Ông Nguyễn Nam Liên, Phó vụ trưởng Vụ Kế hoạch-Tài chính Bộ Y tế, khi ban hành khung giá viện phí mới thì khung giá sẽ có giá tối đa và giá tối thiểu; mỗi hạng bệnh viện, loại giường bệnh điều trị theo chuyên khoa sẽ có mức giá khác nhau.
Phát biểu tại buổi làm việc của Ủy ban Các vấn đề xã hội Quốc hội khóa XII với đại biểu dân cử các tỉnh phía Nam để thảo luận về dự án của Bộ Y tế điều chỉnh khung giá viện phí 350 dịch vụ y tế, ngày 7/8, tại Thành phố Hồ Chí Minh, ông Liên cho biết tùy thuộc vào tình hình kinh tế xã hội của từng địa phương, Bộ Y tế sẽ quyết định mức thu của bệnh viện trung ương, chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh quyết định mức thu của địa phương trong phạm vi khung giá.
Cũng theo ông Liên, mức điều chỉnh viện phí của dự án lần này phụ thuộc vào chi phí thực tế theo thời giá hiện nay, mức giá cũ từ năm 1995 đã quá lạc hậu và không còn phù hợp.
Theo khung giá mới của dự án thì nhà nước đã có sự hỗ trợ về giá. Nếu tính tất cả các khấu hao thì giá khám bệnh khoảng gần 60.000 đồng/lượt khám, trong khi đó mức thu tối đa theo khung giá mới là 30.000 đồng chỉ bằng 50% chi phí thực tế.
Tương tự, mức giường bệnh nếu tính cả khấu hao thì thu khoảng 278.000 đồng nhưng theo khung giá mới, mức này chỉ tối đa là 100.000 đồng, bằng khoảng 40% chi phí.
Ông Nguyễn Hùng Vĩ, Phó Giám đốc Sở Y tế tỉnh Tiền Giang cho rằng, những giá dịch vụ y tế không còn phù hợp thì nên điều chỉnh hết và thay đổi theo lộ trình, những dịch vụ thường dùng thì điều chỉnh trước.
Đối với việc thu giá viện phí tùy thuộc vào bệnh viện thì không để chênh lệch nhiều nhằm đảm bảo đời sống của cán bộ y tế các bệnh viện tuyến dưới, thu hút cán bộ về với các cơ sở y tế địa phương.
Theo ý kiến của một số đại biểu, việc tăng giá viện phí cũng góp phần khắc phục việc phân biệt đối xử giữa người đi khám bảo hiểm y tế và khám thông thường. Vì theo mức giá cũ, mỗi lượt khám bệnh bảo hiểm y tế thì cơ quan bảo hiểm chỉ chi trả cho bệnh viện theo khung giá cũ từ 500-3.000 đồng, giường bệnh là từ 4.000-18.000 đồng, quá bất hợp lý.
Ngoài ra, Bộ Y tế nên lấy ý kiến của người dân về việc tăng giá viện phí vì việc này ảnh hưởng trực tiếp đến người dân, đồng thời phải đảm bảo người dân được hưởng dịch vụ xứng với tiền mà họ bỏ ra.
Báo cáo của Bộ Y tế cho thấy, nguồn thu viện phí và bảo hiểm y tế chiếm khoảng 60-70% tổng thu của hầu hết các bệnh viện, nhiều bệnh viện chiếm trên 90%. Do đó, việc điều chỉnh giá viện phí nhằm giảm bớt khó khăn về tài chính, cải thiện các dịch vụ không được cải thiện, khuyến khích các bệnh viện đầu tư trang thiết bị, phát triển các kỹ thuật mới nâng cao chất lượng phục vụ người dân, đặc biệt là bệnh nhân bảo hiểm y tế.
Song song với việc điều chỉnh giá viện phí, Bộ Y tế đang cùng các địa phương triển khai nhiều giải pháp để nâng cao chất lượng dịch vụ y tế.
Trước tiên, các bệnh viện sắp xếp lại cơ sở, giảm diện tích sử dụng khu vực hành chính, tăng diện tích buồng bệnh, tăng cường đào tạo, tuyển cử, tăng công suất sử dụng giường bệnh để nâng cao chất lượng điều trị và giảm thời gian nằm viện cho bệnh nhân./.
Phát biểu tại buổi làm việc của Ủy ban Các vấn đề xã hội Quốc hội khóa XII với đại biểu dân cử các tỉnh phía Nam để thảo luận về dự án của Bộ Y tế điều chỉnh khung giá viện phí 350 dịch vụ y tế, ngày 7/8, tại Thành phố Hồ Chí Minh, ông Liên cho biết tùy thuộc vào tình hình kinh tế xã hội của từng địa phương, Bộ Y tế sẽ quyết định mức thu của bệnh viện trung ương, chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh quyết định mức thu của địa phương trong phạm vi khung giá.
Cũng theo ông Liên, mức điều chỉnh viện phí của dự án lần này phụ thuộc vào chi phí thực tế theo thời giá hiện nay, mức giá cũ từ năm 1995 đã quá lạc hậu và không còn phù hợp.
Theo khung giá mới của dự án thì nhà nước đã có sự hỗ trợ về giá. Nếu tính tất cả các khấu hao thì giá khám bệnh khoảng gần 60.000 đồng/lượt khám, trong khi đó mức thu tối đa theo khung giá mới là 30.000 đồng chỉ bằng 50% chi phí thực tế.
Tương tự, mức giường bệnh nếu tính cả khấu hao thì thu khoảng 278.000 đồng nhưng theo khung giá mới, mức này chỉ tối đa là 100.000 đồng, bằng khoảng 40% chi phí.
Ông Nguyễn Hùng Vĩ, Phó Giám đốc Sở Y tế tỉnh Tiền Giang cho rằng, những giá dịch vụ y tế không còn phù hợp thì nên điều chỉnh hết và thay đổi theo lộ trình, những dịch vụ thường dùng thì điều chỉnh trước.
Đối với việc thu giá viện phí tùy thuộc vào bệnh viện thì không để chênh lệch nhiều nhằm đảm bảo đời sống của cán bộ y tế các bệnh viện tuyến dưới, thu hút cán bộ về với các cơ sở y tế địa phương.
Theo ý kiến của một số đại biểu, việc tăng giá viện phí cũng góp phần khắc phục việc phân biệt đối xử giữa người đi khám bảo hiểm y tế và khám thông thường. Vì theo mức giá cũ, mỗi lượt khám bệnh bảo hiểm y tế thì cơ quan bảo hiểm chỉ chi trả cho bệnh viện theo khung giá cũ từ 500-3.000 đồng, giường bệnh là từ 4.000-18.000 đồng, quá bất hợp lý.
Ngoài ra, Bộ Y tế nên lấy ý kiến của người dân về việc tăng giá viện phí vì việc này ảnh hưởng trực tiếp đến người dân, đồng thời phải đảm bảo người dân được hưởng dịch vụ xứng với tiền mà họ bỏ ra.
Báo cáo của Bộ Y tế cho thấy, nguồn thu viện phí và bảo hiểm y tế chiếm khoảng 60-70% tổng thu của hầu hết các bệnh viện, nhiều bệnh viện chiếm trên 90%. Do đó, việc điều chỉnh giá viện phí nhằm giảm bớt khó khăn về tài chính, cải thiện các dịch vụ không được cải thiện, khuyến khích các bệnh viện đầu tư trang thiết bị, phát triển các kỹ thuật mới nâng cao chất lượng phục vụ người dân, đặc biệt là bệnh nhân bảo hiểm y tế.
Song song với việc điều chỉnh giá viện phí, Bộ Y tế đang cùng các địa phương triển khai nhiều giải pháp để nâng cao chất lượng dịch vụ y tế.
Trước tiên, các bệnh viện sắp xếp lại cơ sở, giảm diện tích sử dụng khu vực hành chính, tăng diện tích buồng bệnh, tăng cường đào tạo, tuyển cử, tăng công suất sử dụng giường bệnh để nâng cao chất lượng điều trị và giảm thời gian nằm viện cho bệnh nhân./.
Mai Phương (TTXVN/Vietnam+)