Trước khi chia tay, cô bé hướng dẫn viên du lịch tiết lộ, chỉ có đoàn khách chúng tôi là đi Nga theo một tour du lịch văn hóa được thiết kê riêng, “không giống ai”. Có lẽ điều này khiến cho những ấn tượng về xứ sở bạch dương trong tôi càng thêm rực rỡ khó phai...
Bất kỳ ai yêu nước Nga cũng đã từng ngây ngất trước "Mùa Thu vàng" của Levitan và mong một lần tận mắt nhìn ngắm phong cảnh ấy. Mùa Thu vàng nước Nga thực sự còn kỳ thú hơn vạn lần tranh vẽ.
Mùa thu Nga ở vườn của Lev
Theo chân hướng dẫn viên người Việt, một tiến sĩ ngữ văn của Đại học Lomonosov, chúng tôi đã có một ngày trọn vẹn xuôi ngoại ô Mátxcơva về thành phố Tula thăm điền trang Yasnaya Polyana của đại văn hào Lev Tolstoi. Tula cũng là quê hương của loại ấm shamova nổi tiếng, gắn liền với hình ảnh một nước Nga to lớn và đôn hậu.
Đang độ cuối thu, đầu đông nhưng trời xanh và mây trắng cứ bồng bềnh như mơ. Xe chúng tôi trôi giữa những cánh rừng bạch dương, rừng phong bạt ngàn lá vàng, lá đỏ rực rỡ. Sắc lá thu vàng xuộm và đỏ ối như thế này chỉ kéo dài đúng hai tuần.
Và chúng tôi may mắn được chiêm ngưỡng phong cảnh tuyệt mỹ này. Bởi vì chỉ ít ngày sau đó, rời Mátxcơva về St. Peterburg đúng ngày tuyết rơi đầu mùa, thì cũng vẫn còn lá vàng, nhưng lúc này đã là những thảm lá vàng ủ rũ trong tuyết.
Điền trang của đại văn hào cách Mátxcơva 200km, nằm ngay bên đường, là điểm đến không thể bỏ qua đối với du khách từ khắp nơi trên thế giới. Điền trang rộng hàng trăm ha. Những cây sồi, cây phong, bạch dương và táo đều đã thành cổ thụ, nằm soi bóng bên hồ nước.
Phong cảnh đẹp như tranh thủy mặc. Như tất cả những du khách đến đây, chúng tôi cũng nhặt riêng cho mình những chùm lá phong vàng rượi, mang về làm quà cho người thân ở nhà. Những bịch táo xanh, táo đỏ vị ngọt mát, thơm giòn cũng được hái ngay trong vườn và bán cho du khách với giả rẻ như cho.
Ngay cả ngôi nhà gỗ, nơi vị Bá tước-nhà văn vĩ đại Lev Tolstoi đã sống và làm việc trước kia nay là phòng trưng bày, cũng đơn sơ, giản dị và khiêm nhường. Thấp thoáng dưới vòm cây phong cổ thụ là những ngôi nhà nhỏ bằng gỗ của những người phục vụ trong điền trang.
Nữ dịch giả Minh Hiền, người đã sống ở Nga nhiều năm, không giấu được sự ngậm ngùi: "Các điền trang của Nga, những nơi chứa đựng một vẻ đẹp rất đặc trưng cho nông thôn Nga đang bị thu hẹp dần, thậm chí bỏ hoang khi lực lượng lao động nông thôn đang đổ ra thành phố".
Nhưng chị Hiền cũng không quên dặn chúng tôi trước khi rời điền trang phải mua món bánh mật ong vốn là đặc sản của Tula, thứ quà có vị thơm mát, lại để được suốt mấy tháng trời.
Trước khi rời Tula, chúng tôi đã kịp thưởng thức một bữa ăn mang đậm phong vị Nga tại một nhà hàng nhỏ bằng gỗ nép trong một cánh rừng, có đủ cả bánh mỳ đen, dưa chuột muối, súp củ cải đỏ và trứng cá.
Và công trình nghệ thuật
Nước Nga chinh phục du khách không chỉ bằng kỳ quan thiên nhiên mà còn nhờ những công trình kiến trúc vĩ đại. Bước chân vào cửa ngõ Mátxcơva, chúng tôi tất thảy đều sững sờ trước quần thể điện Kremlin, Quảng trường Đỏ, Nhà thờ "Bảy củ hành", Tháp đồng hồ Ivan, Trường đại học Lomonosov… những quần thể kiến trúc độc đáo được biết đến như biểu tượng của nước Nga. Trong đó, điện Kremlin xây dựng từ năm 1475, được UNESCO công nhận là di sản thế giới.
Trong khoảng thời gian rảnh rỗi hiếm hoi, chúng tôi còn tranh thủ đi xem các ga tàu điện ngầm - một trong những hệ thống tàu điện ngầm đẹp nhất và hiện đại nhất thế giới.
Đây không chỉ là công trình giao thông mà còn là tác phẩm nghệ thuật độc đáo như một cung điện ngầm trong lòng đất...
Rời Mátxcơva, chúng tôi đáp máy bay tới thành phố St. Petersburg, nơi đây được xem là Venice phương Bắc với những toà nhà tráng lệ theo lối kiến trúc Italy, hệ thống kênh đào chằng chịt với vô số chiếc cầu vắt qua sông Neva uốn lượn quanh co.
Với 48 tiếng đồng hồ gần như không ngủ, chúng tôi cũng chỉ kịp lướt qua vô số những đền đài, cung điện, tượng đài, thánh đường... tráng lệ của cố đô xưa.
St. Petersburg nổi tiếng với Di sản thiên nhiên thế giới - Cung điện mùa Đông, nay là bảo tàng Hermitage. Nơi đây lưu trữ hàng triệu tác phẩm nghệ thuật bất hủ của Ai Cập, Hy Lạp, La Mã, từ phương Đông cho đến phương Tây... với nhiều bộ sưu tập tranh nguyên bản của các danh hoạ Leonardo da Vinci, Rubens, Rembrandt, Michelangelo.
Ngày cuối cùng ở Nga, chúng tôi ghé thăm hai cung điện Mùa Hè và Mùa Thu của Sa hoàng và Nữ hoàng Ekaterina đệ nhị.
Cung điện Nữ hoàng Ekaterina đệ nhị nằm tại thành phố Puskin với căn phòng hổ phách nổi tiếng. Bóng chiều rải nét buồn u uẩn trên những lối vào công viên ngợp lá vàng. Từ cuối tháng 5 cho đến đầu tháng 7, St. Petersburg không có ban đêm.
Với những đêm trắng mùa hè, St. Petersburg được UNESCO công nhận là thành phố du lịch hấp dẫn thứ 8 của thế giới. Nếu còn có thời gian, chúng tôi sẽ có dịp thăm kỹ hơn Đại giáo đường Thánh Issac, một trong những nhà thờ có mái vòm lớn nhất thế giới, chiến hạm Rạng Đông...
Còn quá nhiều lời mời gọi nhưng đành hẹn trở lại nước Nga vào Mùa Thu sau./.
Bất kỳ ai yêu nước Nga cũng đã từng ngây ngất trước "Mùa Thu vàng" của Levitan và mong một lần tận mắt nhìn ngắm phong cảnh ấy. Mùa Thu vàng nước Nga thực sự còn kỳ thú hơn vạn lần tranh vẽ.
Mùa thu Nga ở vườn của Lev
Theo chân hướng dẫn viên người Việt, một tiến sĩ ngữ văn của Đại học Lomonosov, chúng tôi đã có một ngày trọn vẹn xuôi ngoại ô Mátxcơva về thành phố Tula thăm điền trang Yasnaya Polyana của đại văn hào Lev Tolstoi. Tula cũng là quê hương của loại ấm shamova nổi tiếng, gắn liền với hình ảnh một nước Nga to lớn và đôn hậu.
Đang độ cuối thu, đầu đông nhưng trời xanh và mây trắng cứ bồng bềnh như mơ. Xe chúng tôi trôi giữa những cánh rừng bạch dương, rừng phong bạt ngàn lá vàng, lá đỏ rực rỡ. Sắc lá thu vàng xuộm và đỏ ối như thế này chỉ kéo dài đúng hai tuần.
Và chúng tôi may mắn được chiêm ngưỡng phong cảnh tuyệt mỹ này. Bởi vì chỉ ít ngày sau đó, rời Mátxcơva về St. Peterburg đúng ngày tuyết rơi đầu mùa, thì cũng vẫn còn lá vàng, nhưng lúc này đã là những thảm lá vàng ủ rũ trong tuyết.
Điền trang của đại văn hào cách Mátxcơva 200km, nằm ngay bên đường, là điểm đến không thể bỏ qua đối với du khách từ khắp nơi trên thế giới. Điền trang rộng hàng trăm ha. Những cây sồi, cây phong, bạch dương và táo đều đã thành cổ thụ, nằm soi bóng bên hồ nước.
Phong cảnh đẹp như tranh thủy mặc. Như tất cả những du khách đến đây, chúng tôi cũng nhặt riêng cho mình những chùm lá phong vàng rượi, mang về làm quà cho người thân ở nhà. Những bịch táo xanh, táo đỏ vị ngọt mát, thơm giòn cũng được hái ngay trong vườn và bán cho du khách với giả rẻ như cho.
Ngay cả ngôi nhà gỗ, nơi vị Bá tước-nhà văn vĩ đại Lev Tolstoi đã sống và làm việc trước kia nay là phòng trưng bày, cũng đơn sơ, giản dị và khiêm nhường. Thấp thoáng dưới vòm cây phong cổ thụ là những ngôi nhà nhỏ bằng gỗ của những người phục vụ trong điền trang.
Nữ dịch giả Minh Hiền, người đã sống ở Nga nhiều năm, không giấu được sự ngậm ngùi: "Các điền trang của Nga, những nơi chứa đựng một vẻ đẹp rất đặc trưng cho nông thôn Nga đang bị thu hẹp dần, thậm chí bỏ hoang khi lực lượng lao động nông thôn đang đổ ra thành phố".
Nhưng chị Hiền cũng không quên dặn chúng tôi trước khi rời điền trang phải mua món bánh mật ong vốn là đặc sản của Tula, thứ quà có vị thơm mát, lại để được suốt mấy tháng trời.
Trước khi rời Tula, chúng tôi đã kịp thưởng thức một bữa ăn mang đậm phong vị Nga tại một nhà hàng nhỏ bằng gỗ nép trong một cánh rừng, có đủ cả bánh mỳ đen, dưa chuột muối, súp củ cải đỏ và trứng cá.
Và công trình nghệ thuật
Nước Nga chinh phục du khách không chỉ bằng kỳ quan thiên nhiên mà còn nhờ những công trình kiến trúc vĩ đại. Bước chân vào cửa ngõ Mátxcơva, chúng tôi tất thảy đều sững sờ trước quần thể điện Kremlin, Quảng trường Đỏ, Nhà thờ "Bảy củ hành", Tháp đồng hồ Ivan, Trường đại học Lomonosov… những quần thể kiến trúc độc đáo được biết đến như biểu tượng của nước Nga. Trong đó, điện Kremlin xây dựng từ năm 1475, được UNESCO công nhận là di sản thế giới.
Trong khoảng thời gian rảnh rỗi hiếm hoi, chúng tôi còn tranh thủ đi xem các ga tàu điện ngầm - một trong những hệ thống tàu điện ngầm đẹp nhất và hiện đại nhất thế giới.
Đây không chỉ là công trình giao thông mà còn là tác phẩm nghệ thuật độc đáo như một cung điện ngầm trong lòng đất...
Rời Mátxcơva, chúng tôi đáp máy bay tới thành phố St. Petersburg, nơi đây được xem là Venice phương Bắc với những toà nhà tráng lệ theo lối kiến trúc Italy, hệ thống kênh đào chằng chịt với vô số chiếc cầu vắt qua sông Neva uốn lượn quanh co.
Với 48 tiếng đồng hồ gần như không ngủ, chúng tôi cũng chỉ kịp lướt qua vô số những đền đài, cung điện, tượng đài, thánh đường... tráng lệ của cố đô xưa.
St. Petersburg nổi tiếng với Di sản thiên nhiên thế giới - Cung điện mùa Đông, nay là bảo tàng Hermitage. Nơi đây lưu trữ hàng triệu tác phẩm nghệ thuật bất hủ của Ai Cập, Hy Lạp, La Mã, từ phương Đông cho đến phương Tây... với nhiều bộ sưu tập tranh nguyên bản của các danh hoạ Leonardo da Vinci, Rubens, Rembrandt, Michelangelo.
Ngày cuối cùng ở Nga, chúng tôi ghé thăm hai cung điện Mùa Hè và Mùa Thu của Sa hoàng và Nữ hoàng Ekaterina đệ nhị.
Cung điện Nữ hoàng Ekaterina đệ nhị nằm tại thành phố Puskin với căn phòng hổ phách nổi tiếng. Bóng chiều rải nét buồn u uẩn trên những lối vào công viên ngợp lá vàng. Từ cuối tháng 5 cho đến đầu tháng 7, St. Petersburg không có ban đêm.
Với những đêm trắng mùa hè, St. Petersburg được UNESCO công nhận là thành phố du lịch hấp dẫn thứ 8 của thế giới. Nếu còn có thời gian, chúng tôi sẽ có dịp thăm kỹ hơn Đại giáo đường Thánh Issac, một trong những nhà thờ có mái vòm lớn nhất thế giới, chiến hạm Rạng Đông...
Còn quá nhiều lời mời gọi nhưng đành hẹn trở lại nước Nga vào Mùa Thu sau./.
Bài viết được đăng tải theo thỏa thuận bằng văn bản giữa tạp chí Doanh Nhân của VCCI và Vietnam+ |
(Doanh Nhân/Vietnam+)