Trong báo cáo thường niên về 49 nền kinh tế chậm phát triển nhất (LDC) trên thế giới, Hội nghị Thương mại và Phát triển Liên hợp quốc (UNCTAD) cảnh báo số người rất nghèo đã tăng gấp hai lần trong 30-40 năm qua, trong khi số người sống trong cảnh cực kỳ nghèo đói cũng đã tăng gấp đôi.
Theo UNCTAD, số người sống trong cảnh cực kỳ đói nghèo tăng 3 triệu người/năm trong giai đoạn phát triển bùng nổ năm 2002-2007, lên 421 triệu người vào năm 2007.
Tổng Thư ký UNCTAD, Supachai Panitchpakdi, nói rằng mô hình tăng trưởng phổ biến ở các nước LDC cho tới thời điểm này đã thất bại và nên được đánh giá lại.
Trong giai đoạn tăng trưởng bùng nổ, tốc độ tăng trưởng trung bình của các nước LDC đứng ở mức 7%, nhưng các nước này ngày càng phụ thuộc vào hàng hóa, trong khi tỷ trọng công nghiệp trong giá trị gia tăng của nền kinh tế giảm tại trên một nửa số nước LDC.
Mặc dù các nước LDC cho thấy sự nhanh chóng phục hồi sau khủng hoảng, nhưng đà phục hồi này khá mong manh, đáng chú ý là sự phụ thuộc vào nhập khẩu. Khoản chi của các nước LDC cho nhập khẩu lương thực đã tăng từ 9 tỷ USD năm 2002 lên 23 tỷ USD năm 2008.
Thêm vào đó, các nền kinh tế này ít đa dạng hóa, tiết kiệm trong nước yếu kém và phải phụ thuộc nhiều vào tiết kiệm ở nước ngoài, trong khi tài nguyên ngày càng cạn kiệt nhanh hơn.
UNCTAD cảnh báo tất cả những khiếm khuyết này đang cản trở triển vọng phát triển của các quốc gia này thời hậu khủng hoảng, đồng thời kêu gọi các nước LDC áp dụng cơ cấu phát triển mới.
UNCTAD đã đưa ra bản dự thảo kế hoạch chi tiết cải cách phát triển quốc tế về tài chính, thương mại, hàng hóa, công nghệ và thay đổi khí hậu.
Bản kế hoạch này dự kiến sẽ được đưa ra thảo luận tại hội nghị của Liên hợp quốc về các nước LDC diễn ra tại Istanbul năm 2011./.
Theo UNCTAD, số người sống trong cảnh cực kỳ đói nghèo tăng 3 triệu người/năm trong giai đoạn phát triển bùng nổ năm 2002-2007, lên 421 triệu người vào năm 2007.
Tổng Thư ký UNCTAD, Supachai Panitchpakdi, nói rằng mô hình tăng trưởng phổ biến ở các nước LDC cho tới thời điểm này đã thất bại và nên được đánh giá lại.
Trong giai đoạn tăng trưởng bùng nổ, tốc độ tăng trưởng trung bình của các nước LDC đứng ở mức 7%, nhưng các nước này ngày càng phụ thuộc vào hàng hóa, trong khi tỷ trọng công nghiệp trong giá trị gia tăng của nền kinh tế giảm tại trên một nửa số nước LDC.
Mặc dù các nước LDC cho thấy sự nhanh chóng phục hồi sau khủng hoảng, nhưng đà phục hồi này khá mong manh, đáng chú ý là sự phụ thuộc vào nhập khẩu. Khoản chi của các nước LDC cho nhập khẩu lương thực đã tăng từ 9 tỷ USD năm 2002 lên 23 tỷ USD năm 2008.
Thêm vào đó, các nền kinh tế này ít đa dạng hóa, tiết kiệm trong nước yếu kém và phải phụ thuộc nhiều vào tiết kiệm ở nước ngoài, trong khi tài nguyên ngày càng cạn kiệt nhanh hơn.
UNCTAD cảnh báo tất cả những khiếm khuyết này đang cản trở triển vọng phát triển của các quốc gia này thời hậu khủng hoảng, đồng thời kêu gọi các nước LDC áp dụng cơ cấu phát triển mới.
UNCTAD đã đưa ra bản dự thảo kế hoạch chi tiết cải cách phát triển quốc tế về tài chính, thương mại, hàng hóa, công nghệ và thay đổi khí hậu.
Bản kế hoạch này dự kiến sẽ được đưa ra thảo luận tại hội nghị của Liên hợp quốc về các nước LDC diễn ra tại Istanbul năm 2011./.
Như Mai (TTXVN/Vietnam+)