Ngày 4/10, Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam đã tổ chức trưng bày "Một thoáng Đông Nam Á," tại tòa Trống Đồng, với 42 hiện vật.
Các hiện vật được giới thiệu theo ba chủ đề gồm y phục, sơn mài và tranh kính Indonesia. Các bức tranh kính liên quan đến hai sử thi Mahabharata và Ramayana, đạo Hồi, cuộc sống hàng ngày và các anh hề.
"Một thoáng Đông Nam Á" được tổ chức nhằm giới thiệu, quảng bá cho việc trưng bày đầy đủ hình ảnh các dân tộc Đông Nam Á tại tòa nhà Cánh diều sẽ ra mắt công chúng trong tương lai.
Việc xây dựng tòa nhà Cánh diều - một bảo tàng về Đông Nam Á tại Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam nhằm giúp công chúng tìm hiểu về nền văn hóa đa dạng và thống nhất của khu vực Đông Nam Á, khám phá sự tương đồng và khác biệt giữa các dân tộc, các quốc gia.
Bảo tàng Đông Nam Á là minh chứng sinh động thể hiện trách nhiệm của Việt Nam, một thành viên của Hiệp hội ASEAN, trong việc bảo tồn, giới thiệu văn hóa của khu vực và giúp tăng cường hiểu biết lẫn nhau, đồng thời là điểm gặp gỡ, trao đổi trưng bày và hoạt động giữa các bảo tàng trong khu vực.
Từ năm 2006 đến nay, Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam đã sưu tầm được trên 2.000 hiện vật, hơn 8.000 ảnh tư liệu, hơn 30 băng video của chín nước Thái Lan, Campuchia, Indonesia, Philippine, Malaysia, Brunei, Singapore, Lào và Myanmar. Ngoài ra, một số nhà sưu tập nước ngoài cũng hiến tặng hiện vật quý giá cho bảo tàng.
Trong tương lai, trưng bày "Văn hóa Đông Nam Á" tại tòa Cánh diều - hiện đang xây dựng - sẽ giới thiệu năm chủ đề gồm đồ vải và trang phục, đời sống hàng ngày, đời sống xã hội, nghệ thuật biểu diễn và tôn giáo-tín ngưỡng.
Kết quả này có được nhờ sự giúp đỡ của các chuyên gia Pháp là bà Christine Hemmet, chuyên gia bảo tàng học ở Bảo tàng Quai Branly; chuyên gia thiết kế đồ hoạ Patrick Hoarau và thạc sĩ tư liệu Francoise Dalex.
Tiến sĩ Vi Văn An, Trưởng phòng Đông Nam Á cho biết, trong số các hiện vật đã sưu tầm được, nhiều nhất tập trung vào đồ vải và trang phục, trong đó có nghề dệt với nhiều kỹ thuật đặc sắc và những sản phẩm nổi tiếng không chỉ ở Đông Nam Á mà còn ở cả châu Âu như hai bộ y phục Gadang của tộc người sống ở phía bắc Philippine.
Ngoài ra, có chín hiện vật sơn mài của Myanmar, trong đó một số hiện vật đã có hàng trăm năm tuổi.
Vấn đề quan trọng là việc xây dựng nội dung, thiết kế trưng bày thế nào để thể hiện được cái đa dạng chung của các dân tộc Đông Nam Á và có những đặc trưng riêng của mỗi dân tộc. Cư dân Đông Nam Á đã tạo dựng nên một nền văn hóa phong phú với nhiều sắc thái địa phương.
Canh tác lúa đóng vai trò chủ đạo ở khắp nơi. Thuần hóa trâu - con vật đặc biệt quan trọng đối với sản xuất nông nghiệp và nghi lễ. Ngày nay, hiến sinh trâu vẫn được thực hiện ở nhiều nơi. Nhà sàn là loại hình cư trú truyền thống của khu vực.
Các nền văn minh Ấn Độ, Trung Quốc, Arập và châu Âu đã mang đến những biến đổi trong các văn hóa bản địa. Dù vậy, bản sắc văn hóa chung của tòan khu vực vẫn mang tính nổi trội.
Trưng bày kéo dài một năm, kết thúc vào ngày 5/11/2011./.
Các hiện vật được giới thiệu theo ba chủ đề gồm y phục, sơn mài và tranh kính Indonesia. Các bức tranh kính liên quan đến hai sử thi Mahabharata và Ramayana, đạo Hồi, cuộc sống hàng ngày và các anh hề.
"Một thoáng Đông Nam Á" được tổ chức nhằm giới thiệu, quảng bá cho việc trưng bày đầy đủ hình ảnh các dân tộc Đông Nam Á tại tòa nhà Cánh diều sẽ ra mắt công chúng trong tương lai.
Việc xây dựng tòa nhà Cánh diều - một bảo tàng về Đông Nam Á tại Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam nhằm giúp công chúng tìm hiểu về nền văn hóa đa dạng và thống nhất của khu vực Đông Nam Á, khám phá sự tương đồng và khác biệt giữa các dân tộc, các quốc gia.
Bảo tàng Đông Nam Á là minh chứng sinh động thể hiện trách nhiệm của Việt Nam, một thành viên của Hiệp hội ASEAN, trong việc bảo tồn, giới thiệu văn hóa của khu vực và giúp tăng cường hiểu biết lẫn nhau, đồng thời là điểm gặp gỡ, trao đổi trưng bày và hoạt động giữa các bảo tàng trong khu vực.
Từ năm 2006 đến nay, Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam đã sưu tầm được trên 2.000 hiện vật, hơn 8.000 ảnh tư liệu, hơn 30 băng video của chín nước Thái Lan, Campuchia, Indonesia, Philippine, Malaysia, Brunei, Singapore, Lào và Myanmar. Ngoài ra, một số nhà sưu tập nước ngoài cũng hiến tặng hiện vật quý giá cho bảo tàng.
Trong tương lai, trưng bày "Văn hóa Đông Nam Á" tại tòa Cánh diều - hiện đang xây dựng - sẽ giới thiệu năm chủ đề gồm đồ vải và trang phục, đời sống hàng ngày, đời sống xã hội, nghệ thuật biểu diễn và tôn giáo-tín ngưỡng.
Kết quả này có được nhờ sự giúp đỡ của các chuyên gia Pháp là bà Christine Hemmet, chuyên gia bảo tàng học ở Bảo tàng Quai Branly; chuyên gia thiết kế đồ hoạ Patrick Hoarau và thạc sĩ tư liệu Francoise Dalex.
Tiến sĩ Vi Văn An, Trưởng phòng Đông Nam Á cho biết, trong số các hiện vật đã sưu tầm được, nhiều nhất tập trung vào đồ vải và trang phục, trong đó có nghề dệt với nhiều kỹ thuật đặc sắc và những sản phẩm nổi tiếng không chỉ ở Đông Nam Á mà còn ở cả châu Âu như hai bộ y phục Gadang của tộc người sống ở phía bắc Philippine.
Ngoài ra, có chín hiện vật sơn mài của Myanmar, trong đó một số hiện vật đã có hàng trăm năm tuổi.
Vấn đề quan trọng là việc xây dựng nội dung, thiết kế trưng bày thế nào để thể hiện được cái đa dạng chung của các dân tộc Đông Nam Á và có những đặc trưng riêng của mỗi dân tộc. Cư dân Đông Nam Á đã tạo dựng nên một nền văn hóa phong phú với nhiều sắc thái địa phương.
Canh tác lúa đóng vai trò chủ đạo ở khắp nơi. Thuần hóa trâu - con vật đặc biệt quan trọng đối với sản xuất nông nghiệp và nghi lễ. Ngày nay, hiến sinh trâu vẫn được thực hiện ở nhiều nơi. Nhà sàn là loại hình cư trú truyền thống của khu vực.
Các nền văn minh Ấn Độ, Trung Quốc, Arập và châu Âu đã mang đến những biến đổi trong các văn hóa bản địa. Dù vậy, bản sắc văn hóa chung của tòan khu vực vẫn mang tính nổi trội.
Trưng bày kéo dài một năm, kết thúc vào ngày 5/11/2011./.
Hoàng Minh Nguyệt (TTXVN/Vietnam+)