Trong 3 ngày (từ 25-27/4), Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội đã mở phiên tòa xét xử phúc thẩm bị cáo Phạm Đình Tiếng, 44 tuổi, nguyên là thiếu tá công an, cán bộ Phòng Cảnh sát phòng chống tội phạm về ma túy - PC 17, Công an thành phố Hà Nội về 2 tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” và “Nhận hối lộ.”
Bị cáo Tiếng được coi là người bị tạm giam lâu nhất Việt Nam, gần 7 năm .
Tại phiên tòa, một số bị án trong vụ án “chợ” ma túy Thanh Nhàn giai đoạn 2 đã đến tòa với tư cách nhân chứng, trong đó có cặp vợ chồng trùm ma túy Bùi Trọng Bảy-Trần Thị Lan.
Theo đề nghị của các luật sư, lần đầu tiên tại các phiên tòa xét xử bị cáo Tiếng, Hội đồng xét xử cho mời các nhân chứng Phan Thị Lệ Tuyên (vợ ông Tiếng), Nguyễn Đại Dương và Dương Trường Giang (từng bị tạm giam ở trại T16 Bộ Công an).
Đường dây ma túy do Cao Thị Lan cầm đầu cùng đồng phạm đã kết thúc giai đoạn 1, 2. Theo đó, có 78 người bị đưa ra truy tố, xét xử, trong đó có 13 người nguyên là cán bộ công an.
Phiên tòa sơ thẩm lần 1 của Tòa án Nhân dân thành phố Hà Nội từng tuyên phạt bị cáo Tiếng lĩnh án 17 năm tù về 2 tội danh nêu trên. Tuy nhiên, tại phiên tòa phúc thẩm ngày 5/4/2010 đã tuyên hủy phần liên quan đến bị cáo Tiếng để tiến hành điều tra lại.
Cáo trạng của Viện kiểm sát nhân dân Tối cao xác định, tháng 9/1999, PC17 giao cho ông Tiếng tổ chức xác minh tụ điểm bán lẻ ma túy ở khu tập thể Mai Hương (phường Bạch Mai, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) và xác lập chuyên án. Nhưng tiến độ điều tra chậm, kéo dài hàng năm và ông Tiếng không báo cáo hướng giải quyết, trong khi đó, việc mua bán ma túy tại đây diễn ra công khai.
Tháng 8/2000, Cục Cảnh sát phòng, chống tội phạm về ma túy (C17), Bộ Công an, nhận được nhiều đơn thư của quần chúng phản ánh về “chợ ma túy” này. Bộ Công an đã vào cuộc nhưng việc phá án khó khăn vì một cán bộ của PC17 đã “đánh động” cho Bùi Trọng Bảy.
Ngày 13/12/2000, Công an Hà Nội thành lập Ban chỉ đạo chuyên án. Thời điểm đó, ông Tiếng tiếp tục được phân công là người lập kế hoạch tổ chức điều tra, xác minh chuyên án, thụ lý hồ sơ vụ án. Trên cơ sở điều tra, ông Tiếng lập danh sách 20 nghi phạm, nhưng cuối cùng chỉ đưa ra truy tố, xét xử được 4 bị can.
Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao cáo buộc ông Tiếng có hành vi sai trái trong công tác điều tra với mục đích nhận tiền. Cụ thể, khi bắt được Nguyễn Viết Mạnh nhưng không báo cáo, không chuyển ngay hồ sơ tài liệu để phối hợp với cơ quan công an khác.
Khi điều tra, dù không cho Bảy nhận dạng các nghi phạm liên quan trong vụ án nhưng lại báo cáo đã cho nhận dạng... Để "lo" một số người, qua Bảy, ông Tiếng đã nhận hối lộ 20.000 USD và lừa đảo 5.000 USD.
Cụ thể, tại thời điểm hứa giúp cho Trần Thị Lành (chị vợ của Bảy), ông Tiếng không phải là điều tra viên thụ lý vụ án.
Trước vành móng ngựa, giống như phiên tòa trước, ông Tiếng hoàn toàn phủ nhận việc nhận tiền của Bảy-Lan. Các nhân chứng đang là bị án được đưa đến tòa là cặp vợ chồng trùm ma túy Bùi Trọng Bảy-Trần Thị Lan vẫn một mực cho rằng: “không mâu thuẫn thù oán gì với ông Tiếng” và “lời khai tại cơ quan điều tra là chính xác."
Nhân chứng tại phiên tòa, ông Nguyễn Đại Dương (từng là chủ vũ trường New Century) trình bày khi bị tạm giam, ông Dương ở cùng buồng với Bảy gần một tháng và được bị án này tâm sự là vu khống cho một cán bộ công an Hà Nội nhận tiền hối lộ là ông Phạm Đình Tiếng.
Đổi lại, Bảy được cán bộ điều tra hứa giảm số lượng ma túy đã buôn bán (số ngày ít đi) để thoát án tử hình, được giải biên và bán đi một ngôi nhà, sau khi trả nợ ngân hàng thì chi tiêu cho hai đứa con.
Ông Dương Trường Giang khai rằng khi bị tạm giam tại T16, ông Giang ở gần buồng Lan (vợ Bảy). Do hiểu biết pháp luật, nên ông Giang được Lan hỏi tư vấn và kể chuyện việc hối lộ ông Tiếng là Lan khai theo chồng, thực tế Lan không biết việc này.
Tuy nhiên, sau 3 ngày xét xử công khai, Hội đồng xét xử nhận thấy có đủ cơ sở để kết án bị cáo Tiếng đã nhận hối lộ 20.000 USD và lừa đảo 5.000 USD như Viện Kiểm sát đã truy tố.
Hội đồng xét xử cho rằng bị cáo nguyên là cán bộ công an nhưng đã có hành vi sai trái làm ảnh hưởng đến uy tín của ngành công an, làm giảm lòng tin của nhân dân đối với các cơ quan thực thi pháp luật. Bị cáo không khai báo thành khẩn vì vậy cần phải cách ly khỏi xã hội một thời gian dài mới đủ sức răn đe.
Vì vậy, Tòa đã tuyên phạt bị cáo Phạm Đình Tiếng lĩnh án 16 năm tù về tội “Nhận hối lộ,” 2 năm tù về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản,” tổng hợp hình phạt chung là 18 năm tù./.
Bị cáo Tiếng được coi là người bị tạm giam lâu nhất Việt Nam, gần 7 năm .
Tại phiên tòa, một số bị án trong vụ án “chợ” ma túy Thanh Nhàn giai đoạn 2 đã đến tòa với tư cách nhân chứng, trong đó có cặp vợ chồng trùm ma túy Bùi Trọng Bảy-Trần Thị Lan.
Theo đề nghị của các luật sư, lần đầu tiên tại các phiên tòa xét xử bị cáo Tiếng, Hội đồng xét xử cho mời các nhân chứng Phan Thị Lệ Tuyên (vợ ông Tiếng), Nguyễn Đại Dương và Dương Trường Giang (từng bị tạm giam ở trại T16 Bộ Công an).
Đường dây ma túy do Cao Thị Lan cầm đầu cùng đồng phạm đã kết thúc giai đoạn 1, 2. Theo đó, có 78 người bị đưa ra truy tố, xét xử, trong đó có 13 người nguyên là cán bộ công an.
Phiên tòa sơ thẩm lần 1 của Tòa án Nhân dân thành phố Hà Nội từng tuyên phạt bị cáo Tiếng lĩnh án 17 năm tù về 2 tội danh nêu trên. Tuy nhiên, tại phiên tòa phúc thẩm ngày 5/4/2010 đã tuyên hủy phần liên quan đến bị cáo Tiếng để tiến hành điều tra lại.
Cáo trạng của Viện kiểm sát nhân dân Tối cao xác định, tháng 9/1999, PC17 giao cho ông Tiếng tổ chức xác minh tụ điểm bán lẻ ma túy ở khu tập thể Mai Hương (phường Bạch Mai, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) và xác lập chuyên án. Nhưng tiến độ điều tra chậm, kéo dài hàng năm và ông Tiếng không báo cáo hướng giải quyết, trong khi đó, việc mua bán ma túy tại đây diễn ra công khai.
Tháng 8/2000, Cục Cảnh sát phòng, chống tội phạm về ma túy (C17), Bộ Công an, nhận được nhiều đơn thư của quần chúng phản ánh về “chợ ma túy” này. Bộ Công an đã vào cuộc nhưng việc phá án khó khăn vì một cán bộ của PC17 đã “đánh động” cho Bùi Trọng Bảy.
Ngày 13/12/2000, Công an Hà Nội thành lập Ban chỉ đạo chuyên án. Thời điểm đó, ông Tiếng tiếp tục được phân công là người lập kế hoạch tổ chức điều tra, xác minh chuyên án, thụ lý hồ sơ vụ án. Trên cơ sở điều tra, ông Tiếng lập danh sách 20 nghi phạm, nhưng cuối cùng chỉ đưa ra truy tố, xét xử được 4 bị can.
Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao cáo buộc ông Tiếng có hành vi sai trái trong công tác điều tra với mục đích nhận tiền. Cụ thể, khi bắt được Nguyễn Viết Mạnh nhưng không báo cáo, không chuyển ngay hồ sơ tài liệu để phối hợp với cơ quan công an khác.
Khi điều tra, dù không cho Bảy nhận dạng các nghi phạm liên quan trong vụ án nhưng lại báo cáo đã cho nhận dạng... Để "lo" một số người, qua Bảy, ông Tiếng đã nhận hối lộ 20.000 USD và lừa đảo 5.000 USD.
Cụ thể, tại thời điểm hứa giúp cho Trần Thị Lành (chị vợ của Bảy), ông Tiếng không phải là điều tra viên thụ lý vụ án.
Trước vành móng ngựa, giống như phiên tòa trước, ông Tiếng hoàn toàn phủ nhận việc nhận tiền của Bảy-Lan. Các nhân chứng đang là bị án được đưa đến tòa là cặp vợ chồng trùm ma túy Bùi Trọng Bảy-Trần Thị Lan vẫn một mực cho rằng: “không mâu thuẫn thù oán gì với ông Tiếng” và “lời khai tại cơ quan điều tra là chính xác."
Nhân chứng tại phiên tòa, ông Nguyễn Đại Dương (từng là chủ vũ trường New Century) trình bày khi bị tạm giam, ông Dương ở cùng buồng với Bảy gần một tháng và được bị án này tâm sự là vu khống cho một cán bộ công an Hà Nội nhận tiền hối lộ là ông Phạm Đình Tiếng.
Đổi lại, Bảy được cán bộ điều tra hứa giảm số lượng ma túy đã buôn bán (số ngày ít đi) để thoát án tử hình, được giải biên và bán đi một ngôi nhà, sau khi trả nợ ngân hàng thì chi tiêu cho hai đứa con.
Ông Dương Trường Giang khai rằng khi bị tạm giam tại T16, ông Giang ở gần buồng Lan (vợ Bảy). Do hiểu biết pháp luật, nên ông Giang được Lan hỏi tư vấn và kể chuyện việc hối lộ ông Tiếng là Lan khai theo chồng, thực tế Lan không biết việc này.
Tuy nhiên, sau 3 ngày xét xử công khai, Hội đồng xét xử nhận thấy có đủ cơ sở để kết án bị cáo Tiếng đã nhận hối lộ 20.000 USD và lừa đảo 5.000 USD như Viện Kiểm sát đã truy tố.
Hội đồng xét xử cho rằng bị cáo nguyên là cán bộ công an nhưng đã có hành vi sai trái làm ảnh hưởng đến uy tín của ngành công an, làm giảm lòng tin của nhân dân đối với các cơ quan thực thi pháp luật. Bị cáo không khai báo thành khẩn vì vậy cần phải cách ly khỏi xã hội một thời gian dài mới đủ sức răn đe.
Vì vậy, Tòa đã tuyên phạt bị cáo Phạm Đình Tiếng lĩnh án 16 năm tù về tội “Nhận hối lộ,” 2 năm tù về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản,” tổng hợp hình phạt chung là 18 năm tù./.
Kim Anh (TTXVN)