“Tôi là nhà ngoại cảm, người có khả năng tiếp cận với thế giới tâm linh.” Tác giả Nguyễn Ngọc Hoài đã viết như thế trong cuốn tự truyện “Một thế giới khác” của mình.
Chắc hẳn, nhiều người sẽ nghĩ đó là một cuốn sách mượn những chuyện tâm linh, ma quỷ để tạo nên những pha “giật gân,” mê tín. Đừng nhầm! “Môt thế giới khác” chống lại sự mê tín và thiên về những trải nghiệm khoa học.
Với những nhân chứng sống đi cùng những câu chuyện cảm động có thật, tác giả đã kể về “mảng công việc mà tôi đã dành nhiều tâm sức nhất: tìm mộ các liệt sỹ. Đó cũng chính là một nhiệm vụ quan trọng của nơi tôi công tác, một cơ quan gồm các nhà khoa học, các nhà ngoại cảm cùng chuyên sâu thực nghiệm, nghiên cứu khả năng đặc biệt của con người và tìm mộ liệt sỹ bằng tâm linh.”
Từ những cuộc hành trình…
Trước hết, cuốn tự truyện dựng lại số phận kỳ lạ với định mệnh và những dẫn dắt đặc biệt tạo nên những ngã rẽ trong cuộc đời, sự nghiệp của nhà ngoại cảm Nguyễn Ngọc Hoài, người được Hội đồng khoa học của Viện Khoa học Hình sự-Bộ Công an, Liên hiệp Khoa học công nghệ tin học ứng dụng và Trung tâm Bảo trợ văn hóa kỹ thuật truyền thống, tặng thưởng Gương Huyền thông A1000 (giải thưởng dành cho các nhà ngoại cảm xuất sắc đã giải mã được trên 1000 thông tin về mộ liệt sỹ thất lạc).
Mối tình đầu đầy ngang trái với chàng trai mà mãi về sau, chị mới biết là người anh cùng cha khác mẹ với mình, một bí mật gia đình cay đắng luôn được chôn giấu bỗng hé lộ qua cuộc trò chuyện với… linh hồn người cha mà từ trước, chưa bao giờ Nguyễn Ngọc Hoài nghĩ đó không phải là cha đẻ của mình…
Những góc khuất được chiếu rọi đã tạo nên những chấn động tâm lý dữ dội. Choáng váng! Hụt hẫng! Vốn là một cô giáo vùng cao Tây Bắc sống đơn giản, vô thần, không có nhiều ý niệm về đời sống tâm linh cũng như việc thờ cúng, thế giới tâm linh khai mở trước mắt chị một cách tự nhiên, khả năng ngoại cảm đến với chị bất ngờ, đầy vật vã, khủng hoảng.
Vượt qua những âu lo, rối loạn và cả sự sợ hãi ban đầu, chị đã chủ động học cách làm chủ năng lực đặc biệt này, hướng đến một sự nhận thức, lý tính như khám phá một tri thức khoa học; để rồi tiến tới sử dụng nó, giúp các gia đình tìm lại mộ thân nhân bị thất lạc.
Phần hai mang tên “Tìm nhau từ hai cõi” là những câu chuyện xúc động về chặng đường tìm lại 27 liệt sỹ ở Hàm Thuận Bắc, cuộc tìm kiếm mộ liệt sỹ ở Đồng Nai, hành trình dài nhiều thập kỷ các thân nhân liệt sỹ đau đáu ngóng tìm người thân vùi mình bên rừng Trường Sơn,… do chính các thân nhân kể lại tỉ mỉ. Đó đều là những con người thực, những sự việc thực với những địa chỉ cụ thể để người đọc có thể kiểm chứng.
Song song với mỗi câu chuyện là những chia sẻ của chính tác giả Nguyễn Ngọc Hoài từ góc độ công tác của nhà ngoại cảm.
… đến những khát vọng nhân văn
Tự tổng kết về chặng đường hơn mười năm gắn với cái “nghiệp” khác thường như một định mệnh này, Nguyễn Ngọc Hoài viết: “Từ ‘ngoại cảm’ bị lạm dụng, các ‘nhà ngoại cảm’ mọc lên như nấm sau mưa, năng lực ít mà cái tâm cũng không nhiều… Trước đây, người ta tin tưởng mù quáng, còn bây giờ, người ta lại nghi ngờ phủ nhận sạch trơn. Cả hai thái độ ấy, xét cho cùng, đều từ không hiểu mà ra.”
“Một thế giới khác” là cuốn tự truyện bộc lộ khát khao được chia sẻ, giúp người đọc hiểu hơn về vai trò thực sự của nhà ngoại cảm.
Giữa những thật giả lẫn lộn, mê tín dị đoan núp bóng ngoại cảm, trước những hệ luỵ mang danh ngoại cảm và nhiều luồng dư luận trái chiều trong xã hội, cuốn sách đã tác động mạnh mẽ đến tinh thần, khai thông tư tưởng, dẫn dắt người đọc tìm được sự cân bằng giữa thế giới tâm linh và đời sống hiện thực, mang đến một cái nhìn mới về bộ môn khoa học.
Mặt khác, qua từng trang sách với lối viết giản dị, chân thành, chị thể hiện sự tin tưởng rằng, nhận thức về một thế giới tiếp tục sau cái chết sẽ khiến con người sống có tâm hơn, biết yêu thương hơn và vợi bớt lòng tham. Hơn mười năm trải nghiệm giúp chị hiểu ra rằng, thế giới tâm linh đang đồng hành cùng chúng ta thông qua chính sức mạnh của tình yêu thương chứ không phải gì khác.
Gấp cuốn sách lại ta cảm nhận được sâu sắc hơn về tình người, tình đồng đội. Thế giới những linh hồn lạc lõng nơi đất lạnh bụi bờ được kể lại qua cuốn sách cho thấy bi kịch, cảm giác mất mát, khổ đau không chỉ dày vò những người sống sót sau cuộc chiến mà còn đeo đẳng chính những người ra đi. Phía sau nước mắt là những ám ảnh về sự bạo tàn.
Không chỉ có nước mắt, đôi khi, nhà ngoại cảm cũng gặp nhiều chuyện hài hước như ma giả ma, chuyện các linh hồn liệt sỹ vẫn khá cứng nhắc trong việc giữ nề nếp quân ngũ như khi còn sống…
Các nhà ngoại cảm cũng có những năng lực giới hạn nhất định; công chúng hãy tiếp cận những điều đó bằng cái đầu lạnh và con mắt sáng, biết phản biện và phân tích, đừng thụ động mang theo lòng tin một chiều. Đó cũng chính là thông điệp mà nhà ngoại cảm Nguyễn Ngọc Hoài muốn gửi gắm đến chúng ta.
Giáo sư-Tiến sỹ Phạm Đức Dương, Chủ tịch Hội nghiên cứu khoa học Đông Nam Á, cho biết: “Khi đọc cuốn ‘Một thế giới khác’ của Nguyễn Ngọc Hoài, tôi bị thuyết phục bởi những câu chuyện tìm mộ của chị đã được các thân nhân kể lại tỉ mỉ… Ranh giới giữa chánh tín và mê tín là rất mỏng manh. Việc nghiên cứu là cần thiết và cấp bách để giúp người đời chánh được những nhầm lẫn gây tổn thất về tiền của, về sức lực, về thời gian và nhất là những điều nhảm nhí bịp bợm.”
Tác giả Nguyễn Ngọc Hoài hiện là cán bộ Ban nghiên cứu các khả năng đặc biệt, thuộc Liên hiệp Khoa học UIA đồng thời là Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu đời sống tâm linh, thuộc Viện Nghiên cứu văn hóa phương Đông./.
Chắc hẳn, nhiều người sẽ nghĩ đó là một cuốn sách mượn những chuyện tâm linh, ma quỷ để tạo nên những pha “giật gân,” mê tín. Đừng nhầm! “Môt thế giới khác” chống lại sự mê tín và thiên về những trải nghiệm khoa học.
Với những nhân chứng sống đi cùng những câu chuyện cảm động có thật, tác giả đã kể về “mảng công việc mà tôi đã dành nhiều tâm sức nhất: tìm mộ các liệt sỹ. Đó cũng chính là một nhiệm vụ quan trọng của nơi tôi công tác, một cơ quan gồm các nhà khoa học, các nhà ngoại cảm cùng chuyên sâu thực nghiệm, nghiên cứu khả năng đặc biệt của con người và tìm mộ liệt sỹ bằng tâm linh.”
Từ những cuộc hành trình…
Trước hết, cuốn tự truyện dựng lại số phận kỳ lạ với định mệnh và những dẫn dắt đặc biệt tạo nên những ngã rẽ trong cuộc đời, sự nghiệp của nhà ngoại cảm Nguyễn Ngọc Hoài, người được Hội đồng khoa học của Viện Khoa học Hình sự-Bộ Công an, Liên hiệp Khoa học công nghệ tin học ứng dụng và Trung tâm Bảo trợ văn hóa kỹ thuật truyền thống, tặng thưởng Gương Huyền thông A1000 (giải thưởng dành cho các nhà ngoại cảm xuất sắc đã giải mã được trên 1000 thông tin về mộ liệt sỹ thất lạc).
Mối tình đầu đầy ngang trái với chàng trai mà mãi về sau, chị mới biết là người anh cùng cha khác mẹ với mình, một bí mật gia đình cay đắng luôn được chôn giấu bỗng hé lộ qua cuộc trò chuyện với… linh hồn người cha mà từ trước, chưa bao giờ Nguyễn Ngọc Hoài nghĩ đó không phải là cha đẻ của mình…
Những góc khuất được chiếu rọi đã tạo nên những chấn động tâm lý dữ dội. Choáng váng! Hụt hẫng! Vốn là một cô giáo vùng cao Tây Bắc sống đơn giản, vô thần, không có nhiều ý niệm về đời sống tâm linh cũng như việc thờ cúng, thế giới tâm linh khai mở trước mắt chị một cách tự nhiên, khả năng ngoại cảm đến với chị bất ngờ, đầy vật vã, khủng hoảng.
Vượt qua những âu lo, rối loạn và cả sự sợ hãi ban đầu, chị đã chủ động học cách làm chủ năng lực đặc biệt này, hướng đến một sự nhận thức, lý tính như khám phá một tri thức khoa học; để rồi tiến tới sử dụng nó, giúp các gia đình tìm lại mộ thân nhân bị thất lạc.
Phần hai mang tên “Tìm nhau từ hai cõi” là những câu chuyện xúc động về chặng đường tìm lại 27 liệt sỹ ở Hàm Thuận Bắc, cuộc tìm kiếm mộ liệt sỹ ở Đồng Nai, hành trình dài nhiều thập kỷ các thân nhân liệt sỹ đau đáu ngóng tìm người thân vùi mình bên rừng Trường Sơn,… do chính các thân nhân kể lại tỉ mỉ. Đó đều là những con người thực, những sự việc thực với những địa chỉ cụ thể để người đọc có thể kiểm chứng.
Song song với mỗi câu chuyện là những chia sẻ của chính tác giả Nguyễn Ngọc Hoài từ góc độ công tác của nhà ngoại cảm.
… đến những khát vọng nhân văn
Tự tổng kết về chặng đường hơn mười năm gắn với cái “nghiệp” khác thường như một định mệnh này, Nguyễn Ngọc Hoài viết: “Từ ‘ngoại cảm’ bị lạm dụng, các ‘nhà ngoại cảm’ mọc lên như nấm sau mưa, năng lực ít mà cái tâm cũng không nhiều… Trước đây, người ta tin tưởng mù quáng, còn bây giờ, người ta lại nghi ngờ phủ nhận sạch trơn. Cả hai thái độ ấy, xét cho cùng, đều từ không hiểu mà ra.”
“Một thế giới khác” là cuốn tự truyện bộc lộ khát khao được chia sẻ, giúp người đọc hiểu hơn về vai trò thực sự của nhà ngoại cảm.
Giữa những thật giả lẫn lộn, mê tín dị đoan núp bóng ngoại cảm, trước những hệ luỵ mang danh ngoại cảm và nhiều luồng dư luận trái chiều trong xã hội, cuốn sách đã tác động mạnh mẽ đến tinh thần, khai thông tư tưởng, dẫn dắt người đọc tìm được sự cân bằng giữa thế giới tâm linh và đời sống hiện thực, mang đến một cái nhìn mới về bộ môn khoa học.
Mặt khác, qua từng trang sách với lối viết giản dị, chân thành, chị thể hiện sự tin tưởng rằng, nhận thức về một thế giới tiếp tục sau cái chết sẽ khiến con người sống có tâm hơn, biết yêu thương hơn và vợi bớt lòng tham. Hơn mười năm trải nghiệm giúp chị hiểu ra rằng, thế giới tâm linh đang đồng hành cùng chúng ta thông qua chính sức mạnh của tình yêu thương chứ không phải gì khác.
Gấp cuốn sách lại ta cảm nhận được sâu sắc hơn về tình người, tình đồng đội. Thế giới những linh hồn lạc lõng nơi đất lạnh bụi bờ được kể lại qua cuốn sách cho thấy bi kịch, cảm giác mất mát, khổ đau không chỉ dày vò những người sống sót sau cuộc chiến mà còn đeo đẳng chính những người ra đi. Phía sau nước mắt là những ám ảnh về sự bạo tàn.
Không chỉ có nước mắt, đôi khi, nhà ngoại cảm cũng gặp nhiều chuyện hài hước như ma giả ma, chuyện các linh hồn liệt sỹ vẫn khá cứng nhắc trong việc giữ nề nếp quân ngũ như khi còn sống…
Các nhà ngoại cảm cũng có những năng lực giới hạn nhất định; công chúng hãy tiếp cận những điều đó bằng cái đầu lạnh và con mắt sáng, biết phản biện và phân tích, đừng thụ động mang theo lòng tin một chiều. Đó cũng chính là thông điệp mà nhà ngoại cảm Nguyễn Ngọc Hoài muốn gửi gắm đến chúng ta.
Giáo sư-Tiến sỹ Phạm Đức Dương, Chủ tịch Hội nghiên cứu khoa học Đông Nam Á, cho biết: “Khi đọc cuốn ‘Một thế giới khác’ của Nguyễn Ngọc Hoài, tôi bị thuyết phục bởi những câu chuyện tìm mộ của chị đã được các thân nhân kể lại tỉ mỉ… Ranh giới giữa chánh tín và mê tín là rất mỏng manh. Việc nghiên cứu là cần thiết và cấp bách để giúp người đời chánh được những nhầm lẫn gây tổn thất về tiền của, về sức lực, về thời gian và nhất là những điều nhảm nhí bịp bợm.”
Tác giả Nguyễn Ngọc Hoài hiện là cán bộ Ban nghiên cứu các khả năng đặc biệt, thuộc Liên hiệp Khoa học UIA đồng thời là Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu đời sống tâm linh, thuộc Viện Nghiên cứu văn hóa phương Đông./.
Phương Mai (Vietnam+)