Khu đất "vàng" tại ngã sáu, giao lộ giữa các phố Hà Nội, Lý Thường Kiệt, Nguyễn Tri Phương, Ngô Quyền ở thành phố Huế đã 10 năm nay bị bỏ hoang.
Khu đất này trước đây vốn là vị trí của cửa hàng số 1 (Công ty Thương mại tổng hợp tỉnh Thừa Thiên-Huế), rộng khoảng 3.500 m2 và nằm ngay trung tâm thành phố.
Năm 2003, đơn vị nói trên phải di dời để giao mặt bằng cho chủ đầu tư. Tuy nhiên, từ bấy đến nay, qua bao lần "thay binh, đổi chủ", khu đất "vàng" này vẫn đang bị bỏ hoang phí, cỏ mọc che kín tầm mắt.
Đây là một trong những dự án bất thành của Công ty cổ phần Bất động sản Sông Đà đến đầu tư tại thành phố Huế, tuy không có năng lực tài chính, vẫn chạy và nhận dự án để đầu tư theo lối "xí phần."
Theo kế hoạch ban đầu, dự án nói trên khởi công khoảng năm 2003 với tổng vốn đầu tư 170 tỷ đồng và sẽ hoàn thành thi công xây dựng để đưa vào sử dụng giữa năm 2006.
Dự án sau đó được chuyển giao cho Công ty Đầu tư xây dựng cấp thoát nước và môi trường Việt Nam (Viwaseen), trực tiếp là Viwaseen Huế triển khai đầu tư xây dựng, nhưng rồi vẫn "án binh bất động" bởi một khu vực hàng rào vây kín. Một năm trước đây, dự án đã bị thu hồi để bán đấu giá, Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT) là đơn vị đã trúng thầu, nhưng hiện vẫn chưa thấy triển khai thi công.
Tình trạng đất "vàng" biến thành đất hoang nói trên chỉ là 1 trong rất nhiều dự án "treo" trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên-Huế. Không ít nhà đầu tư làm ăn theo theo kiểu "xí phần", chờ cơ hội bán để kiếm lời.
Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Thừa Thiên-Huế cho biết các chủ đầu tư không thực hiện đúng tiến độ đã cam kết thì sẽ bị thu hồi đất nhằm giải quyết tình trạng các chủ dự án lợi dụng sự nôn nóng trong đầu tư của địa phương để "xí phần" đất rồi để đó, kéo dài suốt từ năm này sang năm khác, gây lãng phí về tài nguyên đất đai, ảnh hưởng xấu đến môi trường đầu tư và dân sinh. Đối với các dự án tồn đọng, các chủ đầu tư phải cam kết nếu không thực hiện đúng tiến độ thì sẽ bị thu hồi dự án, hoặc thu hồi đất và không được hoàn trả số tiền đặt cọc và không được bồi hoàn đền bù giá trị tài sản đã đầu tư (hoặc chi phí đã bỏ ra).
Ngoài dự án nêu trên, hiện tỉnh Thừa Thiên-Huế cũng tiến hành rà soát các dự án còn lại trên địa bàn, đồng thời xem xét và sẽ thu hồi đất của 27 dự án của các tổ chức cá nhân thuê đất khác, với tổng diện tích đất là 512,3ha. Việc khắc phục tình trạng lãng phí đất đai ở một vài khía cạnh khác như giao đất cho các chủ dự án xây dựng các khu đô thị mới không liền vùng, liền thửa, làm cho một số diện tích đất giáp ranh giữa các dự án không thể sản xuất được, vì hệ thống tưới tiêu đã bị phá hỏng...sẽ được điều chỉnh hợp lý trong thời gian sớm nhất.
Ở các phường Vĩ Dạ và Xuân Phú (thành phố Huế), nhiều diện tích đất xen kẽ giữa các dự án bị bỏ hoang, gây lãng phí đất đai, hoặc đất gieo cấy 2 vụ lúa chưa được chủ đầu tư san lấp mặt bằng, nhưng bỏ hoang trong nhiều năm nay như ở xã Hương Sơn thuộc huyện Hương Trà (4,2ha), xã Thủy An, huyện Hương Thủy (khoảng 7ha) sẽ được bàn giao đất cho dân sản xuất.../.
Khu đất này trước đây vốn là vị trí của cửa hàng số 1 (Công ty Thương mại tổng hợp tỉnh Thừa Thiên-Huế), rộng khoảng 3.500 m2 và nằm ngay trung tâm thành phố.
Năm 2003, đơn vị nói trên phải di dời để giao mặt bằng cho chủ đầu tư. Tuy nhiên, từ bấy đến nay, qua bao lần "thay binh, đổi chủ", khu đất "vàng" này vẫn đang bị bỏ hoang phí, cỏ mọc che kín tầm mắt.
Đây là một trong những dự án bất thành của Công ty cổ phần Bất động sản Sông Đà đến đầu tư tại thành phố Huế, tuy không có năng lực tài chính, vẫn chạy và nhận dự án để đầu tư theo lối "xí phần."
Theo kế hoạch ban đầu, dự án nói trên khởi công khoảng năm 2003 với tổng vốn đầu tư 170 tỷ đồng và sẽ hoàn thành thi công xây dựng để đưa vào sử dụng giữa năm 2006.
Dự án sau đó được chuyển giao cho Công ty Đầu tư xây dựng cấp thoát nước và môi trường Việt Nam (Viwaseen), trực tiếp là Viwaseen Huế triển khai đầu tư xây dựng, nhưng rồi vẫn "án binh bất động" bởi một khu vực hàng rào vây kín. Một năm trước đây, dự án đã bị thu hồi để bán đấu giá, Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT) là đơn vị đã trúng thầu, nhưng hiện vẫn chưa thấy triển khai thi công.
Tình trạng đất "vàng" biến thành đất hoang nói trên chỉ là 1 trong rất nhiều dự án "treo" trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên-Huế. Không ít nhà đầu tư làm ăn theo theo kiểu "xí phần", chờ cơ hội bán để kiếm lời.
Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Thừa Thiên-Huế cho biết các chủ đầu tư không thực hiện đúng tiến độ đã cam kết thì sẽ bị thu hồi đất nhằm giải quyết tình trạng các chủ dự án lợi dụng sự nôn nóng trong đầu tư của địa phương để "xí phần" đất rồi để đó, kéo dài suốt từ năm này sang năm khác, gây lãng phí về tài nguyên đất đai, ảnh hưởng xấu đến môi trường đầu tư và dân sinh. Đối với các dự án tồn đọng, các chủ đầu tư phải cam kết nếu không thực hiện đúng tiến độ thì sẽ bị thu hồi dự án, hoặc thu hồi đất và không được hoàn trả số tiền đặt cọc và không được bồi hoàn đền bù giá trị tài sản đã đầu tư (hoặc chi phí đã bỏ ra).
Ngoài dự án nêu trên, hiện tỉnh Thừa Thiên-Huế cũng tiến hành rà soát các dự án còn lại trên địa bàn, đồng thời xem xét và sẽ thu hồi đất của 27 dự án của các tổ chức cá nhân thuê đất khác, với tổng diện tích đất là 512,3ha. Việc khắc phục tình trạng lãng phí đất đai ở một vài khía cạnh khác như giao đất cho các chủ dự án xây dựng các khu đô thị mới không liền vùng, liền thửa, làm cho một số diện tích đất giáp ranh giữa các dự án không thể sản xuất được, vì hệ thống tưới tiêu đã bị phá hỏng...sẽ được điều chỉnh hợp lý trong thời gian sớm nhất.
Ở các phường Vĩ Dạ và Xuân Phú (thành phố Huế), nhiều diện tích đất xen kẽ giữa các dự án bị bỏ hoang, gây lãng phí đất đai, hoặc đất gieo cấy 2 vụ lúa chưa được chủ đầu tư san lấp mặt bằng, nhưng bỏ hoang trong nhiều năm nay như ở xã Hương Sơn thuộc huyện Hương Trà (4,2ha), xã Thủy An, huyện Hương Thủy (khoảng 7ha) sẽ được bàn giao đất cho dân sản xuất.../.
Quốc Việt (TTXVN/Vietnam+)