Moody's : Lạm phát đã vượt đỉnh ở các nền kinh tế châu Á

Moody's đánh giá lạm phát đã vượt đỉnh ở các nền kinh tế châu Á

Theo phóng viên TTXVN tại Kuala Lumpur, các nhà phân tích của hãng xếp hạng tín nhiệm Moody's mới đây nhận định lạm phát đã vượt đỉnh ở hầu hết các nền kinh tế châu Á - Thái Bình Dương.
Moody's đánh giá lạm phát đã vượt đỉnh ở các nền kinh tế châu Á ảnh 1Ảnh minh họa.(Nguồn: Reuters)

Theo phóng viên TTXVN tại Kuala Lumpur, các nhà phân tích của hãng xếp hạng tín nhiệm Moody's mới đây nhận định lạm phát đã vượt đỉnh ở hầu hết các nền kinh tế châu Á - Thái Bình Dương.

Đến thời điểm hiện tại, xu hướng tăng giá đang có xu hướng giảm tại Campuchia, Ấn Độ, Malaysia, Singapore, Hàn Quốc và Thái Lan. Tuy nhiên, những quốc gia còn lại đang "mắc kẹt" trong lạm phát.

Trong báo cáo phân tích công bố ngày 3/2, Moody's cho rằng tác động kết hợp của việc các hạn chế về nguồn cung được nới lỏng và chi phí vay giảm bớt sẽ giúp giảm lạm phát xuống thấp hơn ở khu vực này trong năm nay.

Tuy nhiên, đây sẽ là một quy trình từng bước một và dự báo lạm phát sẽ ở mức trung bình khoảng 2,8% trong năm nay và 2,5% trong năm tới.

Moody's lưu ý rằng áp lực giá cả đang đè nặng lên các hộ gia đình và doanh nghiệp ở khắp nơi trên toàn thế giới, ước tính lạm phát đã tăng lên 8,7% trong suốt năm 2022. Ở châu Á - Thái Bình Dương, giá cả tăng khoảng hơn 3,6%. Moody's cho biết thêm rằng lạm phát tại Australia tháng 12 đã đạt 8,4% so với cùng kỳ năm ngoái, mức cao nhất trong 3 thập kỷ. Tương tự, lạm phát đã tăng lên mức 8,1% tại Philippines.

Tại Trung Quốc, Moody's cho biết lạm phát đã giảm nhẹ từ mức cao nhất nhưng dự kiến nền kinh tế của nước này sẽ đối mặt với thách thức khi mở cửa biên giới để thúc đẩy nhu cầu trong nước. Báo cáo chỉ rõ: "Ở nhiều khía cạnh, năm 2023, Trung Quốc sẽ đối mặt với những thách thức mà phần còn lại của thế giới phải ứng phó vào năm ngoái."

[Moody’s dự báo thay đổi trong chiến lược kinh doanh quốc tế]

Phần lớn áp lực về giá của khu vực ban đầu đến từ các chuỗi cung ứng bị hạn chế. Trong năm 2020 và 2021, nguồn cung khan hiếm đã ảnh hưởng đến sản xuất toàn cầu và làm gián đoạn quá trình vận chuyển hàng hóa. Tuy nhiên, phần lớn những áp lực này đã qua.

Báo cáo cho biết: "Nhờ việc sức ép đối với chuỗi cung ứng toàn cầu được nới lỏng, giá nhiều mặt hàng toàn cầu (năng lượng và lương thực) đều giảm từ những mức cao nhất. Giá nguyên liệu thô, bao gồm cả gỗ, hiện đang ở mức thấp hơn thời điểm trước đại dịch COVID-19.”

Khi các vấn đề về nguồn cung giảm dần, giá cả vẫn chưa thể hạ nhiệt khi các nền kinh tế và nhu cầu phục hồi trở lại vào năm 2022. Đáp lại, các ngân hàng trung ương đã đẩy chi phí đi vay lên cao nhằm kiềm chế nhu cầu trong nước. Ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương, Ngân hàng Dự trữ New Zealand đã dẫn đầu về việc tăng lãi suất với tổng cộng tăng 400 điểm cơ bản kể từ tháng 10/2021.

Lãi suất của ngân hàng trung ương Philippines cũng tăng thêm 350 điểm cơ bản, trong khi Ngân hàng Dự trữ Australia đã đẩy lãi suất lên cao hơn 300 điểm cơ bản kể từ tháng 5/2022.

Báo cáo lưu ý: "Với việc cầu vẫn cao hơn cung ở nhiều nơi trên thế giới, lãi suất sẽ tăng cao hơn trong những tháng tới, đặc biệt là ở những nền kinh tế mà lạm phát vẫn chưa ổn định"./.

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục