Tại Lễ công bố Báo cáo thường niên doanh nghiệp Việt Nam 2010 diễn ra chiều 28/3, tại Hà Nội, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho biết môi trường kinh doanh của Việt Nam được cải thiện rõ rệt.
Đến nay, Việt Nam đã có những cải thiện về môi trường kinh doanh trong năm 2010, tiến 10 bậc so với năm 2009, đứng thứ 78/183 nước và đứng thứ 4/10 nền kinh tế cải cách nhiều nhất về mức độ thuận lợi của môi trường kinh doanh.
Trong những thành tựu Việt Nam đạt được phải kể đến là tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt mức cao - 6,78%, tổng kim ngạch xuất khẩu tăng 25,5% so với năm 2009.
Phát biểu tại Lễ công bố, ông Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch VCCI cho biết, môi trường kinh doanh được cải thiện là nhờ những nỗ lực rất lớn, từ việc thực hiện một cách rộng rãi và quyết liệt Đề án 30 về cải cách thủ tục hành chính của Chính phủ.
Ngoài ra, việc cải thiện môi trường pháp lý với những thay đổi quan trọng liên quan đến gia nhập thị trường, quản trị doanh nghiệp, đặc biệt là về đăng ký kinh doanh cũng đã góp phần giúp môi trường kinh doanh được cải thiện rõ rệt.
Con số doanh nghiệp đăng ký mới tiếp tục gia tăng minh chứng cho điều này, tính đến hết năm 2010, tổng số doanh nghiệp đăng ký thành lập đã đạt 544.394 doanh nghiệp vượt mục tiêu đề ra của Chính phủ.
Đánh giá về mức độ cải thiện môi trường kinh doanh của Việt Nam, bà Victoria Kwakwwa, Giám đốc Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam cho rằng, Việt Nam ngày càng hội nhập hiệu quả và hấp dẫn hơn trong mắt cộng đồng nhà đầu tư quốc tế, nhờ việc kiên trì mục tiêu kinh tế, áp dụng những chính sách thông thoáng, qua đó đã cải thiện môi trường kinh doanh liên tục trong những năm gần đây.
Tuy vậy, báo cáo cũng chỉ ra những yếu tố đã tác động không tốt đến hoạt động của doanh nghiệp trong năm 2010 vừa qua, như lãi suất ngân hàng luôn ở mức cao cùng với tình trạng lạm phát và chỉ số giá tiêu dùng (CPI) cũng luôn ở mức cao.
Nguyên nhân sâu xa của tình trạng CPI bất ổn được cho là xuất phát từ tình trạng kém hiệu quả của cơ cấu kinh tế, nền kinh tế luôn phải đối phó với tình trạng nhập siêu, bội chi ngân sách ngày càng gia tăng. Cũng như cần thấy rằng việc điều hành kinh tế vĩ mô còn nhiều bất cập.
Bên cạnh đó, cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất kinh doanh vẫn còn nhiều bất cập. Tình trạng thiếu điện năm 2010 vẫn diển ra theo hướng trầm trọng hơn. Hệ thống giao thông, mặc dù có nhiều cố gắng trong cả đầu tư và xây dựng nhưng vẫn còn nhiều bất cập, so với yêu cầu phát triển theo hướng hiện đại. Thêm vào đó là hệ thống cấp thoát nước, xử lý chất thải cũng chưa được cải thiện nhiều đã và đang làm ô nhiễm môi trường và suy thoái nguồn tài nguyên nước.
Nhằm cải thiện môi trường kinh doanh trong năm 2011 và các năm tiếp theo, các doanh nghiệp được khảo sát cho rằng, nhiệm vụ trước tiên và quan trọng nhất của Chính phủ là ổn định kinh tế vĩ mô.
Nhưng theo tiến sỹ Nguyễn Đình Cung, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu và Quản lý kinh tế Trung ương, ổn định kinh tế vĩ mô cần phải nhấn mạnh đến tính lâu dài và bền vững, trong đó cốt lõi là cần giảm bội chi ngân sách và giảm đầu tư công, cũng như tăng hiệu quả đồng vốn đầu tư của nhà nước. Chính phủ cần thực hiện việc giảm lãi suất ngân hàng, tăng tính minh bạch và nhất quán của hệ thống pháp lý. Đặc biệt là tạo sân chơi bình đẳng cho mọi doanh nghiệp, không phân biệt thành phần sở hữu và hỗ trợ ưu đãi cho đầu tư chiều sâu./.
Đến nay, Việt Nam đã có những cải thiện về môi trường kinh doanh trong năm 2010, tiến 10 bậc so với năm 2009, đứng thứ 78/183 nước và đứng thứ 4/10 nền kinh tế cải cách nhiều nhất về mức độ thuận lợi của môi trường kinh doanh.
Trong những thành tựu Việt Nam đạt được phải kể đến là tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt mức cao - 6,78%, tổng kim ngạch xuất khẩu tăng 25,5% so với năm 2009.
Phát biểu tại Lễ công bố, ông Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch VCCI cho biết, môi trường kinh doanh được cải thiện là nhờ những nỗ lực rất lớn, từ việc thực hiện một cách rộng rãi và quyết liệt Đề án 30 về cải cách thủ tục hành chính của Chính phủ.
Ngoài ra, việc cải thiện môi trường pháp lý với những thay đổi quan trọng liên quan đến gia nhập thị trường, quản trị doanh nghiệp, đặc biệt là về đăng ký kinh doanh cũng đã góp phần giúp môi trường kinh doanh được cải thiện rõ rệt.
Con số doanh nghiệp đăng ký mới tiếp tục gia tăng minh chứng cho điều này, tính đến hết năm 2010, tổng số doanh nghiệp đăng ký thành lập đã đạt 544.394 doanh nghiệp vượt mục tiêu đề ra của Chính phủ.
Đánh giá về mức độ cải thiện môi trường kinh doanh của Việt Nam, bà Victoria Kwakwwa, Giám đốc Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam cho rằng, Việt Nam ngày càng hội nhập hiệu quả và hấp dẫn hơn trong mắt cộng đồng nhà đầu tư quốc tế, nhờ việc kiên trì mục tiêu kinh tế, áp dụng những chính sách thông thoáng, qua đó đã cải thiện môi trường kinh doanh liên tục trong những năm gần đây.
Tuy vậy, báo cáo cũng chỉ ra những yếu tố đã tác động không tốt đến hoạt động của doanh nghiệp trong năm 2010 vừa qua, như lãi suất ngân hàng luôn ở mức cao cùng với tình trạng lạm phát và chỉ số giá tiêu dùng (CPI) cũng luôn ở mức cao.
Nguyên nhân sâu xa của tình trạng CPI bất ổn được cho là xuất phát từ tình trạng kém hiệu quả của cơ cấu kinh tế, nền kinh tế luôn phải đối phó với tình trạng nhập siêu, bội chi ngân sách ngày càng gia tăng. Cũng như cần thấy rằng việc điều hành kinh tế vĩ mô còn nhiều bất cập.
Bên cạnh đó, cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất kinh doanh vẫn còn nhiều bất cập. Tình trạng thiếu điện năm 2010 vẫn diển ra theo hướng trầm trọng hơn. Hệ thống giao thông, mặc dù có nhiều cố gắng trong cả đầu tư và xây dựng nhưng vẫn còn nhiều bất cập, so với yêu cầu phát triển theo hướng hiện đại. Thêm vào đó là hệ thống cấp thoát nước, xử lý chất thải cũng chưa được cải thiện nhiều đã và đang làm ô nhiễm môi trường và suy thoái nguồn tài nguyên nước.
Nhằm cải thiện môi trường kinh doanh trong năm 2011 và các năm tiếp theo, các doanh nghiệp được khảo sát cho rằng, nhiệm vụ trước tiên và quan trọng nhất của Chính phủ là ổn định kinh tế vĩ mô.
Nhưng theo tiến sỹ Nguyễn Đình Cung, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu và Quản lý kinh tế Trung ương, ổn định kinh tế vĩ mô cần phải nhấn mạnh đến tính lâu dài và bền vững, trong đó cốt lõi là cần giảm bội chi ngân sách và giảm đầu tư công, cũng như tăng hiệu quả đồng vốn đầu tư của nhà nước. Chính phủ cần thực hiện việc giảm lãi suất ngân hàng, tăng tính minh bạch và nhất quán của hệ thống pháp lý. Đặc biệt là tạo sân chơi bình đẳng cho mọi doanh nghiệp, không phân biệt thành phần sở hữu và hỗ trợ ưu đãi cho đầu tư chiều sâu./.
Thúy Hiền (TTXVN/Vietnam+)