Ngày 19/10, trong báo cáo công bố cùng ngày mang tên "Xu thế về việc làm của giới trẻ trên thế giới 2011", Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) cảnh báo về một thế hệ trẻ bị tổn thương do tình trạng thất nghiệp tăng cao, thực trạng việc làm bấp bênh tại các quốc gia phát triển cũng như sự gia tăng số lao động nghèo tại các quốc gia đang phát triển.
Báo cáo "Xu thế về việc làm của giới trẻ trên thế giới 2011" nhấn mạnh, sự bất hạnh của thế hệ lao động trẻ hiện nay là phải đối mặt với những hệ lụy của giai đoạn "Đại suy thoái" hiện nay. Báo cáo chỉ ra rằng, giới trẻ không chỉ phải chịu đựng các tác động xấu và sự căng thẳng xuất phát trực tiếp từ các nguy cơ xã hội liên quan tới tình trạng thất nghiệp mà cả những hệ quả về lâu dài.
Cũng theo báo cáo nêu trên, chính những bức xúc về việc làm là một trong những động cơ chính của các phong trào phản kháng đang diễn ra khắp nơi trên thế giới trong 2011. Điển hình như tại Trung Đông và Bắc Phi, trong 20 năm qua, gần 1/4 số lao động trẻ bị lâm vào tình cảnh thất nghiệp, mặc dù tại khu vực này đã có những tiến bộ trong lĩnh vực giáo dục và dạy nghề.
Tình hình cũng không kém phần bi đát tại Iceland, tỷ lệ thất nghiệp trong lao động trẻ tăng từ 9% trong 2007 lên 27,5% năm 2010.
Tính tổng thể, ILO cho rằng, số lao động trẻ trên thế giới không có việc làm đã giảm nhẹ sau thời kỳ tồi tệ nhất 2009, từ 75,8 triệu xuống 75,1 triệu vào cuối năm 2010. Dự tính số lao động trẻ thất nghiệp trong năm 2011 sẽ ở mức 74,6 triệu người.
Tuy nhiên, các chuyên gia ILO cũng cảnh báo, tại các quốc gia phát triển và khu vực Liên minh châu Âu, đang có tình trạng ngày càng nhiều lao động trẻ rời khỏi thị trường lao động hơn là đi kiếm một việc làm. Trong khi đó, tại các quốc gia kém phát triển và đang phát triển, lao động trẻ tại những quốc gia này đáng phải đối mặt với mức lương rất thấp.
Trước những thách thức trên, báo cáo của ILO đề xuất hàng loạt các biện pháp chính trị nhằm thúc đẩy việc làm trong giới trẻ như thiết lập một chiến lược kết hợp với tăng trưởng vào tạo việc làm trong giới trẻ, cải thiện chất lượng việc làm đồng thời tăng cường các chuẩn mức việc làm, đầu tư vào đào tạo nghề, tiếp tục thúc đẩy các chính sách tài chính và kinh tế vĩ mô nhằm loại bỏ các trở lực của phục hồi kinh tế./.
Báo cáo "Xu thế về việc làm của giới trẻ trên thế giới 2011" nhấn mạnh, sự bất hạnh của thế hệ lao động trẻ hiện nay là phải đối mặt với những hệ lụy của giai đoạn "Đại suy thoái" hiện nay. Báo cáo chỉ ra rằng, giới trẻ không chỉ phải chịu đựng các tác động xấu và sự căng thẳng xuất phát trực tiếp từ các nguy cơ xã hội liên quan tới tình trạng thất nghiệp mà cả những hệ quả về lâu dài.
Cũng theo báo cáo nêu trên, chính những bức xúc về việc làm là một trong những động cơ chính của các phong trào phản kháng đang diễn ra khắp nơi trên thế giới trong 2011. Điển hình như tại Trung Đông và Bắc Phi, trong 20 năm qua, gần 1/4 số lao động trẻ bị lâm vào tình cảnh thất nghiệp, mặc dù tại khu vực này đã có những tiến bộ trong lĩnh vực giáo dục và dạy nghề.
Tình hình cũng không kém phần bi đát tại Iceland, tỷ lệ thất nghiệp trong lao động trẻ tăng từ 9% trong 2007 lên 27,5% năm 2010.
Tính tổng thể, ILO cho rằng, số lao động trẻ trên thế giới không có việc làm đã giảm nhẹ sau thời kỳ tồi tệ nhất 2009, từ 75,8 triệu xuống 75,1 triệu vào cuối năm 2010. Dự tính số lao động trẻ thất nghiệp trong năm 2011 sẽ ở mức 74,6 triệu người.
Tuy nhiên, các chuyên gia ILO cũng cảnh báo, tại các quốc gia phát triển và khu vực Liên minh châu Âu, đang có tình trạng ngày càng nhiều lao động trẻ rời khỏi thị trường lao động hơn là đi kiếm một việc làm. Trong khi đó, tại các quốc gia kém phát triển và đang phát triển, lao động trẻ tại những quốc gia này đáng phải đối mặt với mức lương rất thấp.
Trước những thách thức trên, báo cáo của ILO đề xuất hàng loạt các biện pháp chính trị nhằm thúc đẩy việc làm trong giới trẻ như thiết lập một chiến lược kết hợp với tăng trưởng vào tạo việc làm trong giới trẻ, cải thiện chất lượng việc làm đồng thời tăng cường các chuẩn mức việc làm, đầu tư vào đào tạo nghề, tiếp tục thúc đẩy các chính sách tài chính và kinh tế vĩ mô nhằm loại bỏ các trở lực của phục hồi kinh tế./.
Đức Hùng/Geneva (Vietnam+)