Theo Kiểm toán Nhà nước, năm 2009, cơ quan này đã thực hiện kiểm toán báo cáo tài chính (năm 2008) của 183 trong số 242 doanh nghiệp hạch toán độc lập thuộc 20 tổng công ty nhà nước.
Những số liệu, thông tin mới được tập hợp qua các cuộc kiểm toán cho thấy một số tổng công ty nhà nước bị thua lỗ lớn.
Theo kết quả kiểm toán, năm 2008, có 88% số doanh nghiệp được kiểm toán (161/183) có lãi. Tổng lợi nhuận trước thuế của 20 tổng công ty nhà nước này đạt hơn 16.600 tỷ đồng.
Tỷ suất lợi nhuận trước thuế trên tổng doanh thu, thu nhập thuần bình quân đạt 11,14%, trên vốn chủ sở hữu đạt 32,14%, tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu bình quân 23,87%.
Tuy nhiên, cũng có những tổng công ty bị thua lỗ khá lớn như Tổng công ty Cơ khí Xây dựng lỗ lũy kế tính đến 31/12/2008 là 39 tỷ đồng; Tổng công ty Công trình giao thông 6 lỗ gần 68 tỷ đồng, lỗ lũy kế 149 tỷ đồng.
Tổng Công ty Càphê tuy báo cáo lãi 199 tỷ đồng nhưng lỗ lũy kế 525 tỷ đồng.
Kiểm toán Nhà nước cho rằng các doanh nghiệp này vừa không phát huy được vai trò chủ đạo trong nền kinh tế, chưa tương xứng với lợi thế và đầu tư của nhà nước mà hoạt động còn kém hiệu quả và không bảo toàn được vốn.
Quản lý tài chính ở nhiều tổng công ty còn yếu kém. Rất nhiều đơn vị, tổng công ty lớn để tồn tại các khoản nợ khó đòi cao như Tổng công ty Lương thực miền Nam có khoản nợ khó đòi 56 tỷ đồng; Tổng công ty Xây dựng Hà Nội 51,2 tỷ đồng, Công ty Thương mại và Xuất khẩu Viettel thuộc tập đoàn Viettel (khi đó còn là tổng công ty) để nợ quá hạn 79 tỷ đồng...
Đáng chú ý, một số doanh nghiệp xây dựng thực hiện cơ chế khoán nhưng do thiếu kiểm tra, kiểm soát nội bộ nên nhiều khoản phải thu, tạm ứng không quyết toán để tồn những khoản nợ lớn, khó có khả năng thu hồi, tiềm ẩn gây lỗ lớn trong tương lai cho chính các doanh nghiệp này.
Ví dụ, Tổng công ty Cơ khí Xây dựng có tổng nợ khó đòi lên tới 118,6 tỷ đồng, trong đó có rất nhiều khoản tạm ứng vượt tỷ lệ khoán nội bộ cho nhiều cán bộ đã chuyển công tác, không còn khả năng thu hồi.
Tổng công ty Xây dựng công trình giao thông 6 cũng để nợ khó đòi lên đến 46,4 tỷ đồng và đã buộc phải trích lập dự phòng gần 28 tỷ đồng.
Có 10 tổng công ty nhà nước đầu tư ra ngoài ngành như Tổng công ty Lương thực miền Nam đầu tư vào bảo hiểm 26,8 tỷ đồng, vào ngân hàng Vietcombank và một số đơn vị khác 95 tỷ đồng. Văn phòng Tổng công ty Lâm nghiệp góp vốn 80 tỷ đồng vào Công ty cổ phần chứng khoán Bảo Việt.
Một doanh nghiệp thuộc Tổng công ty Hàng không miền Nam đầu tư vào các tổ chức tín dụng 300 tỷ đồng. Tổng công ty Bến Thành đầu tư vào chứng khoán, ngân hàng trên 243 tỷ đồng.
Việc thực hiện nghĩa vụ với ngân sách nhà nước (nộp thuế) ở khối tổng công ty nhà nước cũng là vấn đề đáng nói. Hầu hết các đơn vị được kiểm toán đều kê khai thiếu thuế và các khoản phải nộp về ngân sách nhà nước.
Qua kiểm toán, Kiểm toán Nhà nước đã kiến nghị tăng thu cho ngân sách 548 tỷ đồng./.
Những số liệu, thông tin mới được tập hợp qua các cuộc kiểm toán cho thấy một số tổng công ty nhà nước bị thua lỗ lớn.
Theo kết quả kiểm toán, năm 2008, có 88% số doanh nghiệp được kiểm toán (161/183) có lãi. Tổng lợi nhuận trước thuế của 20 tổng công ty nhà nước này đạt hơn 16.600 tỷ đồng.
Tỷ suất lợi nhuận trước thuế trên tổng doanh thu, thu nhập thuần bình quân đạt 11,14%, trên vốn chủ sở hữu đạt 32,14%, tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu bình quân 23,87%.
Tuy nhiên, cũng có những tổng công ty bị thua lỗ khá lớn như Tổng công ty Cơ khí Xây dựng lỗ lũy kế tính đến 31/12/2008 là 39 tỷ đồng; Tổng công ty Công trình giao thông 6 lỗ gần 68 tỷ đồng, lỗ lũy kế 149 tỷ đồng.
Tổng Công ty Càphê tuy báo cáo lãi 199 tỷ đồng nhưng lỗ lũy kế 525 tỷ đồng.
Kiểm toán Nhà nước cho rằng các doanh nghiệp này vừa không phát huy được vai trò chủ đạo trong nền kinh tế, chưa tương xứng với lợi thế và đầu tư của nhà nước mà hoạt động còn kém hiệu quả và không bảo toàn được vốn.
Quản lý tài chính ở nhiều tổng công ty còn yếu kém. Rất nhiều đơn vị, tổng công ty lớn để tồn tại các khoản nợ khó đòi cao như Tổng công ty Lương thực miền Nam có khoản nợ khó đòi 56 tỷ đồng; Tổng công ty Xây dựng Hà Nội 51,2 tỷ đồng, Công ty Thương mại và Xuất khẩu Viettel thuộc tập đoàn Viettel (khi đó còn là tổng công ty) để nợ quá hạn 79 tỷ đồng...
Đáng chú ý, một số doanh nghiệp xây dựng thực hiện cơ chế khoán nhưng do thiếu kiểm tra, kiểm soát nội bộ nên nhiều khoản phải thu, tạm ứng không quyết toán để tồn những khoản nợ lớn, khó có khả năng thu hồi, tiềm ẩn gây lỗ lớn trong tương lai cho chính các doanh nghiệp này.
Ví dụ, Tổng công ty Cơ khí Xây dựng có tổng nợ khó đòi lên tới 118,6 tỷ đồng, trong đó có rất nhiều khoản tạm ứng vượt tỷ lệ khoán nội bộ cho nhiều cán bộ đã chuyển công tác, không còn khả năng thu hồi.
Tổng công ty Xây dựng công trình giao thông 6 cũng để nợ khó đòi lên đến 46,4 tỷ đồng và đã buộc phải trích lập dự phòng gần 28 tỷ đồng.
Có 10 tổng công ty nhà nước đầu tư ra ngoài ngành như Tổng công ty Lương thực miền Nam đầu tư vào bảo hiểm 26,8 tỷ đồng, vào ngân hàng Vietcombank và một số đơn vị khác 95 tỷ đồng. Văn phòng Tổng công ty Lâm nghiệp góp vốn 80 tỷ đồng vào Công ty cổ phần chứng khoán Bảo Việt.
Một doanh nghiệp thuộc Tổng công ty Hàng không miền Nam đầu tư vào các tổ chức tín dụng 300 tỷ đồng. Tổng công ty Bến Thành đầu tư vào chứng khoán, ngân hàng trên 243 tỷ đồng.
Việc thực hiện nghĩa vụ với ngân sách nhà nước (nộp thuế) ở khối tổng công ty nhà nước cũng là vấn đề đáng nói. Hầu hết các đơn vị được kiểm toán đều kê khai thiếu thuế và các khoản phải nộp về ngân sách nhà nước.
Qua kiểm toán, Kiểm toán Nhà nước đã kiến nghị tăng thu cho ngân sách 548 tỷ đồng./.
Thùy Dương (TTXVN/Vietnam+)