Ngày 12/7, tại khu vực biên giới Việt Nam-Lào thuộc địa phận thôn Dục Lang, xã Đăk Long, huyện Đăk Glei, tỉnh Kon Tum (Việt Nam) đã diễn ra lễ kết nghĩa giữa thôn Dục Lang với bản Thông Kày Ôộc, thuộc cụm bản Văng Tắt, huyện Xản Xay, tỉnh Attapeu (Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào).
Tại buổi lễ, Trưởng thôn Dục Lang và Trưởng bản Thông Kày Ôộc cùng đông đảo người dân của hai thôn, bản đã thống nhất các nội dung tương trợ, giúp đỡ nhau thông qua văn bản kết nghĩa. Theo đó, hai thôn thống nhất cùng bảo vệ nguyên trạng đường biên, cột mốc và dấu hiệu vành đai khu vực biên giới; không làm hư hỏng, xê dịch cột mốc biên giới, dấu hiệu đường biên giới, biển báo khu vực biên giới, vành đai biên giới, vùng cấm; chấp hành nghiêm các quy định về việc qua lại biên giới, không xâm canh, xâm cư, không bắn súng qua biên giới, không gây cháy nổ, làm nương rẫy trong vành đai biên giới của mỗi bên.
[Kết nghĩa giữa hai bản biên giới Việt Nam và Lào]
Người dân hai thôn, bản cũng thống nhất không vượt biên khai thác trái phép lâm, khoáng sản và các tài nguyên hai bên biên giới; không che giấu, chứa chấp người săn bắn trái phép thú rừng quý hiếm, đánh bắt cá bằng điện, chất nổ, chất độc và các hoạt động gây hại trên sông suối biên giới.
Bên cạnh đó, hai thôn, bản còn xây dựng các quy ước không đắp, xây kè, khơi thông dòng chảy hoặc khai thác khoáng sản, phát nương làm rẫy, làm nhà ở trong khu vực vành đai biên giới (mỗi bên cách biên giới 100m); không xả thải các chất độc gây ô nhiễm môi trường sinh thái, gây hại đến sức khỏe con người và không có các hành vi mất trật tự trị an ở khu vực biên giới; không tự ý di cư sang cư trú khu vực biên giới của mỗi bên khi chưa được cấp có thẩm quyền cho phép.
Trước đó, ngày 26/6, thôn Đak Ung (xã Đak Nhoong, huyện Đak Glei, tỉnh Kon Tum, Việt Nam) cũng đã kết nghĩa với bản Brông Nọi (thuộc cụm bản Đak Ba, huyện Đak Chưng, tỉnh Sekong, Lào)./.
Tại buổi lễ, Trưởng thôn Dục Lang và Trưởng bản Thông Kày Ôộc cùng đông đảo người dân của hai thôn, bản đã thống nhất các nội dung tương trợ, giúp đỡ nhau thông qua văn bản kết nghĩa. Theo đó, hai thôn thống nhất cùng bảo vệ nguyên trạng đường biên, cột mốc và dấu hiệu vành đai khu vực biên giới; không làm hư hỏng, xê dịch cột mốc biên giới, dấu hiệu đường biên giới, biển báo khu vực biên giới, vành đai biên giới, vùng cấm; chấp hành nghiêm các quy định về việc qua lại biên giới, không xâm canh, xâm cư, không bắn súng qua biên giới, không gây cháy nổ, làm nương rẫy trong vành đai biên giới của mỗi bên.
[Kết nghĩa giữa hai bản biên giới Việt Nam và Lào]
Người dân hai thôn, bản cũng thống nhất không vượt biên khai thác trái phép lâm, khoáng sản và các tài nguyên hai bên biên giới; không che giấu, chứa chấp người săn bắn trái phép thú rừng quý hiếm, đánh bắt cá bằng điện, chất nổ, chất độc và các hoạt động gây hại trên sông suối biên giới.
Bên cạnh đó, hai thôn, bản còn xây dựng các quy ước không đắp, xây kè, khơi thông dòng chảy hoặc khai thác khoáng sản, phát nương làm rẫy, làm nhà ở trong khu vực vành đai biên giới (mỗi bên cách biên giới 100m); không xả thải các chất độc gây ô nhiễm môi trường sinh thái, gây hại đến sức khỏe con người và không có các hành vi mất trật tự trị an ở khu vực biên giới; không tự ý di cư sang cư trú khu vực biên giới của mỗi bên khi chưa được cấp có thẩm quyền cho phép.
Trước đó, ngày 26/6, thôn Đak Ung (xã Đak Nhoong, huyện Đak Glei, tỉnh Kon Tum, Việt Nam) cũng đã kết nghĩa với bản Brông Nọi (thuộc cụm bản Đak Ba, huyện Đak Chưng, tỉnh Sekong, Lào)./.
Sỹ Thắng (TTXVN)