Giới yêu văn học nghệ thuật nước nhà vốn đã ngán ngẩm vì tình trạng đạo văn, đạo nhạc, đạo ý tưởng một cách dồn dập trong những năm vừa qua giờ đây lại phải đón nhận một tin buồn nữa khi cuốn tiểu thuyết "Chuyện tình viên phó sứ" của nhà văn Nguyễn Thị Mỹ Dung đã bị dịch gần như nguyên xi sang tiếng Pháp mà không được thông báo.
Điều đáng nói là cuốn tiểu thuyết này được đứng tên bởi một nhà xuất bản danh tiếng của Pháp.
Năm 2005, nhà thơ Mỹ Dung, hội viên Hội Nhà văn Hà Nội đã cho xuất bản cuốn tiểu thuyết mang tên "Chuyện tình viên phó sứ" kể lại chuyện tình cảm động của bà Trần Thị Quý và ông Michell Bouteille, một viên phó công sứ thời Pháp thuộc.
Nhân vật chính là cô bé Quế (hư cấu từ tên bà Quý) xuất thân nghèo khó, đi ở rồi trở thành người hát cô đầu ở xóm Bình Khang. Ở đó, cô đã gặp Bouteille một công chức thanh liêm, chính trực - rồi hai người nên vợ nên chồng.
Hai người đã trải qua những khó khăn của thời nhiễu loạn khi Nhật vào Đông Dương. Đặc biệt là Quế đã phải bỏ quê để tránh sự hắt hủi dành cho một me Tây khi Bouteille đã rời Đông Dương sau năm 1945. 35 năm sau khi liên lạc bị gián đoạn, ông Bouteille đã liên lạc được lại với Quế và vẫn yêu bà như ngày nào. Hai người đoàn viên với nhau tại Pháp, kết thúc có hậu cho một chuyện tình đẹp. Truyện đã được độc giả tại Việt Nam và đặc biệt giới Việt kiều tại Pháp đánh giá cao.
Năm 2010, tiến sĩ Trần Thị Hảo đã xuất bản cuốn "A Toujours Ma Concubine" tại Pháp kể lại câu chuyện tình nói trên bằng tiếng Pháp. Vấn đề sẽ dừng lại ở đó và sẽ không “lộ bem” nếu như một người bà con của bà Quý không đề nghị dịch cuốn tiểu thuyết tiếng Pháp sang tiếng Việt và nhận ra quá nhiều sự giống nhau giữa hai cuốn tiểu thuyết.
Sau khi đọc hai tập sách, dịch giả Phan Văn Cát viết: “Khi đối chiếu hai cuốn sách nói trên thì tôi thấy trong tổng số 161 trang viết của cuốn A Toujours Ma Concubine của Trần Thị Hảo (không kể trang trắng và tiêu đề) thì có tới 125 trang là dịch nguyên văn từng câu, từng chữ, hoặc phỏng dịch từ cuốn "Chuyện tình viên phó sứ" của tác giả Nguyễn Thị Mỹ Dung.”
Đối chiếu hai cuốn tiểu thuyết, người đọc có thể thấy hai truyện có cùng cấu trúc triển khai câu chuyện, nhiều sáng tạo của tác giả Mỹ Dung về tên riêng (không có thật) xuất hiện y nguyên trong bản tiếng Pháp (tên của ông nội, tên của bố nhân vật, chi tiết về dòng họ bà Quý tham gia khởi nghĩa Yên Thế, bài thơ của tác giả viết tặng bà Quý và ông Bouteille, hai bức thư viết trong nhật ký của ông Bouteille do nhà văn Mỹ Dung sáng tác cũng được đăng lại y nguyên...).
Cuốn sách của nhà văn Mỹ Dung dựa vào một chuyện có thật mà viết thành tiểu thuyết nên đã hư cấu nhiều tình tiết để cho hay hơn, mang ý nghĩa nhân văn hơn, cho nên tác giả không dùng tên thật của các nhân vật, mà đã đặt hàng loạt tên khác. Ngược lại trong "A Toujours Ma Concubine," bà Trần Thị Hảo biện minh rằng vì đây là câu chuyện có thật, nên bà giữ nguyên tên thật của nhân vật. Bà Hảo khẳng định: “...Câu chuyện tôi viết về bác Quý là câu chuyện thực hoàn toàn, tên thực, ảnh thực, người thực và kể cả chuyện con cái đều thực...”
Ông Linh, họ hàng nhà bà Quý, khi gửi thư cho bà Hảo khẳng định rằng: “Nhà tôi cũng có tập Hồi ký của bác Quý nên tôi đối chiếu cả ba tập tài liệu này. Nhận thấy ngoài phần chị viết khác cuốn bà Mỹ Dung còn thì chị bám rất sát cuốn đó. Nhiều chi tiết trong hồi ký của bác Quý chỉ nói vắn tắt và bà Dung phát triển nó ra như thế nào thì chị cũng nói đúng như thế: Thí dụ đoạn nói về cái chết của cô bé Chè, bà Quý chỉ viết một câu. Bà Dung đã viết bà Mật nghe tin bò lên bờ ruộng chạy về, rẽ đám đông và lật cái chiếu, hóa ra không phải con mình... Chị cũng viết đúng như thế. Tên cụ Lang, ông ngoại bà Quý, bà Quý không cho biết tên là gì, bà Dung gọi là cụ Lang Huy, chị cũng gọi là cụ Lang Huy. Bố bà Quý không biết tên gì, bà Dung đã gán cho cái tên là Đường (vì con là Mật), chị cũng gọi là Đường...”
Qua sự phân tích, đối chiếu hai văn bản cuốn tiểu thuyết của nhà văn Mỹ Dung và tập truyện A Toujours Ma Concubine của Trần Thị Hảo người đọc thấy có quá nhiều sự tương đồng. Ấy vậy mà trong lời bạt của Trần Thị Hảo không có lời cảm ơn hay dòng trích dẫn nào tới tác giả Mỹ Dung hay cuốn Chuyện tình viên phó sứ.
Như vậy cuốn "Chuyện tình viên phó sứ" đã được dịch sang tiếng Pháp mà không có sự đồng ý của tác giả. Công luận đòi hỏi bà Trần Thị Hảo và Nhà Xuất bản L’Harmatan cần chính thức lên tiếng về việc này với báo giới và người đọc Việt Nam./.
Điều đáng nói là cuốn tiểu thuyết này được đứng tên bởi một nhà xuất bản danh tiếng của Pháp.
Năm 2005, nhà thơ Mỹ Dung, hội viên Hội Nhà văn Hà Nội đã cho xuất bản cuốn tiểu thuyết mang tên "Chuyện tình viên phó sứ" kể lại chuyện tình cảm động của bà Trần Thị Quý và ông Michell Bouteille, một viên phó công sứ thời Pháp thuộc.
Nhân vật chính là cô bé Quế (hư cấu từ tên bà Quý) xuất thân nghèo khó, đi ở rồi trở thành người hát cô đầu ở xóm Bình Khang. Ở đó, cô đã gặp Bouteille một công chức thanh liêm, chính trực - rồi hai người nên vợ nên chồng.
Hai người đã trải qua những khó khăn của thời nhiễu loạn khi Nhật vào Đông Dương. Đặc biệt là Quế đã phải bỏ quê để tránh sự hắt hủi dành cho một me Tây khi Bouteille đã rời Đông Dương sau năm 1945. 35 năm sau khi liên lạc bị gián đoạn, ông Bouteille đã liên lạc được lại với Quế và vẫn yêu bà như ngày nào. Hai người đoàn viên với nhau tại Pháp, kết thúc có hậu cho một chuyện tình đẹp. Truyện đã được độc giả tại Việt Nam và đặc biệt giới Việt kiều tại Pháp đánh giá cao.
Năm 2010, tiến sĩ Trần Thị Hảo đã xuất bản cuốn "A Toujours Ma Concubine" tại Pháp kể lại câu chuyện tình nói trên bằng tiếng Pháp. Vấn đề sẽ dừng lại ở đó và sẽ không “lộ bem” nếu như một người bà con của bà Quý không đề nghị dịch cuốn tiểu thuyết tiếng Pháp sang tiếng Việt và nhận ra quá nhiều sự giống nhau giữa hai cuốn tiểu thuyết.
Sau khi đọc hai tập sách, dịch giả Phan Văn Cát viết: “Khi đối chiếu hai cuốn sách nói trên thì tôi thấy trong tổng số 161 trang viết của cuốn A Toujours Ma Concubine của Trần Thị Hảo (không kể trang trắng và tiêu đề) thì có tới 125 trang là dịch nguyên văn từng câu, từng chữ, hoặc phỏng dịch từ cuốn "Chuyện tình viên phó sứ" của tác giả Nguyễn Thị Mỹ Dung.”
Đối chiếu hai cuốn tiểu thuyết, người đọc có thể thấy hai truyện có cùng cấu trúc triển khai câu chuyện, nhiều sáng tạo của tác giả Mỹ Dung về tên riêng (không có thật) xuất hiện y nguyên trong bản tiếng Pháp (tên của ông nội, tên của bố nhân vật, chi tiết về dòng họ bà Quý tham gia khởi nghĩa Yên Thế, bài thơ của tác giả viết tặng bà Quý và ông Bouteille, hai bức thư viết trong nhật ký của ông Bouteille do nhà văn Mỹ Dung sáng tác cũng được đăng lại y nguyên...).
Cuốn sách của nhà văn Mỹ Dung dựa vào một chuyện có thật mà viết thành tiểu thuyết nên đã hư cấu nhiều tình tiết để cho hay hơn, mang ý nghĩa nhân văn hơn, cho nên tác giả không dùng tên thật của các nhân vật, mà đã đặt hàng loạt tên khác. Ngược lại trong "A Toujours Ma Concubine," bà Trần Thị Hảo biện minh rằng vì đây là câu chuyện có thật, nên bà giữ nguyên tên thật của nhân vật. Bà Hảo khẳng định: “...Câu chuyện tôi viết về bác Quý là câu chuyện thực hoàn toàn, tên thực, ảnh thực, người thực và kể cả chuyện con cái đều thực...”
Ông Linh, họ hàng nhà bà Quý, khi gửi thư cho bà Hảo khẳng định rằng: “Nhà tôi cũng có tập Hồi ký của bác Quý nên tôi đối chiếu cả ba tập tài liệu này. Nhận thấy ngoài phần chị viết khác cuốn bà Mỹ Dung còn thì chị bám rất sát cuốn đó. Nhiều chi tiết trong hồi ký của bác Quý chỉ nói vắn tắt và bà Dung phát triển nó ra như thế nào thì chị cũng nói đúng như thế: Thí dụ đoạn nói về cái chết của cô bé Chè, bà Quý chỉ viết một câu. Bà Dung đã viết bà Mật nghe tin bò lên bờ ruộng chạy về, rẽ đám đông và lật cái chiếu, hóa ra không phải con mình... Chị cũng viết đúng như thế. Tên cụ Lang, ông ngoại bà Quý, bà Quý không cho biết tên là gì, bà Dung gọi là cụ Lang Huy, chị cũng gọi là cụ Lang Huy. Bố bà Quý không biết tên gì, bà Dung đã gán cho cái tên là Đường (vì con là Mật), chị cũng gọi là Đường...”
Qua sự phân tích, đối chiếu hai văn bản cuốn tiểu thuyết của nhà văn Mỹ Dung và tập truyện A Toujours Ma Concubine của Trần Thị Hảo người đọc thấy có quá nhiều sự tương đồng. Ấy vậy mà trong lời bạt của Trần Thị Hảo không có lời cảm ơn hay dòng trích dẫn nào tới tác giả Mỹ Dung hay cuốn Chuyện tình viên phó sứ.
Như vậy cuốn "Chuyện tình viên phó sứ" đã được dịch sang tiếng Pháp mà không có sự đồng ý của tác giả. Công luận đòi hỏi bà Trần Thị Hảo và Nhà Xuất bản L’Harmatan cần chính thức lên tiếng về việc này với báo giới và người đọc Việt Nam./.
(TT&VH/Vietnam+)