Tại Quảng Nam, mưa lớn kéo dài đã gây ngập cục bộ ở huyện miền núi Phước Sơn, cô lập nhiều xã vùng cao. Lượng mưa ước tính khoảng 250mm.
Ông Phạm Thế Quyền, Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Phước Sơn cho biết, có 5 xã vùng cao bị cô lập là Phước Kim, Phước Thành, Phước Chánh, Phước Lộc, Phước Công với khoảng 4.000 hộ dân.
Mưa lớn cũng gây ngập lụt tại xã Phước Hiệp, Phước Hòa, làm ách tắc giao thông các tuyến đường liên thôn, xã. Trong đó, ngập nặng nhất là thôn 1 và thôn 10 xã Phước Hiệp, nhiều hộ đã bị nước làm ngập nhà cửa.
Ngay trong đêm 2/10, huyện Phước Sơn đã huy động các lực lượng khẩn trương ứng cứu người dân các vùng bị cô lập, sơ tán dân ở những vùng trọng điểm có nguy cơ ngập nặng và sạt lở, hạn chế mức thấp nhất thiệt hại về người và tài sản cho người dân.
Là , Ông Phan Đức Tính, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Đại Lộc - một trong những địa phương chịu ảnh hưởng nặng nhất của lũ lụt và xả lũ các hồ chứa các công trình thủy điện cho biết trong đêm 2/10, nước sông Vu Gia qua địa bàn Đại Lộc có mức lũ trên báo động 3.
Huyện yêu cầu các xã, thị trấn tổ chức theo dõi, thông tin kịp thời diễn biến tình hình mưa lũ để nhân dân chủ động phòng tránh.
Các địa phương triển khai kịp thời các phương án phòng chống mưa lũ; kiểm tra và có kế hoạch sơ tán dân vùng có nguy cơ sạt lở, lũ quét, vùng ngập sâu đến nơi an toàn; tổ chức canh gác, không cho người và phương tiện qua lại ở những đoạn đường ngập sâu nhằm đảm bảo an toàn cho người dân.
Các chủ công trình các hồ chứa nước thủy lợi, thủy điện trên địa bàn tổ chức trực 24/24 giờ, tăng cường kiểm tra tình hình an toàn tại các công trình hồ chứa để kịp thời phát hiện và xử lý nếu có sự cố xảy ra, nhất là các hồ đã tích đầy nước./.
Ông Phạm Thế Quyền, Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Phước Sơn cho biết, có 5 xã vùng cao bị cô lập là Phước Kim, Phước Thành, Phước Chánh, Phước Lộc, Phước Công với khoảng 4.000 hộ dân.
Mưa lớn cũng gây ngập lụt tại xã Phước Hiệp, Phước Hòa, làm ách tắc giao thông các tuyến đường liên thôn, xã. Trong đó, ngập nặng nhất là thôn 1 và thôn 10 xã Phước Hiệp, nhiều hộ đã bị nước làm ngập nhà cửa.
Ngay trong đêm 2/10, huyện Phước Sơn đã huy động các lực lượng khẩn trương ứng cứu người dân các vùng bị cô lập, sơ tán dân ở những vùng trọng điểm có nguy cơ ngập nặng và sạt lở, hạn chế mức thấp nhất thiệt hại về người và tài sản cho người dân.
Là , Ông Phan Đức Tính, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Đại Lộc - một trong những địa phương chịu ảnh hưởng nặng nhất của lũ lụt và xả lũ các hồ chứa các công trình thủy điện cho biết trong đêm 2/10, nước sông Vu Gia qua địa bàn Đại Lộc có mức lũ trên báo động 3.
Huyện yêu cầu các xã, thị trấn tổ chức theo dõi, thông tin kịp thời diễn biến tình hình mưa lũ để nhân dân chủ động phòng tránh.
Các địa phương triển khai kịp thời các phương án phòng chống mưa lũ; kiểm tra và có kế hoạch sơ tán dân vùng có nguy cơ sạt lở, lũ quét, vùng ngập sâu đến nơi an toàn; tổ chức canh gác, không cho người và phương tiện qua lại ở những đoạn đường ngập sâu nhằm đảm bảo an toàn cho người dân.
Các chủ công trình các hồ chứa nước thủy lợi, thủy điện trên địa bàn tổ chức trực 24/24 giờ, tăng cường kiểm tra tình hình an toàn tại các công trình hồ chứa để kịp thời phát hiện và xử lý nếu có sự cố xảy ra, nhất là các hồ đã tích đầy nước./.
Đoàn Hữu Trung (TTXVN)