Theo kết quả nghiên cứu đăng trên tạp chí y học The Lancet ra ngày 17/8, một trong những lo ngại lớn nhất tại các nước đang phát triển hiện nay là số người hút lá tăng lên mức báo động, đặc biệt phụ nữ hút thuốc chiếm tỷ lệ khá cao.
Kết quả khảo sát trong giai đoạn 2008-2010 tại 16 quốc gia (gồm Bangladesh, Brazil, Trung Quốc, Ai Cập, Ấn Độ, Mexico, Philippines, Thái Lan, Thổ Nhĩ Kỳ, Ukraine, Urugoay, Anh, Hà Lan, Nga, Mỹ và Việt Nam) cho thấy trong tổng số 3 tỷ người từ 15 tuổi trở lên, có tới 48,6% nam giới và 11,3% nữ giới có thói quen hút thuốc lá.
Tỷ lệ người hút thuốc từ 15 tuổi trở lên cao nhất ở Nga với 39,1%; tiếp theo là Thổ Nhĩ Kỳ 31,2%; Hà Lan 30,3%; Philippines 28,2% và Trung Quốc 28%; trong khi tỷ lệ này ở Anh là 21,7 % và Mỹ là 19,9%.
Nếu tính số lượng người hút và sử dụng thuốc lá, Trung Quốc hiện là nước dẫn đầu thế giới với khoảng 301 triệu người và đứng thứ hai là Ấn Độ với 275 triệu người.
Bất chấp các biện pháp ngăn chặn như cấm hút thuốc tại các nơi công cộng, cấm các hình thức quảng cáo, ghi cảnh báo về hiểm họa từ thuốc lá đối với sức khỏe trên vỏ bao thuốc, đánh thuế cao... nhưng tỷ lệ người hút thuốc vẫn gia tăng mạnh. Không chỉ nam giới mà tỷ lệ phụ nữ và các em gái tuổi thành niên nghiện thuốc cũng tăng nhanh. Các sản phẩm từ thuốc lá gồm dạng hút và dạng nhai đang ngày càng phổ biến.
Theo ông Gary Giovino thuộc trường Đại học Bufalo ở New York, Mỹ, người đứng đầu nghiên cứu trên, mặc dù tình trạng hút thuốc lá gia tăng tới mức báo động, gây tác động lớn tới sức khỏe cộng đồng, các chính sách ngăn chặn và giảm thiểu tình trạng hút thuốc dường như vẫn rất ít và hầu như bị xem nhẹ tại nhiều nước.
Số liệu điều tra cho thấy tại các quốc gia có thu nhập thấp, trung bình cứ 9.100 USD tiền thuế thuốc lá, chỉ có 1 USD được chi vào các hoạt động kiểm soát.
Tại các nước phát triển, các ca tử vong do những bệnh liên quan đến thuốc lá chiếm tỷ lệ cao nhất với 18%. Trong khi đó, tỷ lệ này tại các nước có thu nhập trung bình là 11% và tại các nước có thu nhập thấp là 4%.
Tuy nhiên, theo kết quả khảo sát, số người hút thuốc lại có xu hướng gia tăng mạnh tại các nước nghèo và giảm tại các nước phát triển.
Thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho thấy trong số 6 triệu người tử vong mỗi năm do các bệnh liên quan đến thuốc lá trên toàn thế giới, có khoảng 600.000 người tử vong do hút thuốc thụ động.
Nếu không có các biện pháp ngăn chặn kịp thời, đến năm 2030, thuốc lá có thể trở thành thủ phạm giết chết 8 triệu người mỗi năm, thậm chí trong vòng một thế kỷ, số người chết sớm do thuốc lá có thể lên tới 1 tỷ người./.
Kết quả khảo sát trong giai đoạn 2008-2010 tại 16 quốc gia (gồm Bangladesh, Brazil, Trung Quốc, Ai Cập, Ấn Độ, Mexico, Philippines, Thái Lan, Thổ Nhĩ Kỳ, Ukraine, Urugoay, Anh, Hà Lan, Nga, Mỹ và Việt Nam) cho thấy trong tổng số 3 tỷ người từ 15 tuổi trở lên, có tới 48,6% nam giới và 11,3% nữ giới có thói quen hút thuốc lá.
Tỷ lệ người hút thuốc từ 15 tuổi trở lên cao nhất ở Nga với 39,1%; tiếp theo là Thổ Nhĩ Kỳ 31,2%; Hà Lan 30,3%; Philippines 28,2% và Trung Quốc 28%; trong khi tỷ lệ này ở Anh là 21,7 % và Mỹ là 19,9%.
Nếu tính số lượng người hút và sử dụng thuốc lá, Trung Quốc hiện là nước dẫn đầu thế giới với khoảng 301 triệu người và đứng thứ hai là Ấn Độ với 275 triệu người.
Bất chấp các biện pháp ngăn chặn như cấm hút thuốc tại các nơi công cộng, cấm các hình thức quảng cáo, ghi cảnh báo về hiểm họa từ thuốc lá đối với sức khỏe trên vỏ bao thuốc, đánh thuế cao... nhưng tỷ lệ người hút thuốc vẫn gia tăng mạnh. Không chỉ nam giới mà tỷ lệ phụ nữ và các em gái tuổi thành niên nghiện thuốc cũng tăng nhanh. Các sản phẩm từ thuốc lá gồm dạng hút và dạng nhai đang ngày càng phổ biến.
Theo ông Gary Giovino thuộc trường Đại học Bufalo ở New York, Mỹ, người đứng đầu nghiên cứu trên, mặc dù tình trạng hút thuốc lá gia tăng tới mức báo động, gây tác động lớn tới sức khỏe cộng đồng, các chính sách ngăn chặn và giảm thiểu tình trạng hút thuốc dường như vẫn rất ít và hầu như bị xem nhẹ tại nhiều nước.
Số liệu điều tra cho thấy tại các quốc gia có thu nhập thấp, trung bình cứ 9.100 USD tiền thuế thuốc lá, chỉ có 1 USD được chi vào các hoạt động kiểm soát.
Tại các nước phát triển, các ca tử vong do những bệnh liên quan đến thuốc lá chiếm tỷ lệ cao nhất với 18%. Trong khi đó, tỷ lệ này tại các nước có thu nhập trung bình là 11% và tại các nước có thu nhập thấp là 4%.
Tuy nhiên, theo kết quả khảo sát, số người hút thuốc lại có xu hướng gia tăng mạnh tại các nước nghèo và giảm tại các nước phát triển.
Thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho thấy trong số 6 triệu người tử vong mỗi năm do các bệnh liên quan đến thuốc lá trên toàn thế giới, có khoảng 600.000 người tử vong do hút thuốc thụ động.
Nếu không có các biện pháp ngăn chặn kịp thời, đến năm 2030, thuốc lá có thể trở thành thủ phạm giết chết 8 triệu người mỗi năm, thậm chí trong vòng một thế kỷ, số người chết sớm do thuốc lá có thể lên tới 1 tỷ người./.
Thạch Thảo (Vietnam+)