Những cơn mưa lớn ập xuống khu vực Trung Âu ngày 2/6 đã làm 3 người thiệt mạng và ít nhất 8 người mất tích, gây nên tình trạng lụt lội, sạt lở đất, giao thông bị gián đoạn và buộc hàng trăm người phải đi sơ tán, hàng chục thành phố ở khu vực này bị đe dọa ngập lụt.
Áo, Đức và Cộng hòa Séc đã phải cử quân đội tham gia cứu trợ sau khi lượng mưa đạt mức kỷ lục tại một số khu vực của các nước này.
Theo giới chức địa phương của Áo, một người đã chết và hai người khác mất tích sau vụ sạt lở đất do mưa lớn gây ra và buộc hàng trăm người phải sơ tán. Phần lớn các tỉnh phía Tây như Vorarlberg, Tyrol, Salzburg và khu vực miền Bắc nước Áo đang bị tình trạng ngập lụt đe dọa.
Các tuyến đường sắt của tỉnh Salzburg và Tyrol đã bị ngưng trệ do tình trạng sạt lở đất. Hàng trăm lính cứu hỏa, nhân viên cứu trợ khẩn cấp và quân nhân Áo đã được huy động để dọn dẹp đường sá, giúp dân sơ tán và dựng các hàng rào chống lụt. Do mưa lớn kéo dài, nhiều hoạt động ngoài trời như âm nhạc, đã bị hoãn.
Theo Trung tâm khí tượng Áo, chỉ trong mấy ngày, nước này đã phải hứng chịu lượng mưa bằng cả hai tháng gộp lại trong mùa này. Chỉ trong ngày 1/6, tỉnh Vorarlberg đã phải hứng chịu lượng mưa lên đến 132mm.
Một số quan chức của Áo lo ngại sẽ tái diễn tình trạng ngập lụt kỷ lục như hồi năm 2002 gây thiệt hại 7,5 tỷ euro trên cả nước.
Trong khi đó, tại Cộng hòa Séc, hai người đã thiệt mạng do sập nhà tại Trebenice, phía Nam thủ đô Prague, 4 người khác mất tích và hàng trăm người phải sơ tán.
Thủ tướng Séc Petr Necas đã phải tuyên bố tình trạng khẩn cấp vào ngày 2/6 và cam kết hỗ trợ 300 triệu curon (tương đương 15 triệu USD) cho các hoạt động cứu trợ.
Ông Netras cũng tuyên bố 2.000 binh sỹ đã sẵn sàng để hỗ trợ cho 300 quân nhân hiện đang giúp xây dựng hàng rào tạm thời để ngăn chặn lũ lụt ở Prague và các khu vực khác.
Chính quyền thành phố Prague đã phải hạn chế các dịch vụ giao thông công cộng và dự định đóng cửa các ga tàu điện ngầm ở trung tâm thành phố do nước từ sông Vltava tràn vào. Tuyến tàu nối thủ đô với miền Đông nước này cũng phải đóng cửa.
Khu vực lịch sử của Prague là di sản của UNESCO, với hàng trăm tòa nhà, nhà thờ và các công trình kiến trúc có tuổi đời hàng trăm năm, trong đó có cầu Charles trên sông Vlơtava, đã phải đóng cửa vì nước dâng cao. Hiện mực nước sông chưa đạt đỉnh, nhưng theo cơ quan khí tượng thủy văn, mưa lớn sẽ tiếp diễn trong vài ngày tới, do đó mực nước sông có thể sẽ đạt đỉnh trong những ngày tới.
Tình hình hiện nay khiến người ta lo ngại việc lặp lại trận lụt hồi năm 2002, làm 17 người bị chết, hàng chục nghìn người phải sơ tán và gây thiệt hại hàng tỷ USD trên cả nước.
Tại Đức, mưa lớn kéo dài 48 giờ đã gây ra tình trạng ngập lụt tại khu vực miền Nam và miền Đông nước này, khiến hai người mất tích. Nước sông Danube tràn bờ, gây ngập lụt tại thị trấn Passau ở miền Nam.
Tuyến đường sắt nối thành phố Munich của Đức và Salzburg của Áo đã bị ngưng trệ.
Thủ tướng Đức Angela Merkel cam kết Chính quyền liên bang sẽ hỗ trợ các khu vực bị ảnh hưởng, trong khi quân đội đã được cử đến hỗ trợ các thành phố ở khu vực miền Đông do nước sông dâng cao.
Trong khi đó, cơ quan dự báo thời tiết Liên bang Thụy Sỹ cho biết, dù tình hình vẫn đang trong tầm kiểm soát, nhưng do mực nước tại các hồ tiếp tục dâng cao nên vẫn có nguy cơ xảy ra các vụ sạt lở đất./.
Áo, Đức và Cộng hòa Séc đã phải cử quân đội tham gia cứu trợ sau khi lượng mưa đạt mức kỷ lục tại một số khu vực của các nước này.
Theo giới chức địa phương của Áo, một người đã chết và hai người khác mất tích sau vụ sạt lở đất do mưa lớn gây ra và buộc hàng trăm người phải sơ tán. Phần lớn các tỉnh phía Tây như Vorarlberg, Tyrol, Salzburg và khu vực miền Bắc nước Áo đang bị tình trạng ngập lụt đe dọa.
Các tuyến đường sắt của tỉnh Salzburg và Tyrol đã bị ngưng trệ do tình trạng sạt lở đất. Hàng trăm lính cứu hỏa, nhân viên cứu trợ khẩn cấp và quân nhân Áo đã được huy động để dọn dẹp đường sá, giúp dân sơ tán và dựng các hàng rào chống lụt. Do mưa lớn kéo dài, nhiều hoạt động ngoài trời như âm nhạc, đã bị hoãn.
Theo Trung tâm khí tượng Áo, chỉ trong mấy ngày, nước này đã phải hứng chịu lượng mưa bằng cả hai tháng gộp lại trong mùa này. Chỉ trong ngày 1/6, tỉnh Vorarlberg đã phải hứng chịu lượng mưa lên đến 132mm.
Một số quan chức của Áo lo ngại sẽ tái diễn tình trạng ngập lụt kỷ lục như hồi năm 2002 gây thiệt hại 7,5 tỷ euro trên cả nước.
Trong khi đó, tại Cộng hòa Séc, hai người đã thiệt mạng do sập nhà tại Trebenice, phía Nam thủ đô Prague, 4 người khác mất tích và hàng trăm người phải sơ tán.
Thủ tướng Séc Petr Necas đã phải tuyên bố tình trạng khẩn cấp vào ngày 2/6 và cam kết hỗ trợ 300 triệu curon (tương đương 15 triệu USD) cho các hoạt động cứu trợ.
Ông Netras cũng tuyên bố 2.000 binh sỹ đã sẵn sàng để hỗ trợ cho 300 quân nhân hiện đang giúp xây dựng hàng rào tạm thời để ngăn chặn lũ lụt ở Prague và các khu vực khác.
Chính quyền thành phố Prague đã phải hạn chế các dịch vụ giao thông công cộng và dự định đóng cửa các ga tàu điện ngầm ở trung tâm thành phố do nước từ sông Vltava tràn vào. Tuyến tàu nối thủ đô với miền Đông nước này cũng phải đóng cửa.
Khu vực lịch sử của Prague là di sản của UNESCO, với hàng trăm tòa nhà, nhà thờ và các công trình kiến trúc có tuổi đời hàng trăm năm, trong đó có cầu Charles trên sông Vlơtava, đã phải đóng cửa vì nước dâng cao. Hiện mực nước sông chưa đạt đỉnh, nhưng theo cơ quan khí tượng thủy văn, mưa lớn sẽ tiếp diễn trong vài ngày tới, do đó mực nước sông có thể sẽ đạt đỉnh trong những ngày tới.
Tình hình hiện nay khiến người ta lo ngại việc lặp lại trận lụt hồi năm 2002, làm 17 người bị chết, hàng chục nghìn người phải sơ tán và gây thiệt hại hàng tỷ USD trên cả nước.
Tại Đức, mưa lớn kéo dài 48 giờ đã gây ra tình trạng ngập lụt tại khu vực miền Nam và miền Đông nước này, khiến hai người mất tích. Nước sông Danube tràn bờ, gây ngập lụt tại thị trấn Passau ở miền Nam.
Tuyến đường sắt nối thành phố Munich của Đức và Salzburg của Áo đã bị ngưng trệ.
Thủ tướng Đức Angela Merkel cam kết Chính quyền liên bang sẽ hỗ trợ các khu vực bị ảnh hưởng, trong khi quân đội đã được cử đến hỗ trợ các thành phố ở khu vực miền Đông do nước sông dâng cao.
Trong khi đó, cơ quan dự báo thời tiết Liên bang Thụy Sỹ cho biết, dù tình hình vẫn đang trong tầm kiểm soát, nhưng do mực nước tại các hồ tiếp tục dâng cao nên vẫn có nguy cơ xảy ra các vụ sạt lở đất./.
(TTXVN)