Ngày 15/9, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Cục Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã tổ chức Kỷ niệm 25 năm Nghị định thư Montreal về các chất làm suy giảm tầng ozon (1987-2012) và Ngày quốc tế bảo vệ tầng ozon 16/9/2012 với chủ đề “ Bảo vệ bầu khí quyển cho các thế hệ mai sau.”
Tại lễ kỷ niệm, ông Nguyễn Khắc Hiếu, Phó Cục trưởng, Cục Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu, cho biết Việt Nam tham gia Nghị định thư Montreal từ tháng 1/1994, với sự nỗ lực và hợp tác của các bộ ngành liên quan, các doanh nghiệp sử dụng các chất làm suy giảm tầng ozon (ODS), từ tháng 1/2010 tới nay, hàng năm, Việt Nam đã loại trừ hoàn toàn 500 tấn CFC (Clorofluorocacbon - hóa chất do con người tổng hợp để sử dụng trong nhiều ngành công nghiệp và từ đó xâm nhập vào khí quyển), 3,8 tấn halon.
Với thành tích này, Việt Nam đã được Chương trình môi trường của Liên hợp quốc đánh giá có những đóng góp tích cực trong thực hiện Nghị định thư Montreal.
Theo thống kê, số liệu tiêu thụ các chất HCFC (chất có tiềm năng làm nóng lên toàn cầu) trung bình của Việt Nam trong hai năm 2009-2010 là khoảng 3.200 tấn HCFC-22 trong sản xuất và dịch vụ điều hòa không khí và làm lạnh, hơn 500 tấn HCFC-141b và gần 7.000 tấn polyol trộn sẫn HCFC-141b trong sản xuất xốp.
Theo ông Nguyễn Khắc Hiếu, để tiếp tục đẩy mạnh thực thi Công ước khung của Liên hiệp quốc về Biến đổi khí hậu và các Nghi định thư của Công ước, Việt Nam cần phải loại trừ hoàn toàn tiêu thụ các chất HCFC, quá trình loại trừ các chất HCFC có thể kéo dài đến năm 2030, tuy nhiên nếu nhận được sự hỗ trợ đầy đủ về tài chính và công nghệ từ các tổ chức quốc tế, Việt Nam có thể hoàn thành vào năm 2025.
Hiện nay, Cục Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu với sự hỗ trợ của Ngân hàng Thế giới hoàn thành xây dựng dự án “Kế hoạch quản lý loại trừ các chất HCFC của Việt Nam” với nguồn kinh phí giai đoạn 1 là hơn 9,7 triệu USD và thực hiện từ năm 2012 đến 2016.
Theo đó, dự án sẽ nhằm loại trừ hoàn toàn sử dụng hơn 500 tấn HCFC -141b và gần 2.000 tấn polyol trộn sẵn HCFC-141b tại 12 doanh nghiệp sản xuất xốp cách nhiệt thông qua việc thay thế toàn bộ dây chuyền công nghệ sản xuất xốp dùng HCFC-141b sang công nghệ sử dụng cyclopentane; thúc đẩy giảm tiêu thụ năng lượng và nâng cao hiệu suất năng luợng cho các điều hòa không khí gia đình được sản xuất tại Việt Nam; tăng cường năng lực cho cơ quan hải quan trong việc kiểm soát xuất nhập khẩu các chất HCFC… Giai đoạn 2 của dự án cũng sẽ được triển khai sau năm 2016 với nguồn tài chính dự kiến là khoảng 15 triệu USD để loại trừ hoàn toàn sử dụng các chất HCFC tại Việt Nam./.
Tại lễ kỷ niệm, ông Nguyễn Khắc Hiếu, Phó Cục trưởng, Cục Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu, cho biết Việt Nam tham gia Nghị định thư Montreal từ tháng 1/1994, với sự nỗ lực và hợp tác của các bộ ngành liên quan, các doanh nghiệp sử dụng các chất làm suy giảm tầng ozon (ODS), từ tháng 1/2010 tới nay, hàng năm, Việt Nam đã loại trừ hoàn toàn 500 tấn CFC (Clorofluorocacbon - hóa chất do con người tổng hợp để sử dụng trong nhiều ngành công nghiệp và từ đó xâm nhập vào khí quyển), 3,8 tấn halon.
Với thành tích này, Việt Nam đã được Chương trình môi trường của Liên hợp quốc đánh giá có những đóng góp tích cực trong thực hiện Nghị định thư Montreal.
Theo thống kê, số liệu tiêu thụ các chất HCFC (chất có tiềm năng làm nóng lên toàn cầu) trung bình của Việt Nam trong hai năm 2009-2010 là khoảng 3.200 tấn HCFC-22 trong sản xuất và dịch vụ điều hòa không khí và làm lạnh, hơn 500 tấn HCFC-141b và gần 7.000 tấn polyol trộn sẫn HCFC-141b trong sản xuất xốp.
Theo ông Nguyễn Khắc Hiếu, để tiếp tục đẩy mạnh thực thi Công ước khung của Liên hiệp quốc về Biến đổi khí hậu và các Nghi định thư của Công ước, Việt Nam cần phải loại trừ hoàn toàn tiêu thụ các chất HCFC, quá trình loại trừ các chất HCFC có thể kéo dài đến năm 2030, tuy nhiên nếu nhận được sự hỗ trợ đầy đủ về tài chính và công nghệ từ các tổ chức quốc tế, Việt Nam có thể hoàn thành vào năm 2025.
Hiện nay, Cục Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu với sự hỗ trợ của Ngân hàng Thế giới hoàn thành xây dựng dự án “Kế hoạch quản lý loại trừ các chất HCFC của Việt Nam” với nguồn kinh phí giai đoạn 1 là hơn 9,7 triệu USD và thực hiện từ năm 2012 đến 2016.
Theo đó, dự án sẽ nhằm loại trừ hoàn toàn sử dụng hơn 500 tấn HCFC -141b và gần 2.000 tấn polyol trộn sẵn HCFC-141b tại 12 doanh nghiệp sản xuất xốp cách nhiệt thông qua việc thay thế toàn bộ dây chuyền công nghệ sản xuất xốp dùng HCFC-141b sang công nghệ sử dụng cyclopentane; thúc đẩy giảm tiêu thụ năng lượng và nâng cao hiệu suất năng luợng cho các điều hòa không khí gia đình được sản xuất tại Việt Nam; tăng cường năng lực cho cơ quan hải quan trong việc kiểm soát xuất nhập khẩu các chất HCFC… Giai đoạn 2 của dự án cũng sẽ được triển khai sau năm 2016 với nguồn tài chính dự kiến là khoảng 15 triệu USD để loại trừ hoàn toàn sử dụng các chất HCFC tại Việt Nam./.
Hoàng Anh Tuấn (TTXVN)