Trưa 10/4, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết cùng đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới thủ đô Riyadh, bắt đầu chuyến thăm cấp Nhà nước tới Vương quốc Arập Xêút theo lời mời của Quốc vương Abdullah Bin Abdul Aziz Al Saud.
Đây là chuyến thăm đầu tiên của người đứng đầu Nhà nước Việt Nam tới Arập Xêút và cũng là chuyến thăm cấp cao đầu tiên giữa hai bên kể từ khi Việt Nam và Arập Xêút thiết lập quan hệ ngoại giao ngày 21/10/1999.
Chiều 10/4 theo giờ địa phương, tới dự và phát biểu khai mạc Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam-Arập Xêút được tổ chức tại trụ sở Hội đồng các Phòng Thương mại Arập Xêút ở thủ đô Riyadh, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết khẳng định Nhà nước Việt Nam tạo mọi thuận lợi để giới doanh nhân hai nước mở rộng hợp tác, thúc đẩy giao lưu thương mại và đầu tư.
Arập Xêút là đất nước có nền kinh tế mạnh, có vai trò và vị thế lớn không chỉ ở vùng Vịnh, mà trên toàn thế giới. Việt Nam mong muốn đẩy mạnh hợp tác giữa hai nước, nhất là trong các lĩnh vực dầu khí, nông nghiệp, cơ sở hạ tầng, tài chính, giao thông vận tải...
Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết cũng nêu rõ thực tế hợp tác kinh tế, thương mại và đầu tư giữa Việt Nam và Arập Xêút đã có bước phát triển, nhưng vẫn còn khiêm tốn so với tiềm năng của mỗi nước. Chính vì vậy, việc tìm hiểu cơ hội đầu tư, tăng cường hợp tác kinh tế, thương mại là một yêu cầu chính trong chuyến thăm.
Việt Nam và Arập Xêút đã ký Hiệp định khung hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư và kỹ thuật, tạo cơ sở pháp lý cho việc mở rộng buôn bán, đầu tư. Năm 2009, dù bị tác động của khủng hoảng kinh tế-tài chính thế giới, kim ngạch thương mại hai chiều vẫn đạt hơn 460 triệu USD.
Việt Nam xuất khẩu sang Arập Xêút chủ yếu là hàng dệt may, thủy sản, máy vi tính, linh kiện điện tử, sản phẩm gỗ, sắt thép; nhập khẩu từ Arập Xêút các sản phẩm dầu mỏ, hóa chất, khí hóa lỏng.
Về đầu tư, hai tập đoàn lớn của Arập Xêút đã tìm đến Việt Nam trong lĩnh vực thép tiền chế, bất động sản và kinh doanh khách sạn. Gần đây hai nước đã tăng cường hợp tác lao động. Hiện có khoảng 7.000 lao động Việt Nam đang làm việc tại Arập Xêút.
Tại diễn đàn, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết đã chứng kiến lễ ký thỏa thuận hợp tác giữa Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam và Hội đồng các Phòng Thương mại Arập Xêút.
Chiều cùng ngày, tại Nhà khách Hoàng gia mang tên Quốc vương Saud, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết đã tiếp Hoàng tử Saud Bin Thuyan Al-Saud - Chủ tịch Tập đoàn công nghiệp cơ sở Saudi (SABIC); Tiến sĩ Osama Kurdi - Chủ tịch Tập đoàn Đầu tư Nông nghiệp ra nước ngoài; Tiến sĩ Abdul Rahman Al-Zamil - Chủ tịch Tập đoàn Zamil.
Lãnh đạo các tập đoàn của Arập Xêút bày tỏ quan tâm đầu tư tại Việt Nam, khẳng định coi Việt Nam là thị trường quan trọng, có tính chiến lược; đánh giá cao Việt Nam có môi trường đầu tư thông thoáng, hấp dẫn. Doanh nghiệp Arập Xêút mong muốn hợp tác với Việt Nam trong các lĩnh vực dầu khí, nông nghiệp, thiết bị y tế, hàng gia dụng, lao động...
Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết vui mừng nhận thấy trong thời gian qua, quan hệ Việt Nam-Arập Xêút đã có những bước phát triển tích cực; hoan nghênh các doanh nghiệp Arập Xêút không chỉ quan tâm đầu tư mà còn mở rộng sản xuất tại Việt Nam, thể hiện sự tín nhiệm của cộng đồng quốc tế đối với Việt Nam.
Theo chương trình, rạng sáng 11/4 theo giờ Hà Nội, lễ đón chính thức Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết sang thăm cấp Nhà nước Vương quốc Arập Xêút được tổ chức trọng thể tại Hoàng cung ở thủ đô Riyadh./.
Đây là chuyến thăm đầu tiên của người đứng đầu Nhà nước Việt Nam tới Arập Xêút và cũng là chuyến thăm cấp cao đầu tiên giữa hai bên kể từ khi Việt Nam và Arập Xêút thiết lập quan hệ ngoại giao ngày 21/10/1999.
Chiều 10/4 theo giờ địa phương, tới dự và phát biểu khai mạc Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam-Arập Xêút được tổ chức tại trụ sở Hội đồng các Phòng Thương mại Arập Xêút ở thủ đô Riyadh, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết khẳng định Nhà nước Việt Nam tạo mọi thuận lợi để giới doanh nhân hai nước mở rộng hợp tác, thúc đẩy giao lưu thương mại và đầu tư.
Arập Xêút là đất nước có nền kinh tế mạnh, có vai trò và vị thế lớn không chỉ ở vùng Vịnh, mà trên toàn thế giới. Việt Nam mong muốn đẩy mạnh hợp tác giữa hai nước, nhất là trong các lĩnh vực dầu khí, nông nghiệp, cơ sở hạ tầng, tài chính, giao thông vận tải...
Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết cũng nêu rõ thực tế hợp tác kinh tế, thương mại và đầu tư giữa Việt Nam và Arập Xêút đã có bước phát triển, nhưng vẫn còn khiêm tốn so với tiềm năng của mỗi nước. Chính vì vậy, việc tìm hiểu cơ hội đầu tư, tăng cường hợp tác kinh tế, thương mại là một yêu cầu chính trong chuyến thăm.
Việt Nam và Arập Xêút đã ký Hiệp định khung hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư và kỹ thuật, tạo cơ sở pháp lý cho việc mở rộng buôn bán, đầu tư. Năm 2009, dù bị tác động của khủng hoảng kinh tế-tài chính thế giới, kim ngạch thương mại hai chiều vẫn đạt hơn 460 triệu USD.
Việt Nam xuất khẩu sang Arập Xêút chủ yếu là hàng dệt may, thủy sản, máy vi tính, linh kiện điện tử, sản phẩm gỗ, sắt thép; nhập khẩu từ Arập Xêút các sản phẩm dầu mỏ, hóa chất, khí hóa lỏng.
Về đầu tư, hai tập đoàn lớn của Arập Xêút đã tìm đến Việt Nam trong lĩnh vực thép tiền chế, bất động sản và kinh doanh khách sạn. Gần đây hai nước đã tăng cường hợp tác lao động. Hiện có khoảng 7.000 lao động Việt Nam đang làm việc tại Arập Xêút.
Tại diễn đàn, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết đã chứng kiến lễ ký thỏa thuận hợp tác giữa Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam và Hội đồng các Phòng Thương mại Arập Xêút.
Chiều cùng ngày, tại Nhà khách Hoàng gia mang tên Quốc vương Saud, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết đã tiếp Hoàng tử Saud Bin Thuyan Al-Saud - Chủ tịch Tập đoàn công nghiệp cơ sở Saudi (SABIC); Tiến sĩ Osama Kurdi - Chủ tịch Tập đoàn Đầu tư Nông nghiệp ra nước ngoài; Tiến sĩ Abdul Rahman Al-Zamil - Chủ tịch Tập đoàn Zamil.
Lãnh đạo các tập đoàn của Arập Xêút bày tỏ quan tâm đầu tư tại Việt Nam, khẳng định coi Việt Nam là thị trường quan trọng, có tính chiến lược; đánh giá cao Việt Nam có môi trường đầu tư thông thoáng, hấp dẫn. Doanh nghiệp Arập Xêút mong muốn hợp tác với Việt Nam trong các lĩnh vực dầu khí, nông nghiệp, thiết bị y tế, hàng gia dụng, lao động...
Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết vui mừng nhận thấy trong thời gian qua, quan hệ Việt Nam-Arập Xêút đã có những bước phát triển tích cực; hoan nghênh các doanh nghiệp Arập Xêút không chỉ quan tâm đầu tư mà còn mở rộng sản xuất tại Việt Nam, thể hiện sự tín nhiệm của cộng đồng quốc tế đối với Việt Nam.
Theo chương trình, rạng sáng 11/4 theo giờ Hà Nội, lễ đón chính thức Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết sang thăm cấp Nhà nước Vương quốc Arập Xêút được tổ chức trọng thể tại Hoàng cung ở thủ đô Riyadh./.
Dương Đức Dũng (Vietnam+)