Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng mong Sóc Sơn trở thành huyện dẫn đầu trong số các huyện ngoại thành của Hà Nội, xứng đáng là cửa ngõ phía Bắc của Thủ đô.
Thăm và chúc Tết Đảng bộ, chính quyền, nhân dân, các lực lượng vũ trang tại huyện Sóc Sơn, Hà Nội ngày 17/2, tức mồng 4 tháng Giêng năm Canh Dần, thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng gửi tới toàn thể cán bộ, chiến sỹ, các tầng lớp nhân dân huyện Sóc Sơn nói riêng, thành phố Hà Nội nói chung, lời chúc mừng tốt đẹp nhất nhân dịp Xuân mới.
Chủ tịch Quốc hội chúc mừng những thành tựu đáng phấn khởi mà Đảng bộ, chính quyền, nhân dân trong huyện đã đạt được từ khi thực hiện Nghị quyết 16 của Thành ủy Hà Nội về một số chủ trương, giải pháp phát triển kinh tế-xã hội huyện Sóc Sơn giai đoạn 2004-2010.
Tốc độ phát triển kinh tế trên địa bàn đạt hơn 21%; cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực với tỷ trọng công nghiệp đạt 82%, dịch vụ 14%, nông nghiệp 4%; thu ngân sách năm vừa qua đạt hơn 3.000 tỷ đồng; số hộ nghèo giảm còn 9,46% theo tiêu chí mới...
Chủ tịch Quốc hội đánh giá cao vai trò quan trọng và những nỗ lực cố gắng của các lực lượng vũ trang trên địa bàn huyện, nhằm hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị được giao, xây dựng đơn vị chính quy vững mạnh, góp phần giữ vững an ninh trật tự trên địa bàn huyện và thủ đô; phát huy bản chất Bộ đội Cụ Hồ, thắt chặt tình đoàn kết quân-dân, tích cực giúp dân làm đường giao thông, kênh mương nội đồng, phòng chống thiên tai, ổn định sản xuất và đời sống...
Theo Bí thư Huyện ủy Nguyễn Văn Phong, mặc dù có nhiều tiềm năng phát triển, đất đai rộng lớn, nhưng Sóc Sơn vẫn là một trong những huyện nghèo của Thủ đô, có lẽ vì vậy mà Sóc Sơn luôn nhận được sự quan tâm sâu sắc của Thành ủy Hà Nội.
Việc Thành ủy Hà Nội ban hành một nghị quyết riêng - Nghị quyết 16 về một số chủ trương, giải pháp phát triển kinh tế-xã hội huyện Sóc Sơn giai đoạn 2004-2010, có ý nghĩa vô cùng quan trọng, là kim chỉ nam cho Đảng bộ, chính quyền, quân và dân Sóc Sơn vươn lên theo kịp các huyện khác của Thủ đô Hà Nội.
Theo quy hoạch phát triển, Sóc Sơn sẽ trở thành 1 trong 5 đô thị vệ tinh của Hà Nội, nơi tập trung nhiều đầu mối giao thông quan trọng, nhiều tiềm năng phát triển du lịch văn hóa, du lịch tâm linh...
Cùng ngày, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng đã đến thăm, chúc Tết các vị hòa thượng, thượng tọa, tăng, ni sinh Học viện Phật giáo Việt Nam ở xã Phù Linh, huyện Sóc Sơn, Hà Nội.
Hòa thượng Thích Thanh Tứ, Phó Chủ tịch thường trực Hội đồng trị sự Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Giám đốc học viện cho biết đến nay, Học viện Phật giáo Việt Nam tại Hà Nội đã hoàn thành xây dựng giai đoạn I, đào tạo hơn 300 tăng, ni sinh, đứng đầu trong số 4 cơ sở của học viện (ở Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Thừa Thiên-Huế, Cần Thơ) cả về tổ chức và cơ sở vật chất...
Sắp tới, học viện sẽ tiếp tục được xây dựng giai đoạn II, nhằm mở rộng đào tạo bậc trên đại học và phục vụ sinh viên nước ngoài...
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng cho rằng cùng với sự phát triển đi lên của đất nước, đời sống vật chất của nhân dân không ngừng được cải thiện, bởi vậy, công tác chăm lo đời sống tinh thần, đời sống tâm linh của nhân dân có ý nghĩa rất quan trọng; việc xây dựng các cơ sở đào tạo về phật giáo là cần thiết, nhằm đáp ứng nhu cầu, nguyện vọng chính đáng của nhân dân...
Nhân dịp Xuân mới, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng đã tham dự lễ trồng cây tại khuôn viên Học viện Phật giáo Việt Nam, khởi động phong trào trồng cây gây rừng trong các tầng lớp nhân dân, đồng thời nhắn nhủ cán bộ, chiến sỹ, nhân dân trong huyện, cùng với công tác phòng, chống cháy rừng, Đảng bộ, chính quyền, quân và dân Sóc Sơn cần quan tâm hơn nữa công tác trồng cây gây rừng, mang lại màu xanh cho quê hương, nâng cao hơn nữa ý thức bảo vệ môi trường sinh thái.
Tại Sóc Sơn, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng đã đến dâng hương tại Đền Sóc, Chùa Non Nước, thăm công trình đúc tượng Đức thánh Phù Đổng Thiên Vương - công trình kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long-Hà Nội./.
Thăm và chúc Tết Đảng bộ, chính quyền, nhân dân, các lực lượng vũ trang tại huyện Sóc Sơn, Hà Nội ngày 17/2, tức mồng 4 tháng Giêng năm Canh Dần, thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng gửi tới toàn thể cán bộ, chiến sỹ, các tầng lớp nhân dân huyện Sóc Sơn nói riêng, thành phố Hà Nội nói chung, lời chúc mừng tốt đẹp nhất nhân dịp Xuân mới.
Chủ tịch Quốc hội chúc mừng những thành tựu đáng phấn khởi mà Đảng bộ, chính quyền, nhân dân trong huyện đã đạt được từ khi thực hiện Nghị quyết 16 của Thành ủy Hà Nội về một số chủ trương, giải pháp phát triển kinh tế-xã hội huyện Sóc Sơn giai đoạn 2004-2010.
Tốc độ phát triển kinh tế trên địa bàn đạt hơn 21%; cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực với tỷ trọng công nghiệp đạt 82%, dịch vụ 14%, nông nghiệp 4%; thu ngân sách năm vừa qua đạt hơn 3.000 tỷ đồng; số hộ nghèo giảm còn 9,46% theo tiêu chí mới...
Chủ tịch Quốc hội đánh giá cao vai trò quan trọng và những nỗ lực cố gắng của các lực lượng vũ trang trên địa bàn huyện, nhằm hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị được giao, xây dựng đơn vị chính quy vững mạnh, góp phần giữ vững an ninh trật tự trên địa bàn huyện và thủ đô; phát huy bản chất Bộ đội Cụ Hồ, thắt chặt tình đoàn kết quân-dân, tích cực giúp dân làm đường giao thông, kênh mương nội đồng, phòng chống thiên tai, ổn định sản xuất và đời sống...
Theo Bí thư Huyện ủy Nguyễn Văn Phong, mặc dù có nhiều tiềm năng phát triển, đất đai rộng lớn, nhưng Sóc Sơn vẫn là một trong những huyện nghèo của Thủ đô, có lẽ vì vậy mà Sóc Sơn luôn nhận được sự quan tâm sâu sắc của Thành ủy Hà Nội.
Việc Thành ủy Hà Nội ban hành một nghị quyết riêng - Nghị quyết 16 về một số chủ trương, giải pháp phát triển kinh tế-xã hội huyện Sóc Sơn giai đoạn 2004-2010, có ý nghĩa vô cùng quan trọng, là kim chỉ nam cho Đảng bộ, chính quyền, quân và dân Sóc Sơn vươn lên theo kịp các huyện khác của Thủ đô Hà Nội.
Theo quy hoạch phát triển, Sóc Sơn sẽ trở thành 1 trong 5 đô thị vệ tinh của Hà Nội, nơi tập trung nhiều đầu mối giao thông quan trọng, nhiều tiềm năng phát triển du lịch văn hóa, du lịch tâm linh...
Cùng ngày, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng đã đến thăm, chúc Tết các vị hòa thượng, thượng tọa, tăng, ni sinh Học viện Phật giáo Việt Nam ở xã Phù Linh, huyện Sóc Sơn, Hà Nội.
Hòa thượng Thích Thanh Tứ, Phó Chủ tịch thường trực Hội đồng trị sự Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Giám đốc học viện cho biết đến nay, Học viện Phật giáo Việt Nam tại Hà Nội đã hoàn thành xây dựng giai đoạn I, đào tạo hơn 300 tăng, ni sinh, đứng đầu trong số 4 cơ sở của học viện (ở Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Thừa Thiên-Huế, Cần Thơ) cả về tổ chức và cơ sở vật chất...
Sắp tới, học viện sẽ tiếp tục được xây dựng giai đoạn II, nhằm mở rộng đào tạo bậc trên đại học và phục vụ sinh viên nước ngoài...
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng cho rằng cùng với sự phát triển đi lên của đất nước, đời sống vật chất của nhân dân không ngừng được cải thiện, bởi vậy, công tác chăm lo đời sống tinh thần, đời sống tâm linh của nhân dân có ý nghĩa rất quan trọng; việc xây dựng các cơ sở đào tạo về phật giáo là cần thiết, nhằm đáp ứng nhu cầu, nguyện vọng chính đáng của nhân dân...
Nhân dịp Xuân mới, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng đã tham dự lễ trồng cây tại khuôn viên Học viện Phật giáo Việt Nam, khởi động phong trào trồng cây gây rừng trong các tầng lớp nhân dân, đồng thời nhắn nhủ cán bộ, chiến sỹ, nhân dân trong huyện, cùng với công tác phòng, chống cháy rừng, Đảng bộ, chính quyền, quân và dân Sóc Sơn cần quan tâm hơn nữa công tác trồng cây gây rừng, mang lại màu xanh cho quê hương, nâng cao hơn nữa ý thức bảo vệ môi trường sinh thái.
Tại Sóc Sơn, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng đã đến dâng hương tại Đền Sóc, Chùa Non Nước, thăm công trình đúc tượng Đức thánh Phù Đổng Thiên Vương - công trình kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long-Hà Nội./.
Bình-Sự (Vietnam+)