Ngày 24/7, Cơ quan xếp hạng tín nhiệm quốc tế Moody's đã hạ triển vọng của Quỹ bình ổn tài chính châu Âu (EFSF) từ mức "ổn định" xuống "tiêu cực," đồng thời cảnh báo quỹ cứu trợ trị giá 500 tỷ euro này có thể mất vị trí xếp hạng tín nhiệm cao nhất AAA hiện nay nếu tình hình kinh tế các nước lớn trong khu vực tiếp tục xấu đi.
Quyết định hạ triển vọng EFSF của Moody's phản ánh những biến động về triển vọng của Đức, Hà Lan và Luxembourg, ba nền kinh tế vốn được coi là ổn định nhất trong Khu vực đồng euro (Eurozone), song cũng vừa bị Moody's hạ triển vọng từ "ổn định" xuống "tiêu cực" một ngày trước đó.
Theo Moody's, những biến động xấu đi về triển vọng của ba nền kinh tế trên báo hiệu khả năng EFSF có thể sẽ bị đánh tụt mức xếp hạng tín nhiệm trong vòng 12 đến 18 tháng tới.
Tuy nhiên, Moody's cũng khẳng định triển vọng của EFSF có thể được đưa về mức "ổn định" nếu đánh giá về triển vọng của Đức, Hà Lan và Luxembourg, ba nước đóng góp chủ chốt cho EFSF, cũng được đưa về mức "ổn định." Hiện mức đóng góp của Đức, nền kinh tế lớn nhất trong Eurozone, chiếm gần 30% trong tổng số vốn hoạt động của EFSF.
EFSF được thành lập để cứu trợ các nền kinh tế thành viên Eurozone rơi vào khủng hoảng nợ công. EFSF sẽ hết hiệu lực vào năm 2013 và được thay thế bằng Cơ chế bình ổn châu Âu (ESM), bắt đầu hoạt động từ tháng Bảy này.
Ngoài mục đích chính duy trì sự ổn định tại châu Âu bằng cách hỗ trợ tài chính cho các nước gặp khó khăn, ESM còn có thể bơm tiền trực tiếp cho những ngân hàng thiếu vốn trong Eurozone, đồng thời cũng được phép mua trái phiếu tại thị trường thứ cấp, giúp giảm sức ép đối với các nước Eurozone gặp khó khăn khi phải vay mượn tiền với lãi suất cao./.
Quyết định hạ triển vọng EFSF của Moody's phản ánh những biến động về triển vọng của Đức, Hà Lan và Luxembourg, ba nền kinh tế vốn được coi là ổn định nhất trong Khu vực đồng euro (Eurozone), song cũng vừa bị Moody's hạ triển vọng từ "ổn định" xuống "tiêu cực" một ngày trước đó.
Theo Moody's, những biến động xấu đi về triển vọng của ba nền kinh tế trên báo hiệu khả năng EFSF có thể sẽ bị đánh tụt mức xếp hạng tín nhiệm trong vòng 12 đến 18 tháng tới.
Tuy nhiên, Moody's cũng khẳng định triển vọng của EFSF có thể được đưa về mức "ổn định" nếu đánh giá về triển vọng của Đức, Hà Lan và Luxembourg, ba nước đóng góp chủ chốt cho EFSF, cũng được đưa về mức "ổn định." Hiện mức đóng góp của Đức, nền kinh tế lớn nhất trong Eurozone, chiếm gần 30% trong tổng số vốn hoạt động của EFSF.
EFSF được thành lập để cứu trợ các nền kinh tế thành viên Eurozone rơi vào khủng hoảng nợ công. EFSF sẽ hết hiệu lực vào năm 2013 và được thay thế bằng Cơ chế bình ổn châu Âu (ESM), bắt đầu hoạt động từ tháng Bảy này.
Ngoài mục đích chính duy trì sự ổn định tại châu Âu bằng cách hỗ trợ tài chính cho các nước gặp khó khăn, ESM còn có thể bơm tiền trực tiếp cho những ngân hàng thiếu vốn trong Eurozone, đồng thời cũng được phép mua trái phiếu tại thị trường thứ cấp, giúp giảm sức ép đối với các nước Eurozone gặp khó khăn khi phải vay mượn tiền với lãi suất cao./.
(TTXVN)