Ngày 21/10, chòm sao băng nổi tiếng Orion ((Lạp Hộ) đã tạo ra một cơn mưa sao băng tuyệt đẹp xuống Trái Đất.
Các nhà thiên văn học cho biết con người có thể chứng kiến hiện tượng trên từ ngày 20- 25/10, nhưng trận mưa sao băng đạt cực điểm đã xảy ra vào tối 20/10- rạng sáng 21/10, với 20 đến 30 vệt/giờ.
Hiện tượng đẹp từ tự nhiên này là dịp để nhiều người trên thế giới chiêm ngưỡng và cầu nguyện cho mình những điều may mắn.
Các nhà nghiên cứu giải thích điều này có nghĩa là vô số hạt bụi chiếu sáng từ chòm sao Orion đã lọt vào bầu khí quyển Trái đất và cháy. Mưa sao băng Orionids là “sản phẩm” của Halley – sao chổi mà con người có thể thấy theo chu kỳ 75 tới 76 năm. Trên thực tế, Halley là sao chổi nổi tiếng nhất trong số các sao chổi xuất hiện theo chu kỳ.
[Quan sát tốt nhất mưa sao băng vào rạng sáng 21/10]
Trong những giai đoạn nhất định, khoảng cách giữa Halley và Mặt Trời đủ gần, nhiệt từ Mặt Trời khiến vật chất thoát khỏi sao chổi.
Khi địa cầu lọt vào vùng vật chất ấy, các hạt có kích thước lớn lao vào bầu khí quyển với tốc độ lên tới 145.000km/giờ và bốc cháy trong vài giây, tạo nên những vệt sáng. Các vệt sáng dường như xuất phát từ chòm sao Orion nên người ta gọi hiện tượng trên này là mưa sao băng Orionids.
Chòm sao Orion được phát hiện vào năm 1869 và là chòm sao quen thuộc nhất đối với các nhà thiên văn học, do có nhiều ngôi sao với cường độ ánh sáng cao và dễ dàng quan sát được từ cả hai bán cầu Bắc và Nam./.
Các nhà thiên văn học cho biết con người có thể chứng kiến hiện tượng trên từ ngày 20- 25/10, nhưng trận mưa sao băng đạt cực điểm đã xảy ra vào tối 20/10- rạng sáng 21/10, với 20 đến 30 vệt/giờ.
Hiện tượng đẹp từ tự nhiên này là dịp để nhiều người trên thế giới chiêm ngưỡng và cầu nguyện cho mình những điều may mắn.
Các nhà nghiên cứu giải thích điều này có nghĩa là vô số hạt bụi chiếu sáng từ chòm sao Orion đã lọt vào bầu khí quyển Trái đất và cháy. Mưa sao băng Orionids là “sản phẩm” của Halley – sao chổi mà con người có thể thấy theo chu kỳ 75 tới 76 năm. Trên thực tế, Halley là sao chổi nổi tiếng nhất trong số các sao chổi xuất hiện theo chu kỳ.
[Quan sát tốt nhất mưa sao băng vào rạng sáng 21/10]
Trong những giai đoạn nhất định, khoảng cách giữa Halley và Mặt Trời đủ gần, nhiệt từ Mặt Trời khiến vật chất thoát khỏi sao chổi.
Khi địa cầu lọt vào vùng vật chất ấy, các hạt có kích thước lớn lao vào bầu khí quyển với tốc độ lên tới 145.000km/giờ và bốc cháy trong vài giây, tạo nên những vệt sáng. Các vệt sáng dường như xuất phát từ chòm sao Orion nên người ta gọi hiện tượng trên này là mưa sao băng Orionids.
Chòm sao Orion được phát hiện vào năm 1869 và là chòm sao quen thuộc nhất đối với các nhà thiên văn học, do có nhiều ngôi sao với cường độ ánh sáng cao và dễ dàng quan sát được từ cả hai bán cầu Bắc và Nam./.
Thạch Thảo (Vietnam+)