trở thành những triệu phú, tỷ phú như Y Siêm Niê, Y Khắt Niê, Ma Ren, Ma Yiêu, Y Jer Ktla, Y Suê Ktla, Ma Thơm, Y Song Niê, Y Biêr…
Theo báo cáo của Hội Nông dân xã, trong năm 2010, toàn xã có hơn 600 hộ đạt danh hiệu “Nông dân sản xuất giỏi”, chiếm hơn 26% tổng số hộ dân toàn xã, trong đó có 9 hộ đạt danh hiệu "Nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi" cấp tỉnh. Hàng chục hộ xây được nhà cao tầng với mức chi phí từ 500 triệu đồng trở lên, nhiều gia đình sắm được ôtô làm phương tiện đi lại.
Đến thăm gia đình anh Ma Ren ở buôn Sah A, ngay trong buổi sáng Đại hội đại biểu Đảng toàn quốc lần thứ XI khai mạc, cả nhà đang quây quần bên chiếc tivi LCD 42 inch để xem phiên khai mạc của Đại hội.
Anh Ma Ren dẫn chúng tôi tới phía sau nhà để khoe chiếc xe ôtô Ford 7 chỗ anh mới mua hơn 700 triệu đồng để đưa đón con đi học. Anh Ma Ren thổ lộ: “Căn nhà lầu hai tầng gia đình mình xây và chiếc xe ôtô này mình mua cũng là nguồn thu từ 6ha cà phê đấy!.”
Với 6ha càphê năm nay Ma Ren thu được hơn 18 tấn nhân, với tổng giá trị khoảng hơn 600 triệu đồng. Cũng như hết thảy các hộ khác trong buôn Sah A, không chỉ lo toan làm giàu, Ma Ren còn biết nuôi dạy các con học hành chu đáo. Hiện vợ chồng Ma Ren đang nuôi 5 con ăn học từ tiểu học đến phổ thông trung học. Ma Ren cả quyết với đà làm ăn thuận lợi như hiện nay, mình sẽ nuôi các con học lên đến đại học.
Gia đình Y Khắt Niê ở đầu buôn Sah A, anh là trưởng giáo họ Công giáo xã Ea Tul với tổng số 3.133 tín đồ. Về đời sống kinh tế của bà con trong giáo họ, Y Khắt cho biết: trong tổng số 690 hộ Công giáo ở xã Ea Tul, hiện tỷ lệ hộ nghèo chỉ còn 15%, bà con trong giáo họ không phân biệt Kinh-Thượng, luôn biết đoàn kết, giúp đỡ nhau vươn lên. Đặc biệt, việc chăm lo cho con cái học hành luôn đặt lên hàng đầu, bản thân nhà Y Khắt hiện đang nuôi 3 học đại học Y khoa Huế và Trung cấp nghề.
Dạo một vòng quanh các buôn dân tộc Ê đê, cảm nhận về một Ea Tul đặc biệt khó khăn đã lùi vào dĩ vãng. Chỉ mới hơn 3 năm trước đây thôi, Tỉnh lộ 8 từ trung tâm huyện về xã còn đầy trắc trở, bụi bặm về mùa khô, lầy lội trong mùa mưa.
Vào thời điểm ấy, Ea Tul đang là xã nghèo, với hơn 30% hộ diện thiếu đói. Vậy mà nay Ea Tul thay da đổi thịt, đã khang trang, sầm uất chẳng kém gì thị trấn, thị tứ. Tỉnh lộ 8 từ huyện vào xã đã được thảm nhựa, đường liên thôn buôn hầu hết đã rải nhựa và cấp phối đá dăm; trong 13 thôn, buôn, hàng chục căn nhà lầu cao 2-3 tầng, mang dáng dấp hiện đại đã mọc lên cạnh những ngôi nhà sàn truyền thống của đồng bào Ê đê. Ea Tul thực sự trở thành điểm sáng ở huyện Cư Mgar.
Những thành tựu ấy như là một món quà đầy ý nghĩa của Đảng bộ và nhân dân các dân tộc xã Ea Tul để chào mừng Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI./.
Việt Dũng (TTXVN/Vietnam+)