Theo đài TNHK, cơ quan đánh giá mức tín nhiệm tài chính toàn cầu Moody nói rằng có thể họ sẽ xem xét việc hạ mức tín nhiệm tài chính của Mỹ nếu các chính trị gia cứ tranh cãi mà không đạt được một thỏa thuận về việc nâng trần giới hạn nợ.
Cơ quan dịch vụ đầu tư Moody nói tranh chấp chính trị liên quan tới nợ nần và chi tiêu đã “vượt quá những gì dự kiến.”
Luật hiện hành giới hạn tổng số nợ của Mỹ ở mức 14.300 tỷ USD, nhưng số nợ hiện nay của Mỹ đã lên tới giới hạn đó. Nếu Hạ viện không biểu quyết tăng trần nợ thì Bộ Tài chính không thể phát hành thêm trái phiếu để tài trợ cho chi tiêu.
Hầu hết các đồng minh trong Đảng Dân chủ của Tổng thống Barack Obama tại Hạ viện muốn cho phép tăng giới hạn nợ.
Đảng Cộng hòa đối lập thì nói rằng họ sẽ không ủng hộ việc tăng nếu không có một thỏa thuận cắt giảm chi tiêu đáng kể.
Hai phía có thời gian tới ngày 2/8 để đạt được thỏa thuận này. Nếu mức tín nhiệm tài chính của Mỹ bị hạ, các định chế cho vay sẽ tăng lãi suất tính cho các khoản nợ của Mỹ và điều đó sẽ khiến Mỹ tốn kém hơn khi trả các khoản nợ này./.
Cơ quan dịch vụ đầu tư Moody nói tranh chấp chính trị liên quan tới nợ nần và chi tiêu đã “vượt quá những gì dự kiến.”
Luật hiện hành giới hạn tổng số nợ của Mỹ ở mức 14.300 tỷ USD, nhưng số nợ hiện nay của Mỹ đã lên tới giới hạn đó. Nếu Hạ viện không biểu quyết tăng trần nợ thì Bộ Tài chính không thể phát hành thêm trái phiếu để tài trợ cho chi tiêu.
Hầu hết các đồng minh trong Đảng Dân chủ của Tổng thống Barack Obama tại Hạ viện muốn cho phép tăng giới hạn nợ.
Đảng Cộng hòa đối lập thì nói rằng họ sẽ không ủng hộ việc tăng nếu không có một thỏa thuận cắt giảm chi tiêu đáng kể.
Hai phía có thời gian tới ngày 2/8 để đạt được thỏa thuận này. Nếu mức tín nhiệm tài chính của Mỹ bị hạ, các định chế cho vay sẽ tăng lãi suất tính cho các khoản nợ của Mỹ và điều đó sẽ khiến Mỹ tốn kém hơn khi trả các khoản nợ này./.
(Vietnam+)