Cả đời sóng gió, đến dốc cuối của đoạn đường số phận, cụ Hạnh chỉ có một ước nguyện cuối cùng: Được hiến xác cho khoa học.
Phận gái “ba chìm…”
Bà hàng nước ở góc nhỏ Bách hóa Thanh Xuân (Hà Nội) chẹp miệng buồn bã khi kể với anh thanh niên lạ hiếu kỳ về một cụ già dù đông hay hè, nắng hay mưa vẫn ngồi bên chiếc cân trọng lượng để mưu sinh: “Cuộc đời sao nhiều người khổ thế!”
Cụ già ấy có tên là Đinh Thị Hạnh, và nơi ở chỉ là cái xó nhỏ tại Bách Hóa Thanh Xuân-nơi mà người ta thương, cho ở tạm.
Thấy khách tiến lại gần, cụ già vồn vã mời bước lên chiếc cân đã cũ. Lúc ấy, tôi mới nhìn rõ vài vết sẹo đã thâm và tím lại trên khuôn mặt với những nếp nhăn in hằn bao năm tháng vất vả, lăn lộn nơi hè phố.
Cụ Hạnh, vốn tên Đinh Thị Thanh, sinh ra ở Thái Bình. Năm 17 tuổi, Thanh xây dựng gia đình với người cùng quê, nhưng được vài năm thì người chồng bỏ đi. Năm 1957, Thanh theo người làng lên Hà Nội xin vào làm công nhân nhà máy điện Mễ Trì, rồi đi bước nữa với một đồng nghiệp và sinh được một cậu con trai. Tám năm sau, Thanh lại một mình khi người chồng thứ 2 cũng qua đời vì bệnh tật.
Tang chồng chưa hết, đứa con trai-niềm hy vọng bấu víu duy nhất của cuộc đời Thanh cũng bỏ mẹ ra đi vì bạo bệnh.
Đau đớn chồng chất, Thanh quyết định cải tên mình là Hạnh với ý nghĩa là bất hạnh và đi làm thuê, đi chợ hàng mẹt ở Khương Đình kiếm sống.
Khoảng 25 năm về trước, khi thấy mình tuổi đã cao không thể làm việc nặng, cụ Hạnh sắm một cái cân sức khỏe ra ngồi ở hè Bách hóa Thanh Xuân. Việc đi lại từ nhà đến nơi làm không mấy thuận tiện, cụ Hạnh bán căn nhà nhỏ để mua một căn khác ở gần Bách hóa và cũng là bỏ ra chút tiền phòng lúc ốm đau.
Thế nhưng, đời cụ lại “chìm” thêm một lần nữa khi không hiểu pháp luật nên mua nhà mới hơn 1 tháng, cụ bị vu cho chiếm nhà và bị đuổi ra ngoài đường.
Thương cụ, những người bán hàng và bảo vệ ở Bách hóa Thanh Xuân cũng không nỡ lòng đuổi. Chiều chiều, họ cho cụ ra đằng sau Bách hóa tắm giặt nhờ, tối lại tìm chỗ nào đó khuất gió trải chiếu ngủ.
Nằm ở Bách Hóa mãi không được, cụ Hạnh dồn tiền thuê một căn phòng-mà thực ra là hầm của một căn nhà, rộng chừng 5m để ở. Thế nhưng, có lần chủ nhà đòi lại phòng vì sợ trời lạnh quá, cụ chết trong nhà của họ. Cả mùa đông 2011, cụ Hạnh ngủ ở hè Bách hóa...
Xin được hiến xác cứu người
Trong câu chuyện một già, một trẻ, cụ Hạnh bảo rằng 10 năm trước, nghe người ta nói chuyện hiến xác vì bệnh viện rất cần nội tạng để cứu sống người bệnh, cụ muốn được đóng góp chút thân tàn cho khoa học.
"Hiến xác đúng là ‘một công đôi việc’ với người có hoàn cảnh như tôi: Vừa giúp ích cho đời, vừa đỡ cho chính quyền phải lo ma chay, chôn cất,” cụ tâm sự.
Day dứt với suy nghĩ này, thế nên cứ thấy người nào vào cân sức khỏe, dễ bắt chuyện là cụ lại lân la hỏi chuyện hiến xác như thế nào.
Có người biết ước nguyện của cụ Hạnh liền mang cho cụ cuốn Luật hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác. Sau khi nghiền ngẫm, năm 2006 cụ quyết định viết Đơn xin hiến xác đến Bệnh viện Bạch Mai nhưng không hiểu vì thư thất lạc, hay vì lý do gì khác mà lá đơn gửi đi không có hồi âm. Không nản, cụ lại tiếp tục viết thư gửi một số bệnh viện khác…
Thế rồi sau bao nhiêu chờ đợi, năm 2011, cụ Hạnh nhận được thông báo của bệnh viện Bạch Mai. Cụ kể, cán bộ y tế đã đưa cụ đến phố Tăng Bạt Hổ, cho xem các quan tài người chết rồi hỏi cụ có thay đổi ý kiến không? “Thay đổi gì chứ! Mong mỏi bao năm nay đã được toại nguyện. Giờ thì giấy tờ xong hết rồi,” cụ nhoẻn cười, kể./.
Phận gái “ba chìm…”
Bà hàng nước ở góc nhỏ Bách hóa Thanh Xuân (Hà Nội) chẹp miệng buồn bã khi kể với anh thanh niên lạ hiếu kỳ về một cụ già dù đông hay hè, nắng hay mưa vẫn ngồi bên chiếc cân trọng lượng để mưu sinh: “Cuộc đời sao nhiều người khổ thế!”
Cụ già ấy có tên là Đinh Thị Hạnh, và nơi ở chỉ là cái xó nhỏ tại Bách Hóa Thanh Xuân-nơi mà người ta thương, cho ở tạm.
Thấy khách tiến lại gần, cụ già vồn vã mời bước lên chiếc cân đã cũ. Lúc ấy, tôi mới nhìn rõ vài vết sẹo đã thâm và tím lại trên khuôn mặt với những nếp nhăn in hằn bao năm tháng vất vả, lăn lộn nơi hè phố.
Cụ Hạnh, vốn tên Đinh Thị Thanh, sinh ra ở Thái Bình. Năm 17 tuổi, Thanh xây dựng gia đình với người cùng quê, nhưng được vài năm thì người chồng bỏ đi. Năm 1957, Thanh theo người làng lên Hà Nội xin vào làm công nhân nhà máy điện Mễ Trì, rồi đi bước nữa với một đồng nghiệp và sinh được một cậu con trai. Tám năm sau, Thanh lại một mình khi người chồng thứ 2 cũng qua đời vì bệnh tật.
Tang chồng chưa hết, đứa con trai-niềm hy vọng bấu víu duy nhất của cuộc đời Thanh cũng bỏ mẹ ra đi vì bạo bệnh.
Đau đớn chồng chất, Thanh quyết định cải tên mình là Hạnh với ý nghĩa là bất hạnh và đi làm thuê, đi chợ hàng mẹt ở Khương Đình kiếm sống.
Khoảng 25 năm về trước, khi thấy mình tuổi đã cao không thể làm việc nặng, cụ Hạnh sắm một cái cân sức khỏe ra ngồi ở hè Bách hóa Thanh Xuân. Việc đi lại từ nhà đến nơi làm không mấy thuận tiện, cụ Hạnh bán căn nhà nhỏ để mua một căn khác ở gần Bách hóa và cũng là bỏ ra chút tiền phòng lúc ốm đau.
Thế nhưng, đời cụ lại “chìm” thêm một lần nữa khi không hiểu pháp luật nên mua nhà mới hơn 1 tháng, cụ bị vu cho chiếm nhà và bị đuổi ra ngoài đường.
Thương cụ, những người bán hàng và bảo vệ ở Bách hóa Thanh Xuân cũng không nỡ lòng đuổi. Chiều chiều, họ cho cụ ra đằng sau Bách hóa tắm giặt nhờ, tối lại tìm chỗ nào đó khuất gió trải chiếu ngủ.
Nằm ở Bách Hóa mãi không được, cụ Hạnh dồn tiền thuê một căn phòng-mà thực ra là hầm của một căn nhà, rộng chừng 5m để ở. Thế nhưng, có lần chủ nhà đòi lại phòng vì sợ trời lạnh quá, cụ chết trong nhà của họ. Cả mùa đông 2011, cụ Hạnh ngủ ở hè Bách hóa...
Xin được hiến xác cứu người
Trong câu chuyện một già, một trẻ, cụ Hạnh bảo rằng 10 năm trước, nghe người ta nói chuyện hiến xác vì bệnh viện rất cần nội tạng để cứu sống người bệnh, cụ muốn được đóng góp chút thân tàn cho khoa học.
"Hiến xác đúng là ‘một công đôi việc’ với người có hoàn cảnh như tôi: Vừa giúp ích cho đời, vừa đỡ cho chính quyền phải lo ma chay, chôn cất,” cụ tâm sự.
Day dứt với suy nghĩ này, thế nên cứ thấy người nào vào cân sức khỏe, dễ bắt chuyện là cụ lại lân la hỏi chuyện hiến xác như thế nào.
Có người biết ước nguyện của cụ Hạnh liền mang cho cụ cuốn Luật hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác. Sau khi nghiền ngẫm, năm 2006 cụ quyết định viết Đơn xin hiến xác đến Bệnh viện Bạch Mai nhưng không hiểu vì thư thất lạc, hay vì lý do gì khác mà lá đơn gửi đi không có hồi âm. Không nản, cụ lại tiếp tục viết thư gửi một số bệnh viện khác…
Thế rồi sau bao nhiêu chờ đợi, năm 2011, cụ Hạnh nhận được thông báo của bệnh viện Bạch Mai. Cụ kể, cán bộ y tế đã đưa cụ đến phố Tăng Bạt Hổ, cho xem các quan tài người chết rồi hỏi cụ có thay đổi ý kiến không? “Thay đổi gì chứ! Mong mỏi bao năm nay đã được toại nguyện. Giờ thì giấy tờ xong hết rồi,” cụ nhoẻn cười, kể./.
Văn Hùng (Vietnam+)