Một báo cáo mới đây của tổ chức phi chính phủ Chatham House (Anh) khẳng định, Mozambique là trung tâm của buôn bán ma túy thế giới, là một điểm trung chuyển giữa các nước sản xuất ở Mỹ Latinh và châu Á, với các nước tiêu thụ là châu Âu.
Sau heroin, mandrax (ma túy ở dạng gói chế tạo từ méthaqualone) và marijuana (một loại ma túy nhẹ) ngay từ những năm 1980 đã được trung chuyển qua quốc gia miền Nam châu Phi này.
Rất nhiều dạng ma túy đã được đưa vào Mozambique. Heroin được sản xuất tại Đông Á được đưa đến Mozambique qua đường hàng không.
Nhà kinh tế Joseph Hanton thuộc trường Đại học Milton Keynes (Anh) cho biết, ma túy này đến từ Pakistan, qua Dubai (UAE) và Tanzania, để rồi đến Mozambique. Sau đó, chúng được đưa đến châu Âu bằng đường biển.
Cocaine được chuyển đến từ Colombia và Brazil theo đường hàng không rồi sau đó đến châu Âu.
Theo tổ chức Chatham House, một số kẻ buôn bán sử dụng những kẻ đầu gấu vận chuyển ma túy trong giấu trong hành lý xách tay hoặc trong dạ dày. Một số khác dựa vào những người Mozambique có ảnh hưởng trong giới kinh doanh, có quan hệ với chính quyền.
Canabis (ma túy làm từ cây gai dầu) và mandrax đến từ Ấn Độ rồi được đưa thẳng đến nước láng giềng Nam Phi để tiêu thụ. Người ta đã không thể xác định được số lượng là bao nhiêu.
Mozambique đã trở thành một địa điểm trung chuyển ma túy từ cuối những năm 1990. Cuộc nội chiến kết thúc. Vận tải được nối lại và mở một con đường thay thế cho hành trình truyền thống ở Tây Phi, ít bị nhòm ngó bởi các lực lượng chống ma túy quốc tế.
Theo tổ chức Chatham House, vị trí địa lý của Mozambique rất thuận lợi cho việc buôn bán ma túy. Bờ biển dài 2.740km, các đảo và đường biên giới trên đất liền dài 4.571km là những cửa ngõ không thể kiểm soát được.
Jovencio Chirindva, thành viên của Mạng lưới quốc gia chống ma túy Mozambique cho biết: "Chúng tôi là một nước nghèo, không có xe cộ, máy móc kiểm soát và nguồn nhân lực để có thể bảo đảm được nhiệm vụ này."
Tổng thư ký Tổ chức cảnh sát hình sự quốc tế (Interpol) Ronald Noble tháng Bảy năm nay đã thông báo thành lập một nhóm làm việc chống lại nạn buôn bán và vận chuyển ma túy tại Mozambique.
Interpol cũng đã gửi đến đây các nhân viên chịu trách nhiệm đào tạo một lực lượng điều tra nhằm kiểm soát tại biên giới.
Interpol cũng sẽ giúp trang bị một hệ thống kiểm tra hộ chiếu hiện đại nhằm tránh sự ra vào của những tên buôn lậu ma túy đang bị truy nã ở các nước khác. Đấu tranh chống lại buôn bán xe ôtô bị đánh cắp cũng sẽ được tăng cường vì những phương tiện này thường được sử dụng để vận chuyển ma túy.
Nhưng theo Jovencio Chirinda, tất cả những việc trên là chưa đủ. Các nước giàu phải cung cấp nhiều công cụ hơn cho các nước phía Nam để chống lại nạn buôn bán ma túy. Họ cần phải trợ cấp tiền để mua máy móc và một phần để trả lương.
Lương nhân viên cảnh sát quá thấp và tham nhũng càng làm tăng tệ nạn buôn bán ma túy. Rất khó để cưỡng lại cám dỗ khi đồng lương chỉ 40 euro/tháng. Năm 2008, 538 người Mozambique và 10 người nước ngoài bị bắt vì buôn bán ma túy nhưng chỉ có 26 người bị đem ra xét xử.
Nạn tham nhũng hoành hành tại đây, từ cấp cao ở chính quyền và cả giới doanh nghiệp có ảnh hưởng. Tháng 6/2010, một báo cáo của Bộ Tài chính Mỹ đã chỉ ra Momade Bachir Sulemane, một doanh nhân giàu nhất Mozambique, như là một trùm buôn bán ma túy trên thế giới.
Thế nhưng, tỷ phú này vẫn luôn nhận được sự bảo trợ từ chính phủ. Giám đốc cảnh sát điều tra tội phạm Carlos Comé cho biết, chưa có bất cứ một cuộc điều tra nào nhằm vào doanh nhân trên./.
Sau heroin, mandrax (ma túy ở dạng gói chế tạo từ méthaqualone) và marijuana (một loại ma túy nhẹ) ngay từ những năm 1980 đã được trung chuyển qua quốc gia miền Nam châu Phi này.
Rất nhiều dạng ma túy đã được đưa vào Mozambique. Heroin được sản xuất tại Đông Á được đưa đến Mozambique qua đường hàng không.
Nhà kinh tế Joseph Hanton thuộc trường Đại học Milton Keynes (Anh) cho biết, ma túy này đến từ Pakistan, qua Dubai (UAE) và Tanzania, để rồi đến Mozambique. Sau đó, chúng được đưa đến châu Âu bằng đường biển.
Cocaine được chuyển đến từ Colombia và Brazil theo đường hàng không rồi sau đó đến châu Âu.
Theo tổ chức Chatham House, một số kẻ buôn bán sử dụng những kẻ đầu gấu vận chuyển ma túy trong giấu trong hành lý xách tay hoặc trong dạ dày. Một số khác dựa vào những người Mozambique có ảnh hưởng trong giới kinh doanh, có quan hệ với chính quyền.
Canabis (ma túy làm từ cây gai dầu) và mandrax đến từ Ấn Độ rồi được đưa thẳng đến nước láng giềng Nam Phi để tiêu thụ. Người ta đã không thể xác định được số lượng là bao nhiêu.
Mozambique đã trở thành một địa điểm trung chuyển ma túy từ cuối những năm 1990. Cuộc nội chiến kết thúc. Vận tải được nối lại và mở một con đường thay thế cho hành trình truyền thống ở Tây Phi, ít bị nhòm ngó bởi các lực lượng chống ma túy quốc tế.
Theo tổ chức Chatham House, vị trí địa lý của Mozambique rất thuận lợi cho việc buôn bán ma túy. Bờ biển dài 2.740km, các đảo và đường biên giới trên đất liền dài 4.571km là những cửa ngõ không thể kiểm soát được.
Jovencio Chirindva, thành viên của Mạng lưới quốc gia chống ma túy Mozambique cho biết: "Chúng tôi là một nước nghèo, không có xe cộ, máy móc kiểm soát và nguồn nhân lực để có thể bảo đảm được nhiệm vụ này."
Tổng thư ký Tổ chức cảnh sát hình sự quốc tế (Interpol) Ronald Noble tháng Bảy năm nay đã thông báo thành lập một nhóm làm việc chống lại nạn buôn bán và vận chuyển ma túy tại Mozambique.
Interpol cũng đã gửi đến đây các nhân viên chịu trách nhiệm đào tạo một lực lượng điều tra nhằm kiểm soát tại biên giới.
Interpol cũng sẽ giúp trang bị một hệ thống kiểm tra hộ chiếu hiện đại nhằm tránh sự ra vào của những tên buôn lậu ma túy đang bị truy nã ở các nước khác. Đấu tranh chống lại buôn bán xe ôtô bị đánh cắp cũng sẽ được tăng cường vì những phương tiện này thường được sử dụng để vận chuyển ma túy.
Nhưng theo Jovencio Chirinda, tất cả những việc trên là chưa đủ. Các nước giàu phải cung cấp nhiều công cụ hơn cho các nước phía Nam để chống lại nạn buôn bán ma túy. Họ cần phải trợ cấp tiền để mua máy móc và một phần để trả lương.
Lương nhân viên cảnh sát quá thấp và tham nhũng càng làm tăng tệ nạn buôn bán ma túy. Rất khó để cưỡng lại cám dỗ khi đồng lương chỉ 40 euro/tháng. Năm 2008, 538 người Mozambique và 10 người nước ngoài bị bắt vì buôn bán ma túy nhưng chỉ có 26 người bị đem ra xét xử.
Nạn tham nhũng hoành hành tại đây, từ cấp cao ở chính quyền và cả giới doanh nghiệp có ảnh hưởng. Tháng 6/2010, một báo cáo của Bộ Tài chính Mỹ đã chỉ ra Momade Bachir Sulemane, một doanh nhân giàu nhất Mozambique, như là một trùm buôn bán ma túy trên thế giới.
Thế nhưng, tỷ phú này vẫn luôn nhận được sự bảo trợ từ chính phủ. Giám đốc cảnh sát điều tra tội phạm Carlos Comé cho biết, chưa có bất cứ một cuộc điều tra nào nhằm vào doanh nhân trên./.
Thanh Bình/Cairo (Vietnam+)