Tham vọng của Giám đốc điều hành Antony Jenkins nhằm phục hồi lại thanh danh của Ngân hàng Barclays đã bị giáng một đòn đau hồi tuần qua khi ngân hàng này lại phải đối mặt với khoản tiền phạt kỷ lục 470 triệu USD từ các nhà chức trách Mỹ do bị cáo buộc thao túng thị trường năng lượng nước này.
Ủy ban điều tiết năng lượng liên bang Mỹ (FERC) vừa đề xuất mức phạt lên tới 435 triệu USD cộng với khoản tiền đền bù 34,9 triệu USD từ Barclays vì cho rằng ngân hàng này đã vi phạm những quy định liên quan đến việc chống thao túng thị trường kinh doanh điện từ cuối năm 2006 đến năm 2008.
Thông tin này được công bố cùng ngày diễn ra cuộc họp do ông Jenkins chủ trì nhằm đánh giá lại những kết quả hoạt động đầu tiên của ông trên cương vị Giám đốc điều hành thay cho ông Bob Diamond - người đã phải "ra đi" sau vụ bê bối thao túng lãi suất liên ngân hàng London (Libor) hồi mùa hè vừa qua.
Ngoài ra, Barclays cũng đang bị Bộ Tư pháp và Ủy ban chứng khoán và sàn giao dịch Mỹ (SEC) điều tra xem liệu ngân hàng này có vi phạm luật tham nhũng của nước này hay không.
[HSBC có thể phải nộp phạt cho Mỹ hơn 1,5 tỷ USD]
Trong khi đó, một "đại gia" khác trong ngành ngân hàng Anh là HSBC cũng đang phải đối mặt với khoản tiền phạt có thể lên tới hàng tỷ USD sau khi bị Ủy ban Điều tra Thượng viện Mỹ cáo buộc việc thả lỏng kiểm soát hoạt động rửa tiền của ngân hàng này đã mở đường cho các nhóm tội phạm tuồn hàng tỷ USD vào Mỹ.
HSBC - ngân hàng lớn nhất châu Âu - cho biết vừa để dành thêm một khoản dự trữ lên tới 800 triệu USD để nộp phạt cho các nhà chức trách Mỹ, nâng số tiền mà HSBC dự trữ để giải quyết vụ scandal này lên tới 1,5 tỷ USD.
Tuy nhiên, đây cũng chưa phải là con số cuối cùng, theo HSBC, lãnh đạo ngân hàng này hiện vẫn đang thương lượng với các nhà chức trách Mỹ và hai bên vẫn chưa đạt được thỏa thuận cuối cùng về khoản tiền phạt.
Dự tính, khoản tiền phạt có thể cao hơn con số 1,5 tỷ USD mà HSBC đã để riêng ra.
Thế nhưng, bê bối chung mà hàng loạt các ngân hàng Anh hiện đang phải giải quyết lại liên quan đến vấn đề bán sai Bảo hiểm bảo vệ thanh toán (PPI) cho khách hàng.
Số tiền mà các ngân hàng Anh dành ra để bồi thường cho khách hàng trong vòng hai năm qua đã vượt qua con số 11 tỷ bảng (hơn 17,6 tỷ USD). Đây được coi là vụ bê bối tốn kém nhất trong lịch sử ngành ngân hàng ở "xứ sở sương mù."
Điều này cũng đặt ra những câu hỏi là liệu có phải các ngân hàng Anh đã đánh giá không đúng mức chi phí của vụ scandal này và con số cuối cùng sẽ là bao nhiêu.
Tập đoàn ngân hàng Lloyds thông báo vừa để dành thêm 1 tỷ bảng (hơn 1,6 tỷ USD) cho việc bồi thường, đưa tổng số tiền mà Lloyds chi cho vụ này lên 5,3 tỷ bảng (khoảng 8,5 tỷ USD), trong khi Ngân hàng Hoàng gia Scotland cũng vừa phải chi thêm 400 triệu bảng nữa (640 triệu USD) sau khi móc hầu bao 1,3 tỷ bảng (2 tỷ USD).
Ngân hàng Barclays cũng phải chi 2 tỷ bảng (3,2 tỷ USD) để đền bù cho các khách hàng đã mua PPI, trong khi đó HSBC ước tính sẽ mất 1,3 tỷ bảng (1,8 tỷ USD) cho vụ bê bối này.
PPI là loại bảo hiểm không bắt buộc và khách hàng có quyền hủy cũng như yêu cầu bồi thường.
Những khách hàng mua PPI sẽ được thanh toán khi bị mất việc vì ốm đau, song sẽ không được hưởng lợi từ loại bảo hiểm này nếu được hưởng trợ cấp của nhà nước hay những người lao động tự do.
PPI không được phép bán đồng thời với các sản phẩm tín dụng như các khoản vay hoặc thế chấp./.
Ủy ban điều tiết năng lượng liên bang Mỹ (FERC) vừa đề xuất mức phạt lên tới 435 triệu USD cộng với khoản tiền đền bù 34,9 triệu USD từ Barclays vì cho rằng ngân hàng này đã vi phạm những quy định liên quan đến việc chống thao túng thị trường kinh doanh điện từ cuối năm 2006 đến năm 2008.
Thông tin này được công bố cùng ngày diễn ra cuộc họp do ông Jenkins chủ trì nhằm đánh giá lại những kết quả hoạt động đầu tiên của ông trên cương vị Giám đốc điều hành thay cho ông Bob Diamond - người đã phải "ra đi" sau vụ bê bối thao túng lãi suất liên ngân hàng London (Libor) hồi mùa hè vừa qua.
Ngoài ra, Barclays cũng đang bị Bộ Tư pháp và Ủy ban chứng khoán và sàn giao dịch Mỹ (SEC) điều tra xem liệu ngân hàng này có vi phạm luật tham nhũng của nước này hay không.
[HSBC có thể phải nộp phạt cho Mỹ hơn 1,5 tỷ USD]
Trong khi đó, một "đại gia" khác trong ngành ngân hàng Anh là HSBC cũng đang phải đối mặt với khoản tiền phạt có thể lên tới hàng tỷ USD sau khi bị Ủy ban Điều tra Thượng viện Mỹ cáo buộc việc thả lỏng kiểm soát hoạt động rửa tiền của ngân hàng này đã mở đường cho các nhóm tội phạm tuồn hàng tỷ USD vào Mỹ.
HSBC - ngân hàng lớn nhất châu Âu - cho biết vừa để dành thêm một khoản dự trữ lên tới 800 triệu USD để nộp phạt cho các nhà chức trách Mỹ, nâng số tiền mà HSBC dự trữ để giải quyết vụ scandal này lên tới 1,5 tỷ USD.
Tuy nhiên, đây cũng chưa phải là con số cuối cùng, theo HSBC, lãnh đạo ngân hàng này hiện vẫn đang thương lượng với các nhà chức trách Mỹ và hai bên vẫn chưa đạt được thỏa thuận cuối cùng về khoản tiền phạt.
Dự tính, khoản tiền phạt có thể cao hơn con số 1,5 tỷ USD mà HSBC đã để riêng ra.
Thế nhưng, bê bối chung mà hàng loạt các ngân hàng Anh hiện đang phải giải quyết lại liên quan đến vấn đề bán sai Bảo hiểm bảo vệ thanh toán (PPI) cho khách hàng.
Số tiền mà các ngân hàng Anh dành ra để bồi thường cho khách hàng trong vòng hai năm qua đã vượt qua con số 11 tỷ bảng (hơn 17,6 tỷ USD). Đây được coi là vụ bê bối tốn kém nhất trong lịch sử ngành ngân hàng ở "xứ sở sương mù."
Điều này cũng đặt ra những câu hỏi là liệu có phải các ngân hàng Anh đã đánh giá không đúng mức chi phí của vụ scandal này và con số cuối cùng sẽ là bao nhiêu.
Tập đoàn ngân hàng Lloyds thông báo vừa để dành thêm 1 tỷ bảng (hơn 1,6 tỷ USD) cho việc bồi thường, đưa tổng số tiền mà Lloyds chi cho vụ này lên 5,3 tỷ bảng (khoảng 8,5 tỷ USD), trong khi Ngân hàng Hoàng gia Scotland cũng vừa phải chi thêm 400 triệu bảng nữa (640 triệu USD) sau khi móc hầu bao 1,3 tỷ bảng (2 tỷ USD).
Ngân hàng Barclays cũng phải chi 2 tỷ bảng (3,2 tỷ USD) để đền bù cho các khách hàng đã mua PPI, trong khi đó HSBC ước tính sẽ mất 1,3 tỷ bảng (1,8 tỷ USD) cho vụ bê bối này.
PPI là loại bảo hiểm không bắt buộc và khách hàng có quyền hủy cũng như yêu cầu bồi thường.
Những khách hàng mua PPI sẽ được thanh toán khi bị mất việc vì ốm đau, song sẽ không được hưởng lợi từ loại bảo hiểm này nếu được hưởng trợ cấp của nhà nước hay những người lao động tự do.
PPI không được phép bán đồng thời với các sản phẩm tín dụng như các khoản vay hoặc thế chấp./.
Huy Hiệp/London (Vietnam+)