Đầm Ô Loan thuộc địa bàn huyện Tuy An không chỉ là thắng cảnh cấp quốc gia của tỉnh Phú Yên mà còn là nơi cung cấp nhiều loài thủy đặc sản. Một trong những loài đó là hàu.
Vào mùa này, hàng ngày có ít nhất 100 người dầm mình trong đầm để cào hàu suốt từ 7 giờ sáng đến 12 giờ trưa. Nếu trước kia người ta dùng chân rà sát dưới đáy đầm để bắt từng con hàu thì nay họ dùng vợt để cào.
Mỗi ngày như vậy, một người có thể khai thác từ 10-15kg loài giáp xác hai mảnh vỏ này. Hàu sau khi cào dưới đầm lên lập tức có người đến mua với giá từ 4.000 đồng đến 5.000 đồng/kg để lấy thịt. Dụng cụ của đội quân lấy thịt hàu cũng khá đơn giản với một dây chuyền ít nhất hai người, một người đập hai mảnh vỏ ra, một người dùng dao cạy hai mảnh vỏ để lấy thịt. Trung bình 5kg hàu thu được 1kg thịt với giá bán 50.000 đồng/kg.
Việc khai thác hàu rất nhẹ nhàng nhưng có nỗi khổ riêng. Nếu người cào hàu buộc phải có sức khỏe tốt để dầm mình dưới nước nhiều giờ liền thì những người cạy hàu lấy thịt phải tinh ý nếu không sẽ bị vỏ hàu vốn rất bén cắt đứt tay.
Do vậy, ai cũng phải dùng bao tay loại dày để đề phòng bất trắc xảy ra. Công việc cạy hàu lấy thịt hầu như chỉ phụ nữ thực hiện và đây cũng là một trong những giải pháp tăng thêm thu nhập cho người dân mặc dù họ phải làm việc từ 9 giờ sáng đến 5 giờ chiều.
Bí thư Đảng ủy xã An Cư ông Phạm Văn Ninh cho biết: “Dân sống xung quanh đầm không giàu có gì nhưng năm nay thu nhập từ nguồn lợi trong đầm khá phong phú; không chỉ hàu mà còn có sò huyết, sò lông, điệp, cua và nhiều loài thủy sản khác. Một đêm khai thác có thể thu nhập 200.000 đồng.”
Có thể nói các loài thủy sản sinh sôi tự nhiên trong đầm Ô Loan, trong đó có hàu là nguồn lợi lý tưởng đảm bảo cuộc sống cho hàng chục nghìn dân ở năm xã An Cư, An Hải, An Hoà, An Hiệp và An Ninh Đông (huyện Tuy An) sống quanh đầm rộng hơn 1.570ha này.
Do đó, để nguồn lợi được đảm bảo khai thác lâu dài vấn đề rất quan trọng nhất là phải bảo vệ môi trường sống, nhưng đây lại là điều mà người dân cũng như chính quyền, các ngành chức năng chưa làm tốt. Chính vì thế ô nhiễm nơi đây luôn tồn tại mà chưa xử lý được.
Thực tế, chỉ riêng sản lượng hàu trong đầm Ô Loan mỗi năm cung cấp trên 200 tấn. Sau khi lấy thịt khoảng 40 tấn thì còn lại 160 tấn vỏ phần lớn đều đem đổ trở lại đầm mà không qua xử lý. Chính vì thế, vào mùa nắng nóng quanh đầm luôn bốc mùi hôi khó chịu./.
Vào mùa này, hàng ngày có ít nhất 100 người dầm mình trong đầm để cào hàu suốt từ 7 giờ sáng đến 12 giờ trưa. Nếu trước kia người ta dùng chân rà sát dưới đáy đầm để bắt từng con hàu thì nay họ dùng vợt để cào.
Mỗi ngày như vậy, một người có thể khai thác từ 10-15kg loài giáp xác hai mảnh vỏ này. Hàu sau khi cào dưới đầm lên lập tức có người đến mua với giá từ 4.000 đồng đến 5.000 đồng/kg để lấy thịt. Dụng cụ của đội quân lấy thịt hàu cũng khá đơn giản với một dây chuyền ít nhất hai người, một người đập hai mảnh vỏ ra, một người dùng dao cạy hai mảnh vỏ để lấy thịt. Trung bình 5kg hàu thu được 1kg thịt với giá bán 50.000 đồng/kg.
Việc khai thác hàu rất nhẹ nhàng nhưng có nỗi khổ riêng. Nếu người cào hàu buộc phải có sức khỏe tốt để dầm mình dưới nước nhiều giờ liền thì những người cạy hàu lấy thịt phải tinh ý nếu không sẽ bị vỏ hàu vốn rất bén cắt đứt tay.
Do vậy, ai cũng phải dùng bao tay loại dày để đề phòng bất trắc xảy ra. Công việc cạy hàu lấy thịt hầu như chỉ phụ nữ thực hiện và đây cũng là một trong những giải pháp tăng thêm thu nhập cho người dân mặc dù họ phải làm việc từ 9 giờ sáng đến 5 giờ chiều.
Bí thư Đảng ủy xã An Cư ông Phạm Văn Ninh cho biết: “Dân sống xung quanh đầm không giàu có gì nhưng năm nay thu nhập từ nguồn lợi trong đầm khá phong phú; không chỉ hàu mà còn có sò huyết, sò lông, điệp, cua và nhiều loài thủy sản khác. Một đêm khai thác có thể thu nhập 200.000 đồng.”
Có thể nói các loài thủy sản sinh sôi tự nhiên trong đầm Ô Loan, trong đó có hàu là nguồn lợi lý tưởng đảm bảo cuộc sống cho hàng chục nghìn dân ở năm xã An Cư, An Hải, An Hoà, An Hiệp và An Ninh Đông (huyện Tuy An) sống quanh đầm rộng hơn 1.570ha này.
Do đó, để nguồn lợi được đảm bảo khai thác lâu dài vấn đề rất quan trọng nhất là phải bảo vệ môi trường sống, nhưng đây lại là điều mà người dân cũng như chính quyền, các ngành chức năng chưa làm tốt. Chính vì thế ô nhiễm nơi đây luôn tồn tại mà chưa xử lý được.
Thực tế, chỉ riêng sản lượng hàu trong đầm Ô Loan mỗi năm cung cấp trên 200 tấn. Sau khi lấy thịt khoảng 40 tấn thì còn lại 160 tấn vỏ phần lớn đều đem đổ trở lại đầm mà không qua xử lý. Chính vì thế, vào mùa nắng nóng quanh đầm luôn bốc mùi hôi khó chịu./.
Thế Lập (Vietnam+)