Cứ đến tháng Giêng, hàng loạt gia đình ở Hà Nội lại rơi vào cảnh khóc dở mếu dở vì người giúp việc về quê ăn Tết rồi nghỉ luôn. Lấy lý do người nhà ốm hoặc bận việc đồng áng nhưng thực chất đó chỉ là chiêu để họ tìm chỗ làm mới lương cao hơn, đãi ngộ tốt hơn.
Mùa giúp việc đổi chủ
Sau Tết âm lịch, vì nhiều lý do khách quan, nhiều người giúp việc về quê ăn Tết đã không quay lại theo đúng lịch hẹn. Không ít người giúp việc ra làm được vài hôm thấy nhớ nhà hoặc đã lên kế hoạch sẵn, lại lấy lý do cá nhân để xin về.
Chị Lan, nhân viên một công ty cung cấp tạp vụ, người giúp việc cho biết, rất nhiều gia đình đổ xô đi kiếm người giúp việc mỗi dịp ra Giêng vì tình trạng "một đi, không trở lại" khá nhiều.
Nguyên nhân chủ yếu khiến người giúp việc có thể tự ý bỏ việc là do đa số chủ nhà chỉ làm việc với người giúp việc bằng miệng, không có giao kèo hợp đồng. Đa số các trung tâm giới thiệu việc làm cũng chỉ ký kết với khách trong khoản giới thiệu người còn thời hạn làm việc là do chủ nhà và người giúp việc tự thỏa thuận.
Thường thì mỗi đợt về quê ăn Tết, những người làm nghề giúp việc lại có dịp gặp gỡ, kể cho nhau nghe về lương, cách đối đãi của chủ nhà hoặc truyền nhau những lời giới thiệu việc làm mới hấp dẫn hơn, từ đó họ quyết định bỏ chủ nhà cũ để tìm chủ nhà mới.
Chị Trần Thị Tý (Kim Bảng, Hà Nam) chia sẻ: “Tôi được một chị cùng quê giới thiệu cho chủ nhà mới tốt hơn nên quyết định nghỉ việc chỗ cũ. Chỗ mới chỉ trả lương cao hơn 200.000 đồng nhưng tôi phải làm ít việc hơn, gia đình còn hứa sẽ chuẩn bị cho tôi một khoản thưởng Tết bên cạnh quà Tết mang về quê nếu tôi làm tốt công việc.”
Tuy nhiên, lương không phải là yếu tố quan trọng nhất đối với những người làm nghề giúp việc hiện nay. Đa số người giúp việc đều chia sẻ rằng môi trường làm việc cũng như cách đối đãi của chủ nhà là điều họ quan tâm nhất.
"Chỉ những người ít kinh nghiệm trong nghề mới đổi chỗ làm vì lương, chứ quan trọng là kiếm được một nơi làm việc thoải mái, có khi lương cao mà bị xét nét quá cũng bỏ sớm. Còn khi chủ nhà thuê được người ưng ý, quen việc được rồi thì tự họ sẽ có những chính sách giữ người,” Chị Nguyễn Thị Chiêm, một người giúp việc lâu năm chia sẻ.
Sôi động dịch vụ theo giờ
Chưa tìm được người giúp việc như mong muốn, nhiều gia định chuyển sang thuê giúp việc theo thời gian. Giá thành thuê giúp việc theo thời gian thường cao và bất tiện hơn so với thuê giúp việc ở lại tại nhà. Giá dịch vụ giúp việc gia đình từ 50.000-100.000 đồng/giờ tùy vào công việc.
“Gia đình tôi phải thuê tạm giúp việc theo giờ vì cả hai vợ chồng đi làm về muộn, còn hai con nhỏ phải chăm nên quá nhiều việc. Tôi vẫn muốn thuê giúp việc ở cùng gia đình để tiện trao đổi công việc, thuê giúp việc theo thời gian tính ra giá cao hơn mà cũng bất tiện,” Chị Phương (Trung Liệt, Đống Đa, Hà Nội) nói.
Bên cạnh những gia đình có yêu cầu tuyển giúp việc khá cao thì nhiều gia đình lại muốn tìm sinh viên có nhu cầu làm thêm về giúp việc cho gia đình. Theo những gia đình này thì giá thuê sinh viên vừa rẻ mà sinh viên thường ít yêu cầu, đòi hỏi hơn các bà giúp việc chuyên nghiệp.
“Gia đình tôi cả hai vợ chồng làm công chức đều đi làm cả ngày, vợ chồng tôi có hai con nhỏ nên cần tìm một nữ sinh viên đại học đến ở tại nhà, ngoài giờ đi học có thể giúp gia đình dọn dẹp nhà cửa và nấu cơm, Chị Lan ở Văn Chương, Đống Đa, Hà Nội cho biết.
Ra Tết, thị trường việc làm giúp việc sôi động hơn bao giờ, không chỉ những người giúp việc muốn tìm việc mới, nhiều người lao động tự do cũng muốn đổi sang nghề giúp việc vì khoản lương hấp dẫn và những đãi ngộ tốt.
“Trước Tết tôi làm nghề cửu vạn, về quê thấy nhiều chị kể làm giúp việc lương cao, còn có thưởng Tết mà không quá vất vả nên tôi đang ở nhà lo nốt việc cấy ở quê trong lúc chờ được giới thiệu thì đi làm giúp việc, Chị Hoài ở Thường Tín, Hà Tây) nói.
Để khắc phục tình trạng khan hiếm người giúp việc sau Tết, nhiều trung tâm môi giới, giới thiệu việc làm tích cực tuyển dụng để tăng thêm nguồn cung. Thậm chí, nhiều trung tâm còn đưa ra những mức lương cao, đãi ngộ tốt để câu kéo người giúp việc từ các gia đình hoặc trung tâm khác./.
Mùa giúp việc đổi chủ
Sau Tết âm lịch, vì nhiều lý do khách quan, nhiều người giúp việc về quê ăn Tết đã không quay lại theo đúng lịch hẹn. Không ít người giúp việc ra làm được vài hôm thấy nhớ nhà hoặc đã lên kế hoạch sẵn, lại lấy lý do cá nhân để xin về.
Chị Lan, nhân viên một công ty cung cấp tạp vụ, người giúp việc cho biết, rất nhiều gia đình đổ xô đi kiếm người giúp việc mỗi dịp ra Giêng vì tình trạng "một đi, không trở lại" khá nhiều.
Nguyên nhân chủ yếu khiến người giúp việc có thể tự ý bỏ việc là do đa số chủ nhà chỉ làm việc với người giúp việc bằng miệng, không có giao kèo hợp đồng. Đa số các trung tâm giới thiệu việc làm cũng chỉ ký kết với khách trong khoản giới thiệu người còn thời hạn làm việc là do chủ nhà và người giúp việc tự thỏa thuận.
Thường thì mỗi đợt về quê ăn Tết, những người làm nghề giúp việc lại có dịp gặp gỡ, kể cho nhau nghe về lương, cách đối đãi của chủ nhà hoặc truyền nhau những lời giới thiệu việc làm mới hấp dẫn hơn, từ đó họ quyết định bỏ chủ nhà cũ để tìm chủ nhà mới.
Chị Trần Thị Tý (Kim Bảng, Hà Nam) chia sẻ: “Tôi được một chị cùng quê giới thiệu cho chủ nhà mới tốt hơn nên quyết định nghỉ việc chỗ cũ. Chỗ mới chỉ trả lương cao hơn 200.000 đồng nhưng tôi phải làm ít việc hơn, gia đình còn hứa sẽ chuẩn bị cho tôi một khoản thưởng Tết bên cạnh quà Tết mang về quê nếu tôi làm tốt công việc.”
Tuy nhiên, lương không phải là yếu tố quan trọng nhất đối với những người làm nghề giúp việc hiện nay. Đa số người giúp việc đều chia sẻ rằng môi trường làm việc cũng như cách đối đãi của chủ nhà là điều họ quan tâm nhất.
"Chỉ những người ít kinh nghiệm trong nghề mới đổi chỗ làm vì lương, chứ quan trọng là kiếm được một nơi làm việc thoải mái, có khi lương cao mà bị xét nét quá cũng bỏ sớm. Còn khi chủ nhà thuê được người ưng ý, quen việc được rồi thì tự họ sẽ có những chính sách giữ người,” Chị Nguyễn Thị Chiêm, một người giúp việc lâu năm chia sẻ.
Sôi động dịch vụ theo giờ
Chưa tìm được người giúp việc như mong muốn, nhiều gia định chuyển sang thuê giúp việc theo thời gian. Giá thành thuê giúp việc theo thời gian thường cao và bất tiện hơn so với thuê giúp việc ở lại tại nhà. Giá dịch vụ giúp việc gia đình từ 50.000-100.000 đồng/giờ tùy vào công việc.
“Gia đình tôi phải thuê tạm giúp việc theo giờ vì cả hai vợ chồng đi làm về muộn, còn hai con nhỏ phải chăm nên quá nhiều việc. Tôi vẫn muốn thuê giúp việc ở cùng gia đình để tiện trao đổi công việc, thuê giúp việc theo thời gian tính ra giá cao hơn mà cũng bất tiện,” Chị Phương (Trung Liệt, Đống Đa, Hà Nội) nói.
Bên cạnh những gia đình có yêu cầu tuyển giúp việc khá cao thì nhiều gia đình lại muốn tìm sinh viên có nhu cầu làm thêm về giúp việc cho gia đình. Theo những gia đình này thì giá thuê sinh viên vừa rẻ mà sinh viên thường ít yêu cầu, đòi hỏi hơn các bà giúp việc chuyên nghiệp.
“Gia đình tôi cả hai vợ chồng làm công chức đều đi làm cả ngày, vợ chồng tôi có hai con nhỏ nên cần tìm một nữ sinh viên đại học đến ở tại nhà, ngoài giờ đi học có thể giúp gia đình dọn dẹp nhà cửa và nấu cơm, Chị Lan ở Văn Chương, Đống Đa, Hà Nội cho biết.
Ra Tết, thị trường việc làm giúp việc sôi động hơn bao giờ, không chỉ những người giúp việc muốn tìm việc mới, nhiều người lao động tự do cũng muốn đổi sang nghề giúp việc vì khoản lương hấp dẫn và những đãi ngộ tốt.
“Trước Tết tôi làm nghề cửu vạn, về quê thấy nhiều chị kể làm giúp việc lương cao, còn có thưởng Tết mà không quá vất vả nên tôi đang ở nhà lo nốt việc cấy ở quê trong lúc chờ được giới thiệu thì đi làm giúp việc, Chị Hoài ở Thường Tín, Hà Tây) nói.
Để khắc phục tình trạng khan hiếm người giúp việc sau Tết, nhiều trung tâm môi giới, giới thiệu việc làm tích cực tuyển dụng để tăng thêm nguồn cung. Thậm chí, nhiều trung tâm còn đưa ra những mức lương cao, đãi ngộ tốt để câu kéo người giúp việc từ các gia đình hoặc trung tâm khác./.
Hồng Kiều (Vietnam+)