Trung tâm Bảo tồn Tài nguyên Quốc gia Indonesia (BBKSDA) tại tỉnh East Nusa Tenggara cho biết khoảng trên 40 con rồng Komodo đã chạy ra và sống bên ngoài các khu vực trong Công viên Quốc gia dành riêng cho loài bò sát khổng lồ, do môi trường sống của chúng bị đe dọa.
Người dân địa phương đã thông báo với BBKSDA thấy rồng Komodo xuất hiện tại nhiều nơi ngoài khu bảo tồn tại West Manggarai dành riêng cho chúng, như ở Nampar Sempang, Wae Wuul, Wolo Tadho, Riung, Watu-Manuk, Ende, Maumere, và cả ở vịnh Nangalili.
Giám đốc BBKSDA East Nusa Tenggara, Wiratno cho biết mới đây nhất, các nhà khai thác đã bắt được một con rồng Komodo đực tại ở Tadho Wolo Sanctuary và đã chuyển nó đến đảo Ontoloe.
Con rồng Komodo này nặng 24,4kg, dài 136cm, và đã bị nhiều vết thương trên mặt, lưng, đuôi và hiện đang được các chuyên gia y tế của BBKSDA chăm sóc và điều trị.
BBKSDA đã cử các nhóm nhân viên tiến hành tìm kiếm, bắt giữ và đưa các con rồng Komodo đã thoát ra ngoài trở lại khu vực tự nhiên dành riêng cho chúng.
Ông Wiratno cho biết nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên là do hoạt động phá rừng, làm đường phục vụ cho việc khai thác mỏ của một số công ty, nhất là công ty khai thác vàng gần Công viên Quốc gia Komodo ở West Manggarai.
Các nhà bảo vệ môi trường và động vật hoang dã đã kêu gọi chính phủ cấm các hoạt động khai thác mỏ ở West Manggarai, và kêu gọi chính quyền tỉnh East Nusa Tenggara rút lại tám giấy phép đã cấp cho các công ty khai thác than và khoáng sản.
Hoạt động khai thác tuy đem lại thu nhập trước mặt cho ngân sách, song về lâu dài sẽ hủy hoại môi trường tự nhiên, gây thiệt hại lớn cho ngành du lịch, nhất là khi Công viên Quốc gia Komodo mới đây đã được công nhận là một trong bảy kỳ quan thiên nhiên mới của thế giới.
Dambung Lamuara Djaja, một quan chức cấp cao ngành du lịch East Nusa Tenggara nói rằng Công viên Quốc gia Komodo là một biểu tượng quốc gia và quốc tế, đem lại doanh thu hàng năm cho ngân sách tới 70 tỷ rupiah (trên 7 triệu USD), và các hoạt động khai thác quanh khu vưc công viên sẽ chỉ làm giảm doanh thu và phá hoại hình ảnh biểu tượng rồng Komodo của đất nước./.
Người dân địa phương đã thông báo với BBKSDA thấy rồng Komodo xuất hiện tại nhiều nơi ngoài khu bảo tồn tại West Manggarai dành riêng cho chúng, như ở Nampar Sempang, Wae Wuul, Wolo Tadho, Riung, Watu-Manuk, Ende, Maumere, và cả ở vịnh Nangalili.
Giám đốc BBKSDA East Nusa Tenggara, Wiratno cho biết mới đây nhất, các nhà khai thác đã bắt được một con rồng Komodo đực tại ở Tadho Wolo Sanctuary và đã chuyển nó đến đảo Ontoloe.
Con rồng Komodo này nặng 24,4kg, dài 136cm, và đã bị nhiều vết thương trên mặt, lưng, đuôi và hiện đang được các chuyên gia y tế của BBKSDA chăm sóc và điều trị.
BBKSDA đã cử các nhóm nhân viên tiến hành tìm kiếm, bắt giữ và đưa các con rồng Komodo đã thoát ra ngoài trở lại khu vực tự nhiên dành riêng cho chúng.
Ông Wiratno cho biết nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên là do hoạt động phá rừng, làm đường phục vụ cho việc khai thác mỏ của một số công ty, nhất là công ty khai thác vàng gần Công viên Quốc gia Komodo ở West Manggarai.
Các nhà bảo vệ môi trường và động vật hoang dã đã kêu gọi chính phủ cấm các hoạt động khai thác mỏ ở West Manggarai, và kêu gọi chính quyền tỉnh East Nusa Tenggara rút lại tám giấy phép đã cấp cho các công ty khai thác than và khoáng sản.
Hoạt động khai thác tuy đem lại thu nhập trước mặt cho ngân sách, song về lâu dài sẽ hủy hoại môi trường tự nhiên, gây thiệt hại lớn cho ngành du lịch, nhất là khi Công viên Quốc gia Komodo mới đây đã được công nhận là một trong bảy kỳ quan thiên nhiên mới của thế giới.
Dambung Lamuara Djaja, một quan chức cấp cao ngành du lịch East Nusa Tenggara nói rằng Công viên Quốc gia Komodo là một biểu tượng quốc gia và quốc tế, đem lại doanh thu hàng năm cho ngân sách tới 70 tỷ rupiah (trên 7 triệu USD), và các hoạt động khai thác quanh khu vưc công viên sẽ chỉ làm giảm doanh thu và phá hoại hình ảnh biểu tượng rồng Komodo của đất nước./.
Việt Tú/Jakarta (Vietnam+)