Môn đấu vật Ssrieum của hai miền Triều Tiên là Di sản văn hóa thế giới

Hai miền Triều Tiên đánh dấu bước tiến mới trong nỗ lực hòa giải khi UNESCO ngày 26/11 chính thức công nhận môn đấu vật truyền thống Ssireum là di sản văn hóa thế giới.
Trẻ em tham gia Ssireum, đấu vật truyền thống hai miền Triều Tiên. (Nguồn: UNESCO)

Hai miền Triều Tiên đã đánh dấu bước tiến mới trong nỗ lực hòa giải khi Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) ngày 26/11 chính thức công nhận môn đấu vật truyền thống Ssireum là Di sản văn hóa thế giới.

Trong phát biểu thông báo kết quả trên, Tổng giám đốc UNESCO Audrey Azoulay cho biết: "Đây là một bước đi lịch sử trên còn đường hòa giải liên Triều."

Trước đó, Hàn Quốc và Triều Tiên đã đệ đơn riêng rẽ để được UNESCO công nhận môn đấu vật Ssrieum là di sản phi vật thể của nhân loại. Sau đó, hai bên đã chấp nhận rút lại hồ sơ riêng để cùng nộp lại hồ sơ xét công nhận chung.

[Xúc tiến dự án khảo sát chung tuyến đường sắt liên Triều]

Ssrieum là một quốc võ của người dân trên Bán đảo Triều Tiên, ra đời từ cách đây 2.000 năm. Lịch sử môn vật Ssrieum bắt đầu cùng thời với sự hình thành sinh hoạt cộng đồng.

Trong xã hội cổ, con người phải chiến đấu để chống lại những loài thú hoang để tự vệ và để tìm thức ăn. Ngoài ra, còn để chiến đấu chống xung đột với bộ tộc khác.

Trong thi đấu Ssrieum hiện đại, võ sỹ đeo thắt lưng ở lưng và đùi và chỉ dùng những miếng đánh không gây nguy hiểm cho đối phương.

Người thắng cuộc là người làm cho đối thủ chạm đất ở bất cứ bộ phận nào từ đầu gối trở lên. Đây là môn võ rất được nam giới Hàn Quốc và Triều Tiên ưa chuộng và được xem là nét đẹp văn hóa độc đáo./.

(Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục